Người thầy đặc biệt kể chuyện dạy những học trò hư làm lại cuộc đời
Bằng tâm huyết, trách nhiệm, những giáo viên Công an Nhân dân giúp nhiều trẻ vị thành niên từng vi phạm pháp luật thay đổi nhận thức, trở thành công dân lương thiện.
Chiều 14/11, tại Hà Nội diễn ra buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Bộ GD&ĐT với các nhà giáo tiêu biểu - những gương mặt xuất sắc được vinh danh trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" và giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" năm 2024.
Tại cuộc gặp, nhiều nhà giáo bày tỏ tâm tư, nguyện vọng đối với lãnh đạo Bộ, xuất phát từ thực tế dạy và học tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, các địa bàn khó khăn, các cơ sở giáo dục đặc thù trên cả nước.
Các thầy cô đều đau đáu nỗi niềm, mong mỏi làm được điều gì đó cho học trò của mình, để các em yên tâm học tập, có môi trường giáo dục hạnh phúc, có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu.
Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến (Trường giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường giáo dưỡng, Bộ Công an) bày tỏ xúc động, khi lần đầu tiên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô".
"Chúng tôi là những người thầy, người cô đặc biệt ở các trường giáo dưỡng. Công việc của chúng tôi là quản lý, giáo dục, chăm sóc đối tượng là trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18. Ở độ tuổi còn rất nhỏ như vậy, nhưng các em đã có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội như: giết người, hiếp dâm, trộm cắp, buôn bán và tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý, gây rối trật tự công cộng..." , Thiếu tá Xuyến nói.
Theo thiếu tá Xuyến, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục các em, nhưng họ luôn nỗ lực, cố gắng để giúp các em có những sự thay đổi về nhận thức, tu dưỡng, học tập và rèn luyện sớm trở thành những người công dân lương thiện, hữu ích cho xã hội qua học tập văn hóa, lao động và học nghề.

Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến.
Là một nhà giáo đã có hơn 30 năm đứng trên bục giảng ở một xã đảo đặc biệt khó khăn, thầy Đặng Văn Bửu, giáo viên trường THCS Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre hạnh phúc khi lần đầu tiên được ra thăm Thủ đô, vào Lăng viếng Bác.
Suốt những năm tháng qua, thầy Bửu luôn cập nhật các kiến thức liên môn để truyền đạt và vun đắp thêm niềm đam mê môn Lịch sử cho các thế hệ học trò. Thầy Bửu luôn tự nhủ, đổi mới giáo dục phải từng bước vững chắc, không được chủ quan nóng vội, nếu đốt cháy giai đoạn sẽ trả giá rất đắt, đôi khi là sự thất bại của cả một thế hệ học sinh.
Chia sẻ tại chương trình, cô giáo Quàng Thị Xuân, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) cho biết, trường có 54 lớp phân bố tại 8 điểm trường cách xa nhau, học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến 98,1%, nên cả thầy và trò đều gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, cô mong muốn được lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và xã hội chung tay cùng thầy cô nâng cao chất lượng giáo dục, thông qua việc xây dựng thư viện thân thiện, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy để học sinh thấy hứng thú khi đến lớp.
Còn với cô Bùi Thị Thuý (trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) cô cho rằng một giáo viên dạy học sinh bình thường đã khó, dạy các em học sinh khuyết tật còn khó hơn nhiều.
"Nhưng với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, coi học sinh như những người thân yêu của mình, tôi và các đồng nghiệp đã dạy các em tiếp thu kiến thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp để các em có thể hoà nhập tốt hơn với xã hội, không cảm thấy tự ti, mặc cảm", cô Thuý bày tỏ.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi trao Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho 60 thầy cô giáo tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024.
Lắng nghe những chia sẻ của các thầy cô, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cống hiến của các thầy cô giáo, đồng thời bày tỏ sự ấn tượng với chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" và giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu".
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, hai chương trình không chỉ đúng với nhiệm vụ, trách nhiệm của Trung ương Đoàn mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với lực lượng cán bộ, giáo viên trên tất cả các địa bàn.
"Nhiệm vụ giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều thử thách, thiếu thốn, bất cập, rất cần tới những nhà giáo tiên phong, sẵn sàng xung kích nhận công tác. Lực lượng nhà giáo trẻ với nhiệt huyết, trí tuệ, tinh thần sục sôi đã vượt những cám dỗ đời thường, quyền lợi hạnh phúc riêng tư để đến với những vùng khó khăn, thể hiện sức mạnh truyền thống của nhà giáo cũng như tuổi trẻ" , Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh.
Cũng tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam bày tỏ, “Chia sẻ cùng thầy cô” không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận những đóng góp của những "người lái đò" mà còn tạo nên một làn sóng cảm thông và chia sẻ rộng khắp. Qua đó, những câu chuyện về lòng tận tụy của các thầy cô nơi vùng sâu, vùng xa đã lan tỏa đến mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn.
Về giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, đây không chỉ là sự ghi nhận đối với thành tích cá nhân mà còn khuyến khích tinh thần tiên phong, đổi mới của đội ngũ nhà giáo trẻ trong thời đại mới. Mỗi lần trao giải, niềm tự hào và tinh thần học hỏi không ngừng lại sục sôi trong lòng các nhà giáo trẻ, tạo điều kiện để họ phát triển và đóng góp nhiều hơn cho nền giáo dục nước nhà.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, được tổ chức trong hai ngày 14 và 15/11 tại Hà Nội, với các nội dung chính: Các thầy, cô thăm Lăng Bác, khu di tích Phủ Chủ tịch và tham quan Khu Di tích Văn Miếu, Quốc Tử Giám; tham dự chương trình gặp mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT…
Lễ tuyên dương các giáo viên tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 sẽ diễn ra tại Nhà hát Chèo Việt Nam vào tối 15/11.

