Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Việt đối mặt nhiều rủi ro về sức khỏe vì... ăn mặn

Thứ ba, 13:59 26/12/2017 | Y tế

GiadinhNet – Năm 2017 cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong, thì tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76% (411.600 ca) - đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam.

Bệnh không lây nhiễm (BKLN) đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam. Cứ 10 người thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm.

Một trong những nguy cơ mắc bệnh có yếu tố từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trong đó ăn quá nhiều muối - các chuyên gia đã đưa ra thông tin tại hội thảo "Tăng cường truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm" do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) vừa tổ chức.

PGS.TS Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện các bệnh không lây nhiễm như: đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… đang có chiều hướng gia tăng. Thống kê tại các bệnh viện, trong khi tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 55,5% (năm 1976) xuống còn 19,8% (năm 2010) thì tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tăng nhanh từ 42,6% (năm 1976) lên tới 71,6% (năm 2010).

Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính tại Việt Nam năm 2012 cả nước có 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 73%. Đến năm 2017 cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 76% (411.600 ca).

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh không lây nhiễm, trong đó có yếu tố nguy cơ từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý như thừa cân, ăn ít rau/trái cây, ăn nhiều muối và thiếu hoạt động thể lực có xu hướng tăng nhanh. Kết quả điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 cho thấy: 57,2% số người ăn ít hơn 5 suất rau/trái cây trung bình trong 1 ngày; 43,8% số người đang uống rượu bia; 22,5% số người trên 15 tuổi hiện có hút thuốc; 28,12% số người thiếu hoạt động thể lực dưới 150 phút hoạt động cường độ trung bình/tuần hoặc tương đương...

Đặc biệt, tỷ lệ người thường xuyên và luôn luôn ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối của nước ta cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Ăn nhiều muối dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, ung thư dạ dày, sỏi thận...

Theo TS Lại Hữu Trường – Đại diện WHO, lượng Natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể ước tính chỉ khoảng 200-500 mg một ngày (tương đương 0,5-1,25 g muối, chưa bằng một thìa nhỏ). Thiếu Natri rất hiếm gặp ở người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, dư thừa Natri so với nhu cầu khuyến nghị có liên quan tới tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim.

Trong các thực phẩm chế biến sẵn, mì ăn liền là thực phẩm có lượng muối lớn (7,5%). Dưa muối cũng đóng góp 1,4% lượng muối hàng ngày. Bởi vậy việc giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách nấu nướng của người nội trợ, thói quen lựa chọn thực phẩm và ăn uống....

Để giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo càn giảm thiểu yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, giải pháp can thiệp truyền thông về dinh dưỡng tập trung vào hướng dẫn cho cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý; khuyến cáo giảm tiêu thụ muối trong sinh hoạt, kiểm soát cân nặng; dinh dưỡng chất béo hợp lý… cần đặc biệt chú trọng.

Một số cách để hạn chế muối trong chế độ ăn

- Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.

- Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.

- Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…

- Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.

- Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.

- Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.

- Cần đảm bảo thông tin dinh dưỡng trên sản phẩm cho người tiêu dùng, với định hướng để giảm muối, đường, transfat và năng lượng.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 6 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 6 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 6 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Top