Nguyên tắc ăn tối "3 - 7" cực kỳ quan trọng với người tiểu đường, khuyến cáo nên tăng cường 2 món, giảm bớt 1 món để đường huyết luôn được ổn định
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), bữa tối lành mạnh với người tiểu đường là bữa tối theo nguyên tắc 3-7 dưới đây.
Kiểm soát chế độ ăn uống rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh tiểu đường. Trong 3 bữa ăn, bữa tối là bữa ăn quyết định đến lượng đường huyết nhiều nhất, đặc biệt là ban đêm nhiều bệnh nhân tiểu đường còn uống thuốc hạ đường huyết. Ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu, ăn quá ít sẽ khiến hạ đường huyết giữa đêm. Sự biến động quá mức của đường huyết sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Nguyên tắc ăn tối "3 - 7" cực kỳ quan trọng để đường huyết ổn định
1. Nên ăn tối cách giờ đi ngủ 3 tiếng
Thời gian ăn tối được khuyến nghị là vào khoảng 6 giờ chiều, tốt nhất là không quá 8 giờ tối và nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.
Nếu ăn quá sớm có thể gây đói và tăng nhu cầu ăn đêm. Nếu ăn quá muộn, cơ thể chưa kịp tiêu hóa và chuyển hóa đã chìm vào giấc ngủ sẽ gây áp lực cho tuyến tụy, khiến lượng đường trong máu tăng cao trong khi ngủ, dẫn đến việc đường huyết gia tăng vào ngày hôm sau.
Mặt khác, nếu bạn ăn tối quá muộn, dạ dày có thể phải làm việc vào ban đêm, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
2. Bữa tối người tiểu đường chỉ nên ăn no 7 phần
Bệnh nhân tiểu đường không những nên ăn tối sớm mà còn nên ăn ít lại, tốt nhất chỉ nên ăn no 7-8 phần, tức là đang ngang bụng, không còn cảm thấy đói nữa. Việc ăn quá no sẽ làm đường huyết tăng vọt sau bữa ăn mà còn tăng gánh nặng cho dạ dày và không tốt cho tim mạch, mạch máu não.

Bữa tối nên tăng cường 2 món, giảm bớt 1 món để đường huyết ổn định
* 1 món giảm bớt:
Bữa tối của bệnh nhân tiểu đường nên giảm bớt thịt. Chế độ ăn tối nên nhạt, cố gắng chọn một số thực phẩm ít béo và dễ tiêu hóa, có thể dùng đậu và các chế phẩm của chúng để thay thế cho thịt, bạn cũng có thể chọn loại thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như cá.
Bữa tối quá dư thừa dinh dưỡng sẽ tích tụ một lượng lớn chất béo trong cơ thể, điều này không chỉ dễ dẫn đến béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó làm tăng tỷ lệ mắc các biến chứng tiểu đường. Do đó bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người đang thừa cân nên lưu ý điều này để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

* 2 món tăng cường
- Tăng cường ngũ cốc thô thay vì cơm cháo: Ngũ cốc thô nên là ngô, kê, gạo đen, gạo tím, lúa mạch, yến mạch, kiều mạch, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, khoai lang. Sau khi tiêu thụ ngũ cốc thô, cơ thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa trước khi carbohydrate được hấp thụ, vì vậy nó có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu. Nó cũng có thể giải độc, cải thiện đường ruột và kiểm soát cân nặng.
- Rau: Rau tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ cũng rất phong phú. Vừa có thể bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời. Đồng thời thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Bạn có thể ăn một số loại rau có hàm lượng đường thấp như tỏi tây, bí xanh, mướp đắng, bí đỏ, rau cải xanh, ớt xanh, cà tím...

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.