Hơn 30 trường tư thục Hà Nội tuyển sinh không dùng kết quả thi lớp 10 công lập
Giáo dục - 22 giờ trướcTối 18/4, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT tư thục và trường THPT công lập tự chủ trên địa bàn thành phố.

Top 10 trường có điểm chuẩn lớp 10 cao nhất TPHCM, học giỏi cũng khó chen chân
Giáo dục - 1 ngày trướcNhiều trường ở TPHCM có điểm chuẩn lớp 10 hàng năm cao vút, thí sinh phải đạt ít nhất 8 điểm mỗi môn mới trúng tuyển. Thực tế, dù học giỏi cũng khó giành suất học vào những trường này.

Tiến sĩ người Việt được chọn làm Đại sứ Đại học Cambridge
Giáo dục - 2 ngày trướcTiến sĩ Nguyễn Quang Minh, Giám đốc giáo dục khối song ngữ của Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) vừa được công nhận là Đại sứ Cambridge.

Học sinh TPHCM đăng ký dự thi lớp 10 từ ngày 2/5
Giáo dục - 2 ngày trướcSở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố thời gian đăng ký nguyện vọng thi lớp 10 năm học 2025-2026. Năm nay, TPHCM tuyển hơn 70.000 học sinh vào lớp 10 công lập.

Tuyển sinh lớp 10 ở Nghệ An: Lo ngại tái diễn ‘cơn sốt’ đổi nguyện vọng sau thi
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Thời điểm này, học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gấp rút ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Một kỳ thi vốn đã nhiều áp lực, nay lại càng thêm căng thẳng bởi những thay đổi đáng kể trong cấu trúc đề và cách thức tổ chức.

Ngày mai (18/4) là hạn cuối đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 công lập Hà Nội 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, ngày 18/4, học sinh sẽ nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT tại các nơi học sinh đang học lớp 9.

Thầy giáo tái hiện cảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập đẹp như tranh 3D
Giáo dục - 2 ngày trướcNhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh ở Nghệ An đã dùng phấn màu tái hiện sinh động khoảnh khắc lịch sử cảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975.

Loạt diễn biến mới vụ giáo viên mầm non đánh bé 22 tháng tuổi
Giáo dục - 3 ngày trướcTrường Mầm non Tư thục Công ty may Đáp Cầu (Bắc Ninh) xác định hành vi của cô giáo là sai quy định và đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên Vũ Minh A để phục vụ quá trình xác minh, xử lý vụ việc.

Danh sách 20 trường quân đội nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ năm 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Năm nay nhiều trường quân đội sẽ tuyển sinh theo ba phương thức, bỏ phương thức xét học bạ so với năm ngoái. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Đăng ký dự thi lớp 10 ở Hà Nội, 6 lưu ý tăng cơ hội đỗ
Giáo dục - 3 ngày trướcNgày 18/4, các trường tại Hà Nội sẽ thu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026, thí sinh cần lưu ý một số điều khi đăng ký nguyện vọng để tăng cơ hội đỗ.

Tuyển sinh lớp 10 ở Nghệ An: Lo ngại tái diễn ‘cơn sốt’ đổi nguyện vọng sau thi
Giáo dụcGĐXH - Thời điểm này, học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gấp rút ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Một kỳ thi vốn đã nhiều áp lực, nay lại càng thêm căng thẳng bởi những thay đổi đáng kể trong cấu trúc đề và cách thức tổ chức.