Người phụ nữ 30 tuổi bị loét hoàn toàn thực quản vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải khi uống thuốc
GĐXH - Nguyên nhân khiến cô gái bị viêm loét hoàn toàn thực quản là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm và loét thực quản.
Một phụ nữ 30 tuổi ở miền bắc Trung Quốc đã đến bệnh viện khám vì triệu chứng khó nuốt. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành nội soi thực quản và phát hiện "một vết loét lớn" ở giữa và dưới thực quản.
Sau khi hỏi kỹ tiền sử bệnh, được biết gần đây cô đã dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ cho biết đây là trường hợp điển hình của người bị "viêm thực quản do thuốc".
Bác sĩ Zhang Jing - chuyên khoa tiêu hóa và gan mật, chỉ ra nguyên nhân chính gây bỏng thực quản là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm thực quản, thậm chí loét thực quản. Nguyên nhân thường là do không uống đủ nước khi uống thuốc, hoặc nằm xuống ngay sau khi dùng thuốc. Điều này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi.
Sau khi nội soi dạ dày, ngoài việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân, ông còn hướng dẫn cô những điều cần chú ý trong chế độ ăn uống để giảm tổn thương thứ phát do loét thực quản.

Hình ảnh nội soi cho thấy một vết loét lớn ở giữa và dưới thực quản.
Loét thực quản nguy hiểm thế nào?
Loét thực quản là một dạng viêm loét xảy ra tại thực quản, các tổn thương thường xuất hiện ở trên lớp niêm mạc ở phần dưới của thực quản, là nơi gặp nhau giữa thực quản và dạ dày khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu, đau đớn.
Các triệu chứng người bệnh có thể gặp phải khi loét thực quản như: Khó nuốt hoặc đau khi nuốt, đau phía sau của xương ức,ợ nóng, đau tức ngực, nôn ra máu,...
Loét thực quản khi không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí có thể dẫn đến phát triển thành ung thư thực quản đe dọa đến tính mạnh của bệnh nhân.
Dấu hiệu loét thực quản do uống thuốc
Triệu chứng hay gặp nhất của viêm loét thực quản do thuốc thường xảy ra sau khi uống thuốc từ 24 đến 48 giờ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau sau xương ức và có thể lan ra sau lưng, đau tăng lên khi bệnh nhân ăn uống hoặc hít sâu, đôi khi có thể kèm theo nuốt đau, nuốt khó,...
Tuy nhiên, có một số trường hợp chỉ biểu hiện bằng nóng rát sau xương ức và đau vùng bụng trên rốn, tương tự với dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và bệnhviêm thực quản trào ngược. Có những bệnh nhân lại bị đau vùng sau xương ức kèm đau vùng bụng trên, ợ chua, ợ nóng lên cổ nên dễ bị lầm tưởng là bệnh đau dạ dày.

Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây loét thực quản do dùng thuốc
Nguyên nhân thường gặp nhất của chứng viêm loét thực quản do dùng thuốc là do người bệnh đã sử dụng thuốc không đúng cách:
- Nhiều bệnh nhân đã dùng thuốc với lượng nước quá ít, thậm chí có những người uống thuốc không cần nước.
- Uống thuốc khi đang ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi, uống thuốc xong rồi đi nằm ngay.
Cách phòng tránh viêm loét thực quản do dùng thuốc
Đối với viêm loét thực quản do dùng thuốc, các biện pháp điều trị viêm loét thực quản chủ yếu là tạm ngừng sử dụng các thuốc có nghi ngờ gây ra loét thực quản, đồng thời điều trị hỗ trợ bằng các thuốc bù nước điện giải, chống trào ngược acid dạ dày và giảm triệu chứng đau tại chỗ bằng thuốc Sucralfate hoặc thuốc tê Lidocain dạng gel.
- Nên uống thuốc cùng với ít nhất là 150 ml nước, tốt nhất là 250 ml. Dùng thuốc ở tư thế đứng hoặc đang ngồi thẳng, tránh nằm ngay sau khi uống thuốc (thời gian ít nhất là 30 phút).
- Trong thời gian người bệnh đang bị loét thực quản, nên sử dụng thức ăn mềm, nguội (súp xay, sữa, cháo), uống nhiều nước ấm.
Phần lớn các tổn thương loét thực quản sẽ hồi phục sau 2 đến 4 tuần điều trị.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.