Nguy kịch chỉ vì căn bệnh phổ biến đang có xu hướng gia tăng
Nhiều học sinh phải đến viện do mải chơi hoặc nhịn đi nặng do nhà vệ sinh ở trường bẩn… lâu dần dẫn đến mất phản xạ gây nên chứng táo bón. Có bố mẹ chủ quan nghĩ không nghiêm trọng khiến con nguy kịch.
Ths..BS Nguyễn Ngọc Đan, Phó trưởng khoa Phẫu Thuật Tiêu Hóa, Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn cho biết, táo bón là chứng bệnh rất phổ biến. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, bệnh có xu hướng tăng lên.
Mặc dù đây không phải là bệnh ác tính nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu để kéo dài sẽ phát sinh nhiều bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng, trĩ, nứt kẽ hậu môn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Trước đó, vào trung tuần tháng 3, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh từng phải cấp cứu cho bé trai (6 tuổi, quận Bình Thạnh) rơi vào nguy kịch cũng chỉ vì… táo bón.
Theo đó, bé T. được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM trong tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, huyết áp không ổn định, da xanh xao, có nguy cơ thủng ruột. Ngay lập tức, các bác sĩ hồi sức tích cực, tiêm thuốc chống sốc, ổn định huyết áp, cấp cứu cho bé T.
Qua các triệu chứng, bác sĩ nghi ngờ nhiều đến viêm ruột quá nặng do thủng ruột gây ra. Ê-kíp bác sĩ hội chẩn, quyết định mổ cấp cứu ngay cho bé T. khi tình trạng sức khỏe bé ổn định. Quá trình phẫu thuật ghi nhận phần lớn ruột già của bé bị giãn, ứ nhiều phân, bị viêm hư hại gần như toàn bộ.
Đặc biệt vị trí đại tràng ngang (phần ruột già nằm giữa bụng) đã bị thủng khiến phân thoát vào ổ bụng gây nên tình trạng nguy kịch của bé.
Điều tra bệnh sử, bác sĩ được biết bé T bị táo bón kéo dài bắt đầu từ năm được 3 tuổi. Ba mẹ cho đi thăm khám ở các bệnh viện nhi vài lần nhưng tình trạng bón không cải thiện nhiều.
Do bận công việc và nghĩ bón không nguy hiểm nên ba mẹ bé đã không tiếp tục theo đuổi điều trị. Rất may, bé đã qua cơn nguy kịch.
Ths..BS Nguyễn Ngọc Đan cho biết thêm, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, nhưng xu hướng hay gặp ở người cao tuổi (chiếm tới 30% bệnh nhân độ tuổi này mắc).
Tại Bệnh viện Xanh Pôn, các bác sĩ tiếp nhận nhiều trường hợp là người cao tuổi đến điều trị do chứng bệnh khó nói này.
Bên cạnh đó, Ths. Nguyễn Ngọc Đan cũng cho biết phải tiếp nhận và điều trị cho không ít các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học. Nguyên nhân do đánh mất phản xạ đại tiện bắt nguồn từ việc ham chơi hoặc nhà vệ sinh của trường không sạch. Các con nhịn lâu dẫn đến phản xạ mất đi mà gây nên táo bón.
Theo Ths. BS Ngọc Đan, nguyên nhân bệnh táo bón chia làm 2 nhóm: nguyên phát và thứ phát.
Thứ phát là hậu quả của bệnh lý khác, ví như bệnh nhân dùng thuốc hướng thần kéo dài, đặc biệt hơn là những bệnh lý vùng ống tiêu hoá, đại trực tràng, polyp thậm chí viêm hẹp đại trực tràng hay nặng nề nhất là khối u đại trực tràng cũng có thể biểu hiện bằng táo bón.
“Táo bón nguyên phát là dạng hay đề cập đến, là dạng bệnh thường gây ra do đại tràng hoạt động kém, nhu động kém hoặc cũng có thể do trực tràng, hậu môn có vấn đề bất thường không thể tống chất thải ra được gây nên táo bón”, Ths, BS Ngọc Đan thông tin.
Dù đây là bệnh không phải ác tính nhưng, BS Ngọc Đan cảnh báo nếu để kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả ảnh hưởng đến người bệnh.
Thứ nhất là bệnh trĩ vì khi đi đại tiện khó thì sẽ phải gắng sức.
Thứ 2 là thời gian đi đại tiện lâu hơn sẽ làm tăng áp lực của vùng hậu môn trực tràng, qua đó làm tăng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức, gây bệnh trĩ.
Thứ nữa là táo bón gây nứt kẽ hậu môn.
“Hoặc táo bón kéo dài cũng có thể gây nên bệnh lý toàn thân do phân ứ đọng quá lâu trong cơ thể khiến cơ thể hấp thụ lại những chất độc tố quay trở lại đặc biệt là trẻ nhỏ gây chậm phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ”, Ths. BS Ngọc Đan cảnh báo.
Đáng lưu ý, theo BS Ngọc Đan, nhiều người vẫn cho rằng trĩ là hậu quả của táo bón. Tuy nhiên, bệnh trĩ lại góp phần làm cho táo bón nặng hơn. Vì mỗi lần đi ra máu hoặc đau, sa búi trĩ nên bệnh nhân lo lắng, sợ không dám đại tiện.
“Điều này lại càng làm cho tình trạng bệnh lý táo bón nặng hơn, khiến bệnh trĩ bị ảnh hưởng. Rõ ràng 2 bệnh này có mỗi quan hệ qua lại với nhau”, BS Ngọc Đan nhấn mạnh.
Để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra từ táo bón, BS Ngọc Đan khuyến cáo người lớn nếu đi nặng dưới 3 lần/tuần; chất thải to cứng hoặc nhỏ như viên bi, khi đi phải gắng sức, phải dùng tay hỗ trợ…thì cần đến viện để được thăm khám xác định đúng nguyên nhân táo bón từ đó có phương án điều trị kịp thời.
“Để điều trị hiệu quả phải chẩn đoán được nguyên nhân gây táo bón từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, bền vững”, BS Ngọc Đan thông tin.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 29 phút trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.