Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mẹ nghèo bỏ xứ lên thành phố 10 năm cõng con đi học

Thứ bảy, 14:00 06/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Trong căn phòng trọ chật chội ấy, tôi đã thấy những giọt nước mắt của người đàn bà nghèo khổ và cậu sinh viên tật nguyền lặng lẽ rơi.

Người mẹ nghèo bỏ xứ lên thành phố 10 năm cõng con đi học 1

Chị Do cõng con lên giảng đường tại ĐH KHTN TP.HCM.

 
Người mẹ ấy đã khóc khi 10 năm qua, bà chấp nhận hi sinh thầm lặng, chấp nhận xa chồng con, bỏ quê lên phố để cõng con đến giảng đường đại học. Hình ảnh Tú vượt qua số phận tật nguyền, ngồi trên lưng mẹ…để đến lớp đã khiến không ít người phải động lòng thương xót.
 
Một mình lên thành phố nuôi con

Thành tích đáng nể của chàng sinh viên tật nguyền

Mặc dù toàn thân bị bại liệt nhưng Nguyễn Chung Tú đã đạt được những thành tích khó tin trong những năm học tập của mình. Ngoài thành tích là học sinh giỏi, em còn đạt được một số giải thưởng khác: Giải khuyến khích giải toán trên máy tính casio năm 2006-2007 do tỉnh Tiền Giang tổ chức. Giải nhất cuộc thi “Nét bút tri ân” năm 2011. Giải nhì cuộc thi “Góc nhìn sinh viên” 2012, do trường ĐH KHTN tổ chức.

Giữa căn phòng chật hẹp mà hai mẹ con thuê tá túc nằm sâu trong một con hẻm tại Q7,TP.HCM, tôi bắt gặp hình ảnh người mẹ già đang tận tình chăm sóc cho đứa con trai bại liệt. Người mẹ ấy là Chung Thị Do, quê Tiền Giang. Chị bảo, từ khi đứa con trai lên đây học, chưa bao giờ bản thân dám rời xa con trai nửa bước. Nguyễn Chung Tú (21 tuổi), hiện là sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Tự nhiên TP.HCM. Bao năm qua, Tú như một đứa trẻ thơ, ngồi co ro và sống khép mình bởi một căn bệnh lạ. May mắn cho cậu sinh viên nghèo là mỗi lúc khó khăn nhất, người mẹ luôn bên cạnh chăm sóc, nâng đỡ. Chị Do bảo, Tú bị mất sức lao động đến 85%, trở nên yếu ớt và không thể tự mình vận động được. Mỗi lúc muốn nằm xuống hay di chuyển, Tú đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của mẹ. “Những lúc thấy Tú bị cơn đau nhức hoành hành, lòng tôi lại đau như cắt. Sống nơi đất khách quê người, lại chỉ có hai mẹ con, nên tôi rất lo sợ những cơn đau đột ngột của con trai mình. Bởi vậy mà lúc nào, tôi cũng không dám xa nó nửa bước”, chị Do bày tỏ.

Kể về những nỗi bất hạnh trong cuộc đời của mình, chị Do ngậm ngùi: “Năm hai mươi tuổi, tôi lập gia đình, một năm sau thì sinh được đứa con trai đầu lòng. Khi sinh Tú, hai vợ chồng tôi hết sức vui mừng vì có được đứa con trai dễ thương và kháu khỉnh. Thế nhưng, hạnh phúc ấy không được bao lâu thì những lo lắng đã ập tới khi phát hiện đứa con trai phát triển không bình thường. Tuy bề ngoài Tú rất khôi ngô, nhưng đôi chân của nó lại phát triển rất chậm, điều ấy khiến Tú không thể đi đứng được. Ban đầu, tôi cũng không hiểu vì sao như vậy, rồi hai vợ chồng đem con đi khám, rồi chạy chữa khắp nơi mà vẫn không tìm ra được nguyên nhân của căn bệnh quái ác. Thấy con đau đớn, hai vợ chồng tôi không thể dằn lòng được nên đã vay mượn để chạy chữa. Rồi Tú được một bác sĩ nước ngoài khám và cho biết là bị nhược cơ bẩm sinh, rất khó để chữa trị…”.

Biết được bệnh của con hai vợ chồng càng thêm sầu não. Gia đình không từ bỏ, tiếp tục chạy vạy khắp nơi để tìm thuốc chữa trị nhưng căn bệnh quái ác kia ngày càng cho con trai tôi bị bại liệt hoàn toàn… Không còn cách nào khác, chúng tôi đành lòng đem con về nhà chăm sóc…Sau đó, Tú thường xuyên bị những cơn co giật, đôi chân teo lại, các bộ phận khác trên cơ thể của Tú đều phát triển bình thường nhưng do không di chuyển được nên toàn thân trở nên gầy yếu và mất hết khả năng vận động. Để con trai mình bớt mặc cảm, hai vợ chồng tôi vẫn đăng ký cho Tú được đến trường như bao đứa trẻ khác. May mắn thay, con trai tôi học rất nhanh và không hề thua kém những đứa trẻ bình thường. Một chút hy vọng lóe lên, hai vợ chồng tôi đã cố gắng tìm mọi cách để cho nó có thể đến trường với mong muốn nó tìm được niềm vui mà sống có ý nghĩa hơn…”.
 
