Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư 'trào lưu' lọc máu ngừa đột quỵ, tim mạch, bác sĩ chỉ rõ những nguy hiểm tiềm ẩn

Thứ sáu, 18:59 14/03/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Không có cơ sở khoa học nào cho thấy lọc máu có thể phòng ngừa đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo đây là những quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.

Người đàn ông 44 tuổi ở Tuyên Quang phải lọc máu trong đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phảiNgười đàn ông 44 tuổi ở Tuyên Quang phải lọc máu trong đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Người đàn ông bị viêm tụy cấp có tiền sử uống rượu, viêm tụy cấp do tăng triglycerides 3 lần, trước đó được bác sĩ kê đơn thuốc hạ mỡ máu nhưng đã bỏ thuốc, không uống.

Tiếp những thông tin cảnh báo về "trào lưu" lọc máu phòng ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim..., Gia đình và Xã hội tiếp tục đưa cảnh báo của các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về trào lưu này. Theo đó, các bác sĩ nhấn mạnh, đây là những quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Việc tự ý thực hiện lọc máu khi không có chỉ định y khoa có thể khiến người dân rơi vào tình trạng "tiền mất, tật mang".

Thực hư 'trào lưu' lọc máu ngừa đột quỵ, tim mạch, bác sĩ chỉ rõ những nguy hiểm tiềm ẩn - Ảnh 2.

Hình ảnh người bệnh nặng được lọc máu khi cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC

Lọc máu không có tác dụng phòng ngừa đột quỵ, tim mạch…

BSCKII Nguyễn Đình Việt – Trưởng Khoa Nội tim mạch và Cấp cứu tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ khẳng định: Không có cơ sở khoa học nào cho thấy lọc máu có thể phòng ngừa đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Các bệnh lý tim mạch và đột quỵ chủ yếu xuất phát từ các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá và lối sống thiếu khoa học. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người dân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thường xuyên tập thể dục và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ Việt cũng cảnh báo rằng, một số cơ sở không có chuyên môn đã quảng cáo sai sự thật về lợi ích của lọc máu trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Điều này có thể gây hiểu nhầm nghiêm trọng và khiến người dân bỏ qua những biện pháp phòng bệnh khoa học, đồng thời có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu thực hiện lọc máu không cần thiết.

Lọc máu tiềm ẩn nguy cơ gì?

Theo BSCKII Thiều Thị Thanh Thủy – Giám đốc Trung tâm Thận – Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, lọc máu là phương pháp điều trị dành cho người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối, khi thận không còn chức năng lọc máu, hấp thụ lại và bài tiết để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lọc máu còn được chỉ định trong trong các trường hợp người bệnh bị suy thận cấp, suy gan, suy tim nặng, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp, suy đa tạng,…

Lọc máu là phương pháp điều trị xâm lấn, là quá trình loại bỏ các chất cặn, chất độc hại và chất thải khỏi máu. Khi điều trị bằng phương pháp này có thể gặp một số biến chứng như: Hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chuột rút, đau ngực, đau thắt lưng, ngứa, sốt, nhiễm trùng… 

Một số biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng như: Hội chứng mất cân bằng, phản ứng với màng lọc, rối loạn nhịp tim, chảy máu nội sọ, co giật, tan máu, thuyên tắc khí… Vì vậy, việc tự ý lọc máu mà không có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là khi thực hiện tại các cơ sở không đảm bảo có thể gây ra những hậu quả khó lường, nhẹ là "Tiền mất tật mang", nặng hơn nếu gặp biến chứng và không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong – BSCKII. Thiều Thị Thanh Thủy nhấn mạnh.

Thực hư 'trào lưu' lọc máu ngừa đột quỵ, tim mạch, bác sĩ chỉ rõ những nguy hiểm tiềm ẩn - Ảnh 3.

Lọc máu là phương pháp điều trị dành cho người bệnh suy thận mạn tính. Ảnh: BVCC

Những điều cần biết khi lọc máu

Lọc máu là kỹ thuật cao, phải được thực hiện ở các đơn vị chuyên môn, có cơ sở vật chất đảm bảo, trang thiết bị chuyên dụng. Quy trình lọc máu đòi hỏi bác sĩ phải theo dõi sát sao, đảm bảo môi trường vô khuẩn vì đây là một quy trình khép kín: máu được lấy từ cơ thể để lọc chất độc, sau đó lại được đưa trở lại vào cơ thể.

Do đó, đơn vị lọc máu ở các bệnh viện đều thuộc khoa chăm sóc đặc biệt hoặc trung tâm lọc máu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của kỹ thuật này. Bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về lọc máu ngoài cơ thể, hồi sức cấp cứu để hạn chế các biến chứng như nhiễm trùng, tai biến, co giật, rối loạn điện giải gây yếu liệt cơ…

Theo các chuyên gia, lọc máu sai chỉ định, thực hiện ở cơ sở không an toàn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo viêm gan B, C…, phản ứng với thành phần của dịch lọc, màng lọc hoặc các chế phẩm của máu sau khi đưa vào cơ thể, dẫn tới sốc phản vệ, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.

Trước thực trạng trào lưu nguy hiểm này, các chuyên gia khuyến cáo người dân không tự ý thực hiện lọc máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp, đường huyết và cholesterol. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn.

Người phụ nữ 28 tuổi mất con vì suy thận, hồi sinh nhờ quả thận của bốNgười phụ nữ 28 tuổi mất con vì suy thận, hồi sinh nhờ quả thận của bố

GĐXH - Xót xa trước nỗi đau của con gái mang bầu bị mất con ở tuần 24 vì suy thận, ông N.V.C, bố đẻ chị G đã quyết định tặng một quả thận để cứu con.

Người đàn ông 51 tuổi ở Phú Thọ nhận tin vui, thoát di chứng đột quỵ và liệt nửa người nhờ được làm điều nàyNgười đàn ông 51 tuổi ở Phú Thọ nhận tin vui, thoát di chứng đột quỵ và liệt nửa người nhờ được làm điều này

GĐXH - Bệnh nhân 51 tuổi hết liệt nửa người do đột quỵ nhờ được can thiệp mạch máu não kịp thời.

Không chỉ muối, đây là nhóm thực phẩm người bệnh thận nên kiêng để kéo dài tuổi thọKhông chỉ muối, đây là nhóm thực phẩm người bệnh thận nên kiêng để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh thận cần lựa chọn thực phẩm lành mạnh và kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 phút trước

GĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Khoảng 4-5 tháng gần đây, chị H có sử dụng một số loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, sau đó nhận thấy bụng to nhanh bất thường, đau tức bụng dưới, sờ thấy khối cứng chắc.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Tuy nhiên, đối với một số người, nỗi "ám ảnh" lớn nhất của họ chính là cảnh say xe.

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông mắc bệnh gút thừa nhận: "Tôi uống rất nhiều loại thuốc chữa gút, từ thuốc nam gia truyền đến thuốc xách tay…". Chỉ trong 1 năm, cân nặng của anh từ 90 kg tăng lên 110 kg.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội. Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua của căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối

Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Hầu hết chúng ta đều đã nghe lời khuyên giảm muối khi bị tăng huyết áp. Nhưng bạn có biết giải pháp hạ huyết áp không chỉ là ăn ít natri mà còn là ăn nhiều kali hơn.

Top