Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà thơ Dương Kỳ Anh tiết lộ chuyện hoa hậu: "Hoa hậu" của tôi

Thứ năm, 08:21 06/08/2009 | Giải trí

Giadinh - Khi tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên năm 1988, vào thời điểm mà cơ chế bao cấp còn đè nặng lên mỗi người, đói ăn, thiếu mặc…Thôi thì đủ thứ… Nhưng trong suy nghĩ sâu kín của bản thân tôi, điều mà tôi day dứt nhất là con người – tôn trọng quyền con người theo đúng nghĩa của nó.

 
Thay đổi quan niệm  về cái đẹp…

Suốt cả nghìn năm dưới chế độ thực dân phong kiến, quyền con người, nhất là người phụ nữ bị chà đạp thô bạo. Đại thi hào Nguyễn Du đã kêu lên: “Đau đớn thay phận đàn bà...”. Những người tài sắc như nàng Kiều đã bị dập vùi không thương tiếc, bị đẩy vào con đường mà ngày nay ta gọi là “bán trôn nuôi miệng”. Chế độ “Việt Nam dân chủ cộng hòa” ra đời chưa được bao lâu thì chiến tranh. Mấy cuộc chiến tranh tàn khốc... Lúc đó, quyền sống cao nhất của con người nằm trong quyền sống của dân tộc, quyền không bị giết chết. Thế nhưng, khi chiến tranh kết thúc, miền Nam được giải phóng (tôi muốn nói từ 1975) cơ bản chúng ta được sống trong hòa bình. Vậy mà, bộ máy thời chiến vẫn đè nặng lên con người. Cái tôi bản thể, cái tôi chân chính hình như bị ngộp thở dưới bánh xe cơ chế mà ta hay gọi là “quan liêu, bao cấp”.

Khi công cuộc đổi mới bắt đầu, kinh tế đã có nhiều thành phần, con người cũng có nhiều suy nghĩ... “Khoán 10” thực ra là khẳng định cái tôi, là thực sự mang lại ruộng đất cho người nông dân. Chỉ một động tác như vậy mà từ đói ăn, phải đi “ăn xin”, nhà nhà thóc đã đầy bồ, đất nước thừa gạo, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới!

Động lực từ cái tôi chân chính quan trọng như vậy. Nhưng quan trọng hơn là con người. Con người đã thực sự được tôn trọng chưa? Đã chấm dứt cảnh “cái đêm hôm ấy đêm gì?”, cảnh những đôi trai gái yêu nhau, hôn nhau ngoài nhà kho bị dân quân trói gô đem về trụ sở ủy ban xã! Cảnh hàng triệu người phụ nữ quanh năm đầu tắt, mặt tối, “ăn xó, mó niêu”, như cây quế giữa rừng “thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay!...”.

Đó là những điều đặt ra cho công cuộc đổi mới lúc bấy giờ.
 

Chọn được hoa hậu, á hậu... là cần thiết. Các người đẹp đó sau này có giữ được danh phận hay không là tùy thuộc vào họ. Nhưng điều quan trọng hơn là mang đến một quan niệm mới về cái đẹp. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết về tôi trên Báo Bóng Đá&Cuộc Sống số 3: “Ông thực sự là người mang đến một sự thay đổi trong tư duy của người Việt về cái đẹp”. Đúng ra là: Các cuộc thi hoa hậu do Báo Tiền Phong tổ chức thực sự mang đến sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Nhà văn Đỗ Chu có lần nói với tôi tại Báo Tiền Phong: Tôi rất cảm ơn ông, cảm ơn Báo Tiền Phong đã làm cho những cô gái cao kều ở quê tôi mở mày mở mặt. Trước đây họ khổ lắm, không dám ra khỏi nhà! Đúng vậy. Những cô gái cao kều như Đỗ Chu nói trước đây họ khổ sở vì không được coi là bình thường, có khi ế chồng! Nay họ chính là những cô gái CHÂN DÀI được đón mời, hoặc ít ra họ cũng có một cuộc sống bình thường... Thay đổi một quan niệm về cái đẹp nhiều khi làm thay đổi số phận hàng ngàn, hàng vạn con người.