Người mẹ nghèo bỏ xứ lên thành phố 10 năm cõng con đi học 2

Cõng con qua mọi bão giông cuộc đời

Sinh được đứa con trai đầu lòng nhưng lại mang trong mình căn bệnh quái ác, bởi vậy mà hai vợ chồng chị Do vẫn ao ước có một đứa con khác lành lặn hơn. Mười năm sau khi sinh Tú, chị Do sinh thêm đứa con thứ hai. Nhưng chị không thể ngờ rằng, đứa bé này cũng mắc chứng bệnh như anh và cũng không thể đi đứng được. “Khi sinh đứa thứ hai, hai vợ chồng ngày đêm đều nguyện cầu cho nó không mắc phải căn bệnh quái ác kia… vậy mà nó cũng không thoát khỏi định mệnh của số phận, đôi chân không thể phát triển bình thường. Hơn thế nữa, lại còn bị căn bệnh suyễn dày vò từng ngày khiến sức khỏe ngày một thêm suy sụp, tôi thật sự xót xa cho những đứa con của mình”, chị Do nghẹn ngào tâm sự. Kể từ khi hy vọng về một đứa con hoàn toàn khỏe mạnh đã hoàn toàn tan biến thì vợ chồng chị Do trở nên lo lắng cho sức khỏe của hai đứa con trai.

Thấy bố mẹ buồn tủi, đau khổ, nhìn đứa em của mình cùng chung cảnh ngộ, Tú càng lao vào học nhiều hơn và đều đạt kết quả rất tốt. Suốt 12 năm học, Tú đều là học sinh giỏi của trường. Khi đăng ký dự thi vào đại học, Tú đã đậu vào hai trường đại học danh tiếng tại TP.HCM và em quyết định chọn học ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tuy nhiên, việc Tú đậu đại học lại là điều làm hai vợ chồng chị Do hết sức lo lắng, bởi Tú không thể vận động hay đi lại được. Nhiều ngày đắn đo, hai vợ chồng chị Do đành phải quyết định tạm rời xa nhau để cho con mình được đến trường. Chị Do thì cùng Tú lên TP.HCM thuê nhà ở để tiện chăm sóc và đưa con đến lớp. Còn anh Tâm (chồng chị Do) thì ở lại dưới Tiền Giang để chăm sóc cho đứa con trai thứ 2 (năm nay học lớp 6). Hằng ngày, anh Tâm làm thợ cắt tóc gần nhà để tiện chăm sóc và đưa đón con đi học.

Từ khi lên TP.HCM, hai mẹ con Tú đã phải chật vật với cuộc sống nơi đất khách quê người. “Từ khi đi cùng nó lên đây, cuộc sống trở nên khốn khó vô cùng. Tú thường xuyên bị bệnh tật hành hạ nên vừa phải đưa nó đi học vừa phải đưa nó đi khám bệnh. May mà hai năm đầu lịch học của Tú cố định nên thời gian rảnh, tôi đi phụ rửa chén cho những quán ăn để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Buổi tối, tôi lấy hộp quà về nhà dán kiếm thêm thu nhập để đóng tiền học phí cho em nó. Cũng may, có người thấy hai mẹ con tội nghiệp đã cho ở nhờ một căn nhà lá phía ngoại ô nên cũng tiết kiệm được một khoản chi phí tiền nhà”, chị Do tâm sự.

Người mẹ nghèo bỏ xứ lên thành phố 10 năm cõng con đi học 3
Người mẹ cõng con đi học suốt hơn chục năm qua khiến nhiều người phải chạnh lòng xót thương.

Chị kể tiếp, học xong hai năm đại cương ở Thủ Đức thì Tú chuyển vào quận 5 để học chuyên ngành. Việc thay đổi chỗ học cũng làm cho hai mẹ con phải chật vật lo lắng hơn rất nhiều. Tú thì toàn thân dường như không thể vận động được, nhất cử nhất động đều phải nhờ mẹ giúp nên để kiếm một công việc phù hợp rất khó khăn. Cũng bởi từ khi vào học chuyên ngành, giờ học của Tú lại thay đổi liên tục, cứ mỗi lần Tú hết giờ học, chị lại phải lên tận lớp cõng Tú qua lớp học mới để học tiếp. Phải đi theo con từng giờ học như thế nên thời gian đi làm là không thể. Vì vậy, chị Do nhận len về đan tay để kiếm tiền chi trải cuộc sống. Mặc dù đan suốt hai ngày trời chỉ được mấy chục ngàn nhưng đó là công việc duy nhất mà chị có thể vừa đưa Tú đến lớp mà vừa có thể làm việc.

Chia sẻ về nỗi niềm và ước mơ của mình Tú nghẹn ngào: “Lúc đầu khi mới vào giảng đường đại học, em cũng bị mặc cảm bởi chính cơ thể tật nguyền của mình. Thế nhưng, thông qua chương trình Sống Tự Lập của trường em đã có cái nhìn mới mẻ hơn từ đó em đã nghĩ khác để vượt qua được sự mặc cảm ấy. Rồi em trưởng thành hơn, em đã cố gắng học tập và đạt được những thành tích nhất định. Hơn nữa, em còn là người khởi xướng thành lập CLB Niềm Tin tại trường của mình để chia sẻ và giúp đỡ những bạn sinh viên tật nguyền khác. Ước mơ sau này của em là lúc ra trường sẽ có một số vốn mở một Trung tâm vi tính để giúp đỡ những trẻ em nghèo, tật nguyền, có hoàn cảnh khó khăn…

Mai Phong

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top