Nhận biết những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
Đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm nhẹ các hậu quả mà bệnh gây nên. Vì vậy, các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày như đau đầu, chóng mặt, huyết áp khó kiểm soát, tê bì tay chân,... là những dấu hiệu có giá trị rất lớn trong phát hiện sớm đột quỵ.
Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày có thể biểu hiện bằng một số bất thường về sức khỏe, có thể trên khuôn mặt hoặc trong các sinh hoạt thường ngày.
Đột quỵ là bệnh lý thần kinh cấp tính, rất nguy hiểm và để lại nhiều di chứng lâu dài cho người mắc, thậm chí là gây tử vong. Phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì sự tổn thương do bệnh gây nên lại càng giảm đi. Chính vì thế, hãy lưu ý những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày sau đây để có thể phát hiện sớm đột quỵ xảy ra.
1. Rối loạn phát âm
Rối loạn khả năng phát âm là một dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày khá thường gặp phải. Tình trạng này xảy ra ở một người trước đó có khả năng phát âm bình thường và tiếng nói rõ ràng thì nay đột ngột nói ngọng, nói lắp hoặc cảm thấy khó khăn khi nói, môi khô, miệng cứng,... Thì đó là một dấu hiệu rất nguy hiểm, cảnh báo đột quỵ có thể xuất hiện sau đó.
2. Chóng mặt, đau đầu
Do sự gián đoạn tuần hoàn não khiến các tế bào não không được cung cấp đủ oxi, nên hậu quả là sự xuất hiện của đau đầu và chóng mặt. Chính vì vậy, đau đầu và chóng mặt thực sự là một dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày cần được lưu ý đặc biệt. Nhất là những trường hợp đau đầu chóng mặt thường xuyên tái diễn nhiều lần, đau nửa đầu dữ dội hoặc đau đầu chóng mặt có kèm với huyết áp tăng cao.

Đau đầu, chóng mặt là một trong các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày (Ảnh: Internet)
3. Huyết áp khó tăng cao, khó kiểm soát
Với những người có tiền sử tăng huyết áp, sự tăng cao nhanh chóng của huyết áp một cách khó kiểm soát có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao quá mức, nó sẽ khiến thành mạch không thể chịu được áp lực, làm bong tróc các mảng xơ vữa gây tắc mạch máu, làm vỡ phình mạch máu,... và khiến người bệnh bị đột quỵ.
4. Tê bì tay chân
Sự suy giảm, rối loạn cảm giác là biểu hiện rất dễ phát hiện và có giá trị cảnh báo sớm các tổn thương tại hệ thần kinh trung ương. Vì thế tê bì tay chân là dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày rất có giá trị trên thực tế.
Người bệnh đột ngột cảm thấy tay chân tê dại, các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau,...) bị rối loạn,... Thường thì tình trạng tê bì tay chân do dấu hiệu sớm của đột quỵ sẽ chỉ xảy ra ở một nửa của cơ thể. Do đó, khi phát hiện tình trạng này có thể tiến hành đối chiếu cảm giác ở hai bên người để đưa ra sự kết luận chính xác.
5. Yếu nửa người
Giống như tê bì tay chân, cảm giác yếu nửa người cũng là một dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày. Bên người có cảm giác yếu sẽ trùng với bên người bị rối loạn cảm giác. Người bệnh dường như cảm thấy tay, chân và các cơ dường như không có sức lực, bủn rủn. Sự khác biệt có thể được nhận ra rõ ràng khi so sánh với bên đối diện.
6. Thị lực, thính lực suy giảm
Một dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày khác phải kể đến là sự suy giảm thính lực và thị lực của người bệnh. Người bệnh có thể cảm thấy thị lực và thính lực của bản thân giảm đi một cách đột ngột so với một khoảng thời gian ngắn trước đó. Sự suy giảm này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào dấu hiệu này cũng có thể được phát hiện một cách rõ ràng, nhất là ở những người đã có tiền sử suy giảm thị lực thính lực như người cao tuổi,...
7. Suy giảm trí nhớ, giảm minh mẫn
Sự suy giảm nhận thức biểu hiện bằng suy giảm trí nhớ, giảm minh mẫn cũng là dấu hiệu dự báo sớm đột quỵ. Nếu người bệnh có các biểu hiện này xảy ra một cách đột ngột và nhanh chóng, thì cần phải lưu ý kiểm tra rằng có đột quỵ xảy ra hay không.

Người bệnh đột quỵ có thể biểu hiện sớm bằng tình trạng suy giảm trí nhớ (Ảnh: Internet)
Ngoài những biểu hiện như đã kể trên thì người bệnh đột quỵ còn có thể biểu hiện rất sớm bằng các tình trạng như:
- Dấu hiệu ở mặt: Méo miệng, nhân trung lệch, mất nếp nhăn trán, xệ một bên mặt,...
- Dấu hiệu ở mắt: Một bên mắt của người bệnh không khép được, hoặc có di động nhãn cầu bất thường,...
- Mệt mỏi kéo dài.
Qua đây có thể thấy rằng, những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày rất đa dạng và cũng không quá khó khăn để có thể phát hiện. Vì thế điều quan trọng là cần phải lưu ý đến tình trạng sức khỏe của cơ thể (đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ đột quỵ cao) để phát hiện sớm các dấu hiệu này nếu chúng xuất hiện.
Theo PNVN

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 8 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Sống khỏe - 12 giờ trướcVận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 21 giờ trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.