Từ vẻ đẹp đảm đang, chịu đựng, trong gia đình, đến vẻ đẹp năng động, sáng tạo, hồn nhiên tươi trẻ ngoài xã hội... không chỉ bắt đầu từ kinh tế, nó cũng được bắt đầu từ văn hóa, từ những hoạt động văn hóa như thi hoa hậu. Thực ra, ông cha xưa có những quan niệm về cái đẹp mà nay ta tiếp thu, mở rộng, nâng cao. Ngay cả cái đẹp về hình thể. Cái đẹp “Thắt đáy lưng ong” nay chính là cái đẹp của vòng eo, của các số đo nhân trắc học. Làm thay đổi quan niệm về cái đẹp chân chính, chính là góp phần làm thay đổi số phận con người, tất nhiên là theo chiều hướng tốt. Đó là điều cốt lõi, mang tính nhân văn.

Không dễ dàng

Thành công của cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất năm 1988 được hàng triệu người ủng hộ, quan tâm là vậy. Ngược lại, cũng rất nhiều người phản đối gay gắt. Một người có quyền lực mà tôi không tiện nêu tên bảo: “Các anh tổ chức thi hoa hậu là làm nhục người phụ nữ Việt Nam, chúng tôi không để yên đâu!”.

Tôi bảo: “Đồng chí nói làm nhục, là nhục ở chỗ nào?”. “Các anh bắt mấy cháu mặc đồ lót phơi mình trên sân khấu, không làm nhục...  là gì?”. Tôi suýt phì cười: “Các thí sinh đăng ký dự thi là hoàn toàn tự nguyện. Họ lên sân khấu mặc quần áo dạ hội, áo dài dân tộc hay áo tắm là để tôn lên vẻ đẹp của chính các thí sinh... Các thiếu nữ được tôn vinh, được nhận giải thưởng, được trao vương miện là phái đẹp được tôn thờ, sao lại gọi là “làm nhục”, chẳng lẽ chị (lẽ ra tôi phải nói là bà) muốn họ suốt đời “ăn xó mó niêu sao!”. Bà ta đỏ mặt, đập tay xuống bàn: “Anh là Tổng biên tập tờ báo của đoàn TNCS mà... mà theo quan điểm tư sản...”.

Việc thi hoa hậu đã diễn ra ở nhiều quốc gia, trên thế giới có là gì đâu! Cớ sao cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất năm 1988 lại được báo giới nước ngoài quan tâm như vậy. Hàng chục tờ báo, hãng phim, hãng thông tấn tìm cách vào đưa tin. Sau này, tôi có xem, có đọc, nhiều bài báo đăng trên các tờ báo Âu, Mỹ đều coi cuộc thi hoa hậu do Báo Tiền Phong tổ chức năm 1988 là tín hiệu đổi mới ở Việt Nam!
 
Á hậu cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt Teressa Sam.

Nếu tác động vào tự nhiên thì tác động sao cho gần với tự nhiên hơn! Nếu tác động vào tự nhiên, làm vẻ đẹp tự nhiên biến dạng, hay xa rời tự nhiên là hỏng! Không những làm mất vẻ đẹp của con người, của tự nhiên mà còn có tác động ngược lại. Nhiều người thường nhắc tới giọt nước mắt của Á hậu 1 Hoa hậu thế giới người Việt 2007 Teressa Sam trên sân khấu khi không đủ ngôn từ tiếng Việt để trả lời câu hỏi. Giọt nước mắt chân thật ấy mới đáng yêu làm sao. Hàng triệu trái tim đồng cảm... Khác với giọt nước mắt cũng trong đêm ấy của một người đẹp khác...

Cái thật chính là cái đẹp. Mọi thứ giả dối đều phi nhân tính, kể cả sự làm giả tinh vi nhất. Người ta thường ca ngợi cái “biển giả”, “bầu trời giả” ở kinh đô điện ảnh Hoa Kỳ. Tôi đã đứng rất lâu trước những cảnh giả đó. Dù quay lên phim còn đẹp hơn cảnh thật, tôi vẫn cứ thấy nó giả. Khi tôi và Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy đến thăm trường quay với cảnh tuyết giả, tôi bảo Thủy: “Ở đây người ta làm giả y như thật. Mưa bọt sắp rắc lên đầu chúng ta còn thật hơn mưa tuyết, nhưng nếu ai đã nhìn thấy cảnh này, hẳn không muốn xem những cơn mưa tuyết tạo ra trên phim nữa”. Thủy bảo: “Đúng vậy. Của giả chỉ xem được một lần thôi”.

