Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ suy thận nếu ăn nhiều quẩy chiên

Thứ tư, 16:21 22/08/2018 | Sống khỏe

Mới đây trên một số thông tin mạng cho biết ở Trung Quốc một thanh niên 26 tuổi tên là Tiểu Ngô, mỗi ngày anh ta đều chỉ biết đến làm việc kiếm tiền và rất tiết kiệm trong ăn uống. Để đơn giản, Tiểu Ngô chỉ ăn quẩy chiên hàng ngày và suốt trong một thời gian khá dài.

Gần đây, cơ thể của Tiểu Ngô rất yếu, thường xuyên bị đau lưng.

Đặc biệt, chân bắt đầu có dấu hiệu phù nề, một lần đi tiểu tiện, anh ta phát hiện nước tiểu có màu đỏ như máu, ngay lập tức đi khám bệnh và được xác định là suy thận giai đoạn cuối.

Mặc dù đây chỉ mới là một trường hợp đầu tiên được thông báo ở Trung Quốc, nhưng lại là trường hợp rất điển hình có thể do nhiễm độc của muối nhôm có trong quẩy chiên mà anh này đã sử dụng trong một thời gian dài.

Độc tính của muối nhôm

Quẩy chiên là một món ăn được nhiều người ưa thích bởi hương vị của nó kèm theo độ giòn tan bất tận. Tuy nhiên, quẩy chiên có chứa lượng muối nhôm nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể làm ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận, thậm chí gây suy thận.

Nhiều người không chỉ ăn quẩy mà còn dùng cùng với cháo (cháo quẩy), phở… để tăng thêm sự hấp dẫn.

Thành phần của một chiếc quẩy chiên có bột mì là nguyên liệu chính, tuy nhiên trong quá trình sản xuất quẩy, người chế biến thường cho thêm phèn chua, soda vào trong bột mì để làm cho quẩy phồng, xốp, giòn.

Phèn chua là một loại muối nhôm (nhôm sunfat hydrat), là tác nhân chính gây hại thận.

Suy thận có nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm thận, ứ mủ, ứ nước bể thận, viêm đường tiết niệu ngược dòng, sỏi đường tiết niệu (trong đó có sỏi thận), bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường… trong đó, muối nhôm là loại muối rất độc hại cho thận có thể gây suy thận. Muối nhôm sẽ làm tổn thương thận do lắng đọng ở thận.

Theo các nhà nghiên cứu, cứ 100g quẩy có chứa hàm lượng muối nhôm khoảng 50-55mg. Trong khi đó, lượng nhôm cho phép đi vào cơ thể không quá 0,7mg/1kg trọng lượng cơ thể.

Nếu vượt quá giới hạn này nguy cơ thận bị ngộ độc là rất khó tránh khỏi.

Lượng muối trong chế độ ăn uống cần phải được lọc qua thận rồi mới đào thải ra ngoài (bất kỳ là loại muối gì), khi có một lượng muối lớn được hấp thụ vào cơ thể, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Ngay cả các loại thực phẩm giàu natri (muối ăn hàng ngày) nếu một người ăn quá mặn cũng dễ dẫn đến bị tăng huyết áp, tăng huyết áp kéo dài cũng có thể dẫn đến suy thận.

Vì vậy, nếu muối nhôm lắng đọng ở thận càng nhiều, nguy cơ độc hại thận càng lớn và suy thận càng nhanh.


Người ta thường cho muối nhôm vào quẩy chiên để tạo độ giòn, xốp.

Người ta thường cho muối nhôm vào quẩy chiên để tạo độ giòn, xốp.

Nếu nhôm tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ lưu lại thận, tinh hoàn, cơ bắp, tuyến giáp trạng, xương và cả tổ chức não.

Đặc biệt, phèn trong quẩy có chứa nhôm vô cơ, nếu ăn quẩy hàng ngày, nhôm sẽ khó bài tiết khỏi thận. Không những thế, nếu cơ thể tích lũy quá nhiều nhôm còn ảnh hưởng đến não và tế bào thần kinh gây lú lẫn.

Ngoài ra, khi chế biến ra món quẩy, người ta dùng đến dầu, mỡ để rán.

Loại dầu, mỡ được sử dụng đun sôi trong một thời gian dài và ở nhiệt độ cao sinh ra nhiều chất độc, làm ảnh hưởng đến chức năng của gan, kích ứng niêm mạc, viêm dạ dày, đường ruột.

Chưa kể đến việc lượng dầu mỡ này được sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần lượng muối nhôm tích lũy càng nhiều càng ngấm vào quẩy, dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần sinh ra độc chất gây ung thư.

Gần đây, cơ thể của Tiểu Ngô rất yếu, thường xuyên bị đau lưng.

Đặc biệt, chân bắt đầu có dấu hiệu phù nề, một lần đi tiểu tiện, anh ta phát hiện nước tiểu có màu đỏ như máu, ngay lập tức đi khám bệnh và được xác định là suy thận giai đoạn cuối.

Mặc dù đây chỉ mới là một trường hợp đầu tiên được thông báo ở Trung Quốc, nhưng lại là trường hợp rất điển hình có thể do nhiễm độc của muối nhôm có trong quẩy chiên mà anh này đã sử dụng trong một thời gian dài.


Nếu ăn nhiều quẩy chiên có thể dẫn đến nguy cơ suy thận.

Nếu ăn nhiều quẩy chiên có thể dẫn đến nguy cơ suy thận.

Lời khuyên của thầy thuốc

Quẩy chiên ở nước ta cũng là món ăn được nhiều người ưa chuộng và được bán rộng rãi ở nhiều nơi. Vì vậy, mọi người cần hết sức lưu ý.

Mặc dù nhôm có mặt phổ biến trong môi trường nhưng các muối nhôm không được sử dụng bất kỳ dạng nào bởi sự độc hại của nó.

Trong khi đó, các nguyên liệu để sản xuất quẩy chiên đều có chứa muối nhôm, vì vậy, người dùng không nên lạm dụng sự ngon miệng, tính giòn tan của quẩy mà ăn quá nhiều, dùng thường xuyên và hãy là người tiêu dùng thông minh (thỉnh thoảng dùng và dùng ít) để tránh nguy hại cho thận.

Các cơ quan chức năng, nên chăng có một khảo sát, nghiên cứu về muối nhôm trong quẩy để cảnh báo cho người dùng biết (nếu vượt quy chuẩn) đề phòng mắc bệnh suy thận do lạm dụng quẩy chiên.

Với người sản xuất quẩy chiên, không nên vì lợi nhuận mà dùng quá liều phèn hoặc dùng loại dầu rán quá nhiều lần làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên

10 loại kháng sinh tự nhiên

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Rối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Y tế - 19 giờ trước

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Khi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Top