Người mắc bệnh tiểu đường có thể đối mặt với 5 biến chứng rất đáng sợ, cần làm ngay 4 việc để có thể phòng tránh kịp thời
Bác sĩ Li đã chỉ ra 5 biến chứng nguy hiểm mà người tiểu đường có thể mắc, đồng thời tiết lộ 4 thói quen tốt mà bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện.
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mãn tính, cơ thể không tự sản sinh insulin hoặc insulin tiết ra không đủ để hấp thu glucose trong máu dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), bệnh tiểu đường không đơn thuần chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không kiểm soát đúng cách.
5 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
1. Bệnh về mắt
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi của mắt. Bởi khi lượng đường trong máu luôn cao, nó có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt của bạn, từ đó tăng sinh dẫn đến sẹo hoặc gây ra các áp suất cao khiến võng mạc bị tổn thương, gây đục thủy tinh thể. Nếu không kịp thời cải thiện, lâu dài có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp, thậm chí mùa lòa, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người bệnh.
2. Bệnh tim mạch
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường gặp biến chứng cao huyết áp, mỡ máu cao. Nếu không chú ý thay đổi chế độ ăn uống dễ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não.
3. Bệnh thận
Bệnh thận cũng là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường. Bởi khi mắc bệnh, khả năng truyền tín hiệu thần kinh từ bàng quang đến não gặp trục trặc, không nhận thấy bàng quang đã ứ đọng nước tiểu. Lâu ngày tình trạng này sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương thận và dẫn tới suy thận.

4. Loét chân
Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, đường trong máu cao chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể, đặc biệt là phần chân.
Người tiểu đường nên chú ý vệ sinh phân thường xuyên, nhớ lau kỹ các kẽ chân để tránh vi khuẩn sinh sôi và nhiễm trùng.

5. Bệnh thần kinh
Bệnh thần kinh cũng là một trong số những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân tiểu đường sẽ phải đối mặt. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi... Chính vì thế chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường huyết ở mức bình thường, điều này sẽ giúp cơ thể chúng ta giảm thiểu rất nhiều hậu quả nghiêm trọng với cơ thể.
4 thói quen cần thực hiện để kiểm soát bệnh tiểu đường
1. Kiểm soát chế độ ăn uống của bạn
Việc kiểm soát khẩu phần ăn không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn đường hay chất béo để dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng. Điều quan trọng là không nên ăn quá no và quá nhiều, chỉ nên ăn no khoảng 80%, thực phẩm nên tăng cường là ngũ cốc nguyên hạt, rau, hoa quả...
Chú ý không nên nạp quá nhiều đường, thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ,… Những thứ này không chỉ khiến người bệnh béo lên mà còn khiến lượng đường trong máu cao hơn.
2. Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục có nhiều lợi ích, nếu bạn kiên quyết tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày không chỉ tiêu hao nhiều calo mà còn giúp hạ đường huyết, nhưng hãy nhớ tập thể dục vừa phải và chọn bài tập phù hợp với bản thân.
3. Không thức đêm
Thức khuya thường xuyên không chỉ khiến sức đề kháng giảm sút mà còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, dẫn đến giảm tiết insulin và dễ gây ra các biến chứng. Do đó, hãy ngủ càng sớm càng tốt, đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 8 tiếng.

4. Đo lượng đường trong máu thường xuyên
Bệnh nhân tiểu đường nên có thói quen đo đường huyết thường xuyên để tránh tình trạng đường huyết không ổn định, khi thấy đường huyết thấp hoặc cao thì sẽ phải can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng.
Đậu Đậu

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 36 phút trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 3 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 14 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 17 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 18 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 23 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.