Nói vậy, hóa ra nền công nghệ làm đẹp đang phát triển trên khắp thế giới là trái với tự nhiên ư?

Tôi đã dự một hội thảo quốc tế về làm đẹp ở thủ đô Tokyo Nhật Bản do hãng Shiseido tổ chức. Đến đây, tôi mới biết ông tổ của hãng mỹ phẩm lừng danh Shiseido là một thầy thuốc. Loại mỹ phẩm đầu tiên của hãng này là một loại thuốc – đúng hơn là những viên kẹo ăn vào “má đỏ, môi hồng” như ta ăn trầu vậy. Tại hội thảo, mục tiêu làm đẹp của thế giới văn minh hiện đại là trở về với tự nhiên. Các loại mỹ phẩm làm từ cây cỏ, mầu sắc cũng từ thiên nhiên, sao cho hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Như bạn lên miền núi, ăn loại xôi mầu không phải xôi nhuộm bằng phẩm mầu mà từ lá cây – những loại cây vừa có mầu sắc, vừa là thực phẩm.

Lúc nào, việc gì cũng tính toán thiệt hơn, bày mưu, tính kế, đầu óc tăm tối, đầy tham vọng... những người như vậy làm sao có được sự hồn nhiên tươi trẻ trong tâm hồn mình! Dù là nam hay nữ khi đã không còn thiên tính, cái đẹp cũng mất đi... “Tôi yêu cái đẹp, như trời vậy. Chẳng đợi hoa Đào, xuân vẫn sang. Có cô yếm thắm, nghìn năm tuổi. Trong sắc dân gian, má ửng hồng...”. Đó là bài thơ tôi làm về tranh Tố Nữ. Người Việt Nam tôn thờ cái đẹp vẽ nên bức tranh người đẹp của mình, sống trong dân gian muôn đời, hồn nhiên, tươi trẻ...
 
Hoa hậu báo Tiền Phong 1994 Nguyễn Thu Thủy

“Hoa hậu” của tôi

Chính vì say mê vẻ đẹp hồn nhiên tươi trẻ đó mà tôi muốn kể lại chuyện hai người đẹp trong hai cuộc thi. Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2000! Năm cuối cùng của thế kỷ XX. Một thí sinh quê ở Đồng Nai đến đăng ký dự thi tại ban đại diện Báo Tiền Phong ở TP HCM...

Ai đã từng đọc truyện ngắn “Hai người đẹp” của văn hào Nga Sêkhốp, hẳn không thể quên hai vẻ đẹp lạ lùng... Trong đời, tôi đã gặp hai vẻ đẹp như vậy ở hai người đẹp đã tham gia dự thi hoa hậu.

Người đẹp thứ nhất chính là Hồng Yến, hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long năm 1996. Hệt như văn hào Sêkhốp mô tả chỉ có khác là không phải ở nước Nga... Vào cái ngày hè oi bức, mệt mỏi, Hồng Yến hiện ra làm tất cả sững người. Cái cảm giác mệt mỏi, nóng bức bỗng nhiên tan biến. Tôi và Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang như bị thôi miên... Một vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ (tôi nói về hình thể) mà tạo hóa và con người đã ban tặng. Nếu trên đời này có một đôi mắt, một làn da, một gương mặt, một đôi chân, một dáng hình... tuyệt mỹ nhất thì chính là đôi mắt, làn da, gương mặt, đôi chân, dáng hình... của Hồng Yến. Hai mươi năm tổ chức các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu thế giới Người Việt, tôi đã gặp hàng trăm cô gái đẹp, gặp các hoa hậu các nước Đông Nam Á, và không ít Hoa hậu thế giới, Hoa hậu các nước Âu, Mỹ... Nhưng theo cảm nhận riêng, tôi thấy chưa có ai đẹp như Hồng Yến. Lúc đó, cả tôi và chị Trà Giang đều yên trí rằng Hồng Yến sẽ là Hoa hậu Việt Nam và nếu đi thi quốc tế cũng sẽ là Hoa hậu thế giới năm 1996! Nhưng, sau đó mấy tuần, qua tiếp xúc, trao đổi, chúng tôi mới nhận ra: Trời không cho ai tất cả. Hồng Yến đã không có được những kiến thức cần thiết, những hiểu biết, ứng xử cần thiết... cho ngôi hoa hậu!

