Người phụ nữ bị suy đa tạng sau khi ăn một loại gạo, bác sĩ cảnh báo nếu không muốn chết sớm thì bỏ ngay 3 loại thực phẩm này
Nấm mốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Người phụ nữ 28 tuổi bị suy đa tạng cũng vì ăn 1 loại thực phẩm bị mốc.
Tiểu Ngô, 28 tuổi ở Vân Nam, Trung Quốc, là một bà nội trợ toàn thời gian, thường ngày cô ấy rất tiết kiệm, bởi vì trong nhà chỉ có một mình chồng cô ấy kiếm tiền, nhưng chi tiêu trong gia đình rất lớn, vì vậy Tiểu Ngô chỉ có thể ăn uống thanh đạm.
Mấy ngày trước, Tiểu Ngô mặc dù thấy gạo ở nhà có chút mốc nhưng cô tiếc không muốn vứt bỏ, cô thầm nghĩ: Vứt phần bị mốc đi, phần còn lại sẽ rửa sạch, chắc sẽ không có vấn đề gì lớn. Bằng cách này, Tiểu Ngô đã ăn gạo mốc trong vài ngày.
Không ngờ đêm qua, Tiểu Ngô ngất xỉu tại nhà và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện thuộc Đại học Vân Nam. Bác sĩ cấp cứu Hồ Nhuệ cho biết: Các chỉ số xét nghiệm của Tiểu Ngô là triệu chứng của bệnh suy đa tạng. Chỉ số men gan của người bình thường thường không vượt quá 40 hoặc 50, nhưng chỉ số của cô đã vượt quá 1.000.
Bác sĩ cho biết: Nguyên nhân khiến Tiểu Ngô gặp phải tình trạng này là ngộ độc do thực phẩm nhiễm khuẩn và "thủ phạm chính" có thể là độc tố aflatoxin trong gạo mốc.
Không thể coi thường độc tính của aflatoxin
Aflatoxin là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất được tìm thấy cho đến nay, và thậm chí WHO từ lâu đã liệt kê nó là chất gây ung thư cấp độ một.
Aflatoxin độc hại như thế nào?
Chúng ta hãy xem xét tiêu chuẩn hàm lượng của aflatoxin:
30-50μg/kg là độc tính thấp, 50-100μg/kg là độc, 100-1000μg/kg là độc tính cao, và trên 1000μg/kg là cực độc. Độc tính của nó gấp 10 lần kali xyanua và 68 lần so với asen.
Nếu ăn phải 1mg/kg aflatoxin là cực độc và rất dễ gây ung thư, hàm lượng này chỉ tương đương với aflatoxin cỡ hạt vừng trong một tấn thực phẩm.
Độc tính của aflatoxin thậm chí còn mạnh hơn so với một số thuốc trừ sâu. Khi ăn với số lượng lớn, nó có thể gây nhiếm độc cấp tính, viêm gan cấp tính, hoại tử xuất huyết, và ống hyperplasia mật.
Aflatoxin cũng có thể gây ra nhiều loại ung thư, chẳng hạn như ung thư xương, ung thư trực tràng,…
Có thể ăn thực phẩm sau khi loại bỏ phần bị mốc không?
Câu trả lời tất nhiên là không, phần nấm mốc mà chúng ta nhìn thấy thực chất là phần mà sợi nấm phát triển và có rất nhiều nấm mốc mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
Ngoài ra, các độc tố tế bào sinh ra từ nấm mốc sẽ phát tán trong thực phẩm. Mức độ lây lan liên quan nhiều đến kết cấu, độ ẩm và mức độ nghiêm trọng của nấm mốc. Chúng ta không thể ước tính được vị trí sẽ lây lan. Do đó, khi phát hiện thấy nấm mốc trong thực phẩm, bạn nên loại bỏ ngay.
Không được ăn những thực phẩm bị mốc này
1. Đậu phộng và các loại hạt bị mốc
Đậu phộng, ngô, các loại hạt và các loại thực phẩm khác sẽ tạo ra Aspergillus flavus khi chúng bị mốc và độc tố aflatoxin do Aspergillus flavus tạo ra là một chất gây ung thư rất mạnh. Một khi lạc và các loại hạt bị mốc, chúng phải được loại bỏ ngay lập tức.
2. Trái cây mốc
Sau khi quả bị mốc cần phải bỏ ngay, như đã nói ở trên, một số bộ phận mà chúng ta không nhìn thấy cũng có thể bị mốc. Sở dĩ không nhìn thấy vết mốc là do sợi nấm chưa phát triển và hình thành, nhưng độc tính của nó là có thật.
3. Mía mốc
Mía bị mốc sẽ sinh ra độc tố thần kinh, sau khi ăn sẽ xảy ra ngộ độc axit propionic, tác động chủ yếu đến hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa, gây tổn thương thần kinh. Con người sẽ bị ngộ độc sau khi ăn và thường sẽ phát bệnh sau 2 đến 8 giờ.
Cách xử lý và phòng tránh ngộ độc do nấm mốc
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, việc đầu tiên bạn cần làm là ngưng sử dụng thức ăn đó. Giữ lại thức ăn thừa, chất nôn, nước tiểu... để xét nghiệm và cấp cứu kịp thời.
Có thể xử trí cấp cứu tại nhà bằng cách cho người bị ngộ độc nôn hết các thức ăn đã ăn. Điều này sẽ hạn chế phần nào sự hấp thu chất độc ở ruột. Đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương quá nặng.
Có thể cho người bệnh nôn bằng cách móc họng. Sau đó đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện ngay lập tức để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, bạn cần bảo quản đồ ăn đúng cách. Để thực phẩm khô ở nơi thoáng mát. Cân nhắc việc bảo quản thực phẩm ở ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh tùy loại.
Khi phát hiện màu sắc, hình dáng, mùi vị của thực phẩm bị biến đổi. Nó có sự khác biệt so với đặc trưng của món ăn, hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì cần loại bỏ. Việc rửa, chế biến lại các loại thực phẩm đã bị nấm mốc hoàn toàn không khả thi. Bởi độc tốc của nấm mốc trong thức ăn không bị phân hủy hoàn toàn bởi nhiệt độ hoặc nước.
Theo Tri thức trẻ
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 12 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 13 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 14 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.