Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy hại từ trị cảm sai cách

Thứ sáu, 08:13 02/07/2021 | Sống khỏe

Chữa trị sai cách khi bị cảm, nhiễm siêu vi ở mức độ nhẹ có thể dẫn đến những tác dụng ngược cho sức khỏe.

Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho biết ông đã nhiều lần tiếp nhận các cháu bé gặp rắc rối vì bị ngứa, đỏ da hay thậm chí là phỏng nhẹ do bôi dầu quá nóng của người lớn.

Không phải cái gì cũng bôi dầu

Cầm toa BS đi mua thuốc bôi cho con trai 1 tuổi, chị Tr.T.V (27 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) than thở rằng sự việc chỉ tại... chai dầu nóng. Cách đây ít hôm, con chị bị sốt hâm hấp, thấy bé có dấu hiệu bị cảm, chị V. lấy dầu của bà ngoại xoa lưng, bụng cho bé ấm người. Sau đó bé có khóc nhưng chị nghĩ là do bệnh nên quấy, vài tiếng sau thấy khóc dữ quá mới thấy da bé chỗ bôi dầu bị đỏ ửng, chị V. đã phải đưa con trai đi bệnh viện (BV).

Với lý do sợ... người ta tưởng bị Covid-19, né tránh nên chị Ng.M.T.A (30 tuổi, ngụ quận 10, TP HCM) vội vàng nấu ngay một nồi nước xông, nhỏ thêm mấy giọt tinh dầu cho con gái 8 tuổi xông khi cháu dầm mưa bị cảm. Ai ngờ trưa hôm đó bé than mặt bị rát, ngứa, sổ mũi nặng hơn, mắt khó chịu. BS cho biết do chị A. đã dùng quá nhiều tinh dầu, da bé vốn nhạy cảm nên bị ngứa, chưa kể còn kích thích chứng viêm mũi dị ứng bởi bé khá mẫn cảm với các loại mùi thơm nồng.

Nguy hại từ trị cảm sai cách - Ảnh 1.

Thói quen cái gì cũng bôi dầu của nhiều người dễ gây hậu quả về sức khỏe (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Còn ông M.T (50 tuổi) thì nhập viện luôn sau khi đi xông hơi trị liệu. "Do ngồi làm việc máy tính nhiều nên cảm thấy mệt, mỏi người, nhất là vai, cổ... nên tôi đã đi xông hơi cho khỏe. Ai dè vừa xông được một lúc thì cảm thấy nhức đầu dữ dội, người choáng váng, rất mệt, vội nhờ người đưa đến BV. Kết quả BS nói tôi bị tăng huyết áp" - ông T. kể.

Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, thói quen cái gì cũng bôi dầu của nhiều người là không nên. Ví dụ với các vết côn trùng cắn thì có thể bôi dầu khuynh diệp để sát trùng nhưng vết thương hở thì không được bôi dầu. Bôi dầu lên vị trí dưới lỗ mũi hay cho vào nồi nước nóng rồi cho trẻ trùm mền xông cũng không tốt, thậm chí có nguy cơ gây viêm phổi nếu sử dụng dầu quá nhiều.

Thận trọng với cạo gió, xông hơi

Theo các chuyên gia, nguy hiểm nhất là bị sốt xuất huyết mà cứ tưởng bị cảm, đem đi cạo gió, sẽ làm bệnh nhân bị xuất huyết dưới da nặng thêm. Cắt lể thì vừa gây xuất huyết vừa dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ở vết cắt.

Với trường hợp người thấy hơi muốn cảm, mệt mỏi mà đi xông hơi toàn thân, theo BS chuyên khoa II Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn, là rất nguy hiểm. "Xông hơi thường làm mất nước, với người đang yếu dễ bị rối loạn điện giải kèm với tác dụng của nhiệt có thể khiến huyết áp biến động, sẽ nguy hiểm hơn nếu người đó có các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường..." - BS Vui phân tích.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cạo gió là để trị đau, nhức mỏi do nhiễm nước (dầm mưa, hay đổ mồ hôi mà vội tắm ngay), ngồi lâu, nằm sai tư thế, làm việc nặng gây mỏi cơ... Việc cạo gió nhằm làm vỡ một số mạch ngoại biên li ti, giải quyết tình trạng ứ huyết gây đau nhức, không nguy hiểm với người bình thường.

Tuy nhiên, cạo gió chống chỉ định với người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, bệnh tan máu, máu khó đông, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Không khuyến khích cạo gió cho trẻ em vì trẻ da mỏng, cạo rất dễ gây tổn thương. Trẻ dưới 6 tuổi thì tuyệt đối không được cạo gió.

"Xông hơi giải cảm không được dùng cho người bệnh tim mạch, người mắc bệnh ngoài da, người cao tuổi, hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 13 tuổi. Chỉ nên xông khi cảm nhẹ, xông chỉ 5-15 phút, xông một lần vào ngày thứ 1-2 của bệnh là được, còn nếu bệnh đã biến chứng thì phải đi khám, không được xông nữa" - lương y Đinh Công Bảy nói.

Không lạm dụng thuốc

BS Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo khi bị cảm nhẹ, thường chỉ cần dùng các loại si rô ho, thuốc ho thảo dược, uống thêm nước cam, chanh để tăng cường đề kháng... là đủ. Nếu thấy nặng, biến chứng thì phải đi khám, không nên tự ý tìm mua kháng sinh về dùng. Đây là nhóm thuốc cần có BS kê toa, lạm dụng có thể gây ra đề kháng kháng sinh.

Theo Người lao động

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 7 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top