Người đẹp thứ hai chính là thí sinh mang số báo danh 213 ở Đồng Nai. Tôi không muốn nêu tên cụ thể, vì có những lý do tế nhị, nhưng mỗi lần nhớ tới, dù thời gian đã trôi qua gần một thập kỷ, cái cảm giác hút hồn vẫn nguyên vẹn trong tôi...

Người đẹp 213 (cho tôi được gọi như vậy) cao 1,6m, vòng 1: 87cm, vòng 2: 59cm, vòng 3: 90cm. Thực ra, các số đo của nàng tôi phải ghi vào sổ tay, để chứng tỏ đó là một cô gái đẹp. Khi cô gái hiển hiện trước mắt tôi, mọi con số nhân trắc học ấy chẳng có nghĩa lý gì. Gương mặt, đôi mắt, làn da, đôi chân... nói là đẹp nhưng không phải là tuyệt mỹ như Hồng Yến. Nhưng khi nàng nói, nàng cười, nàng nheo mắt, nheo mày, hay nàng trầm ngâm... sao mà hồn nhiên, sống động... Vừa sắc sảo, thông minh lại vừa ngây thơ, đằm thắm... Tôi có cảm tưởng như nàng là cả một thế giới của những gì trong sáng nhất, hồn nhiên nhất, tinh khiết nhất, sống động nhất, thông minh nhất, từng trải nhất... Nàng học năm thứ ba của một trường đại học ở TP HCM. Bố là người miền Bắc, mẹ dân Nam kỳ lục tỉnh... một sự kết hợp hài hòa đến kỳ lạ trong con người nàng.

Tôi thuyết phục các thành viên đưa nàng vào vòng chung kết và tốp 10 người đẹp. Tôi nói, trừ hoa hậu phải có chiều cao từ 1m69 trở lên, còn các vị trí khác có thể từ 1m60 trở lên. Tôi lý luận rằng: Nếu quá chú trọng vào chiều cao, sau này còn ai dám đăng ký dự thi, vì người Việt Nam cao 1m60 là đa số... Nhiều ý kiến, trong đó có Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang cho rằng cao 1m60 có thể vào vòng chung kết, nhưng vào top 10 người đẹp là không được, vì khi đứng vào đội hình toàn 1m65 trở lên sẽ lệch, khán giả sẽ la ó...

Người đẹp 213 không vào được tốp 10. Nhưng cuộc thi đó, nàng là hoa hậu trong suy nghĩ của tôi. Sau cuộc thi, nàng có đến ban đại diện của báo mấy lần. Sự hồn nhiên, sống động của nàng mang đến cho tôi nhiều cảm xúc trong sáng tạo văn chương. Hôm chia tay để ra Hà Nội, tôi nắm tay nàng, lặng đi...

Hai mươi năm tiếp xúc với người đẹp cũng chỉ có... thế thôi. Nói ra điều này, có thể bạn không tin, nhưng đó là sự thật.

*Các tít nhỏ do Gia đình & Xã hội Cuối tuần đặt.
 
Nhà thơ Dương Kỳ Anh
 (Còn tiếp)
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đẹp màn ảnh Việt gắn bó với Johnny Trí Nguyễn hơn 10 năm không cưới là ai, giờ ra sao?

Người đẹp màn ảnh Việt gắn bó với Johnny Trí Nguyễn hơn 10 năm không cưới là ai, giờ ra sao?

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Nhung Kate chính là mỹ nhân màn ảnh Việt với nhiều tác phẩm chiếu rạp ấn tượng. Về đời tư, sau hơn một thập kỷ gắn bó với Johnny Trí Nguyễn, cô ở đâu và ra sao?

Nhạc sĩ Đức Huy tuổi 76: Tự cho mình về hưu vì đã đủ tiền bạc, dậy lúc 3 rưỡi sáng, dành 2 tiếng vận động

Nhạc sĩ Đức Huy tuổi 76: Tự cho mình về hưu vì đã đủ tiền bạc, dậy lúc 3 rưỡi sáng, dành 2 tiếng vận động

Giải trí - 9 giờ trước

"Tôi thức dậy sớm lắm. 3 rưỡi sáng tôi đã dậy rồi và dành đến 2 tiếng đồng hồ để vận động, chăm lo cho hơi thở của mình" – nhạc sĩ Đức Huy chia sẻ.

Á hậu thay thế BTV Quỳnh Nga làm Giám đốc quốc gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam là ai?

Á hậu thay thế BTV Quỳnh Nga làm Giám đốc quốc gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam là ai?

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Thông tin Á hậu Hương Ly thay BTV Quỳnh Nga làm giám đốc quốc gia mới của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam (Miss Universe Vietnam) đang nhận được sự quan tâm của fan sắc đẹp.

Cát Phượng bị tai nạn kinh hoàng 10 năm trước: Xe ô tô móp méo, gây ngỡ ngàng nhất điều này

Cát Phượng bị tai nạn kinh hoàng 10 năm trước: Xe ô tô móp méo, gây ngỡ ngàng nhất điều này

Giải trí - 12 giờ trước

Từ hơn 10 năm trước, diễn viên Cát Phượng bị tai nạn khiến xe ô tô hư hỏng nghiêm trọng.

Con gái 12 tuổi của Lý Hải, đạo diễn phim 'Lật mặt': Phổng phao, thừa hưởng nét đẹp từ mẹ

Con gái 12 tuổi của Lý Hải, đạo diễn phim 'Lật mặt': Phổng phao, thừa hưởng nét đẹp từ mẹ

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Cherry, con gái Lý Hải - Minh Hà ngày càng xinh xắn đáng yêu thừa hưởng nét đẹp từ bố mẹ. 12 tuổi, cô bé bắt đầu bước vào giai đoạn "trổ mã" và có cá tính riêng.

Lưu Gia Linh và Lương Triều Vỹ vi vu tại châu Âu, phủ nhận tin đồn rạn nứt

Lưu Gia Linh và Lương Triều Vỹ vi vu tại châu Âu, phủ nhận tin đồn rạn nứt

Giải trí - 16 giờ trước

Theo một số nguồn tin thân cận, nữ diễn viên Lưu Gia Linh đã sang Pháp đoàn tụ với ông xã Lương Triều Vỹ giữa thời điểm, tin đồn hôn nhân rạn nứt giữa họ bùng phát trên mạng xã hội Trung Quốc.

Nam NSND nhạc đỏ nức tiếng một thời: Tuổi xế chiều hưởng an nhàn bên vợ đảm

Nam NSND nhạc đỏ nức tiếng một thời: Tuổi xế chiều hưởng an nhàn bên vợ đảm

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - NSND Trung Đức là giọng ca nức tiếng một thời với khán giả yêu nhạc đỏ. Hiện tại, ở tuổi xế chiều, nam nghệ sĩ gạo cội tận hưởng cuộc sống bình yên bên vợ con.

Phạm Quỳnh Anh tiết lộ được con gái ủng hộ khi quyết định 'tiến thêm bước nữa'

Phạm Quỳnh Anh tiết lộ được con gái ủng hộ khi quyết định 'tiến thêm bước nữa'

Giải trí - 18 giờ trước

Tâm sự chuyện hôn nhân với Thảo Trang, Phạm Quỳnh Anh tiết lộ con gái lớn là người ủng hộ cô tiến thêm bước nữa.

Tuổi xế chiều của nam danh ca một thời gây sốc vì tự phong là Giáo sư âm nhạc, yêu thầm Lý Nhã Kỳ ra sao?

Tuổi xế chiều của nam danh ca một thời gây sốc vì tự phong là Giáo sư âm nhạc, yêu thầm Lý Nhã Kỳ ra sao?

Giải trí - 20 giờ trước

Tài năng và nổi bật trong nghệ thuật nhưng danh ca Ngọc Sơn cũng có sự nghiệp khá ồn ào và cả đời tư khiến nhiều người tò mò xen lẫn bất ngờ.

Động thái của Trương Ngọc Ánh và tình trẻ kém 14 tuổi sau ồn ào 'đòi nợ' 24 tỷ đồng

Động thái của Trương Ngọc Ánh và tình trẻ kém 14 tuổi sau ồn ào 'đòi nợ' 24 tỷ đồng

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Trương Ngọc Ánh diện đầm rạng rỡ xuất hiện một mình tại một sự kiện sau khi công khai đòi nợ đối tác 24 tỷ đồng.

Top