Nhân lễ cầu siêu cho ca sỹ Phi Nhung: Nhà nghèo có người thân mất trong mùa dịch làm lễ cầu siêu như thế nào?
GiadinhNet - Ca sĩ Phi Nhung mất trong mùa dịch được tăng đoàn chùa Giác Ngộ và gia đình, đồng nghiệp làm lễ cầu siêu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người nghèo xót xa vì nhà nghèo, hoặc đúng đợt giãn cách xã hội không biết làm sao để giúp người thân đã mất.
Trả ân không chỉ có cúng kiếng, mà có nhiều cách
Trong những ngày qua báo chí rầm rộ đưa tin lễ cầu siêu cho ca sĩ Phi Nhung được tổ chức ở chùa Giác Ngộ, tăng đoàn còn về nhà ca sĩ làm lễ cầu siêu tại gia để các con nuôi tham dự. Bên Mỹ con gái ca sĩ và những người thân cũng tổ chức lễ cầu siêu cho ca sĩ Phi Nhung.
Lễ cầu siêu của ca sĩ Phi Nhung khiến nhiều người nghèo, nhà có người thân đã mất sau một thời gian nằm viện, được báo tử, hỏa táng, giữ tro cốt để chờ trao lại cho thân nhân vào một dịp thích hợp - sẽ làm lễ cầu siêu như thế nào giúp người thân của mình? Tuy ai cũng rất thương xót người thân, muốn làm lễ cầu siêu nhưng không có điều kiện lập đàn, mời sư thầy về làm lễ, tụng kinh siêu độ cho người đã mất.
Theo giải đáp của HT Thích Giác Quang (Phatgiao.org), Việt Nam là một đất nước có một nền văn hoá tín ngưỡng rất phong phú từ ngàn xưa, nên Phật giáo từ khi du nhập đã sớm hòa vào nếp sống văn hoá tín ngưỡng của nước ta mà hình thành những nghi lễ Phật giáo rất đặc trưng cho từng vùng, miền.
Nói đến tôn giáo là nói đến lễ nghi khuôn phép, đạo đức, được coi là thước đo nhân cách con người. Nghi – là dáng, mẫu nghi, nghi lễ, khuôn phép…; Lễ là lễ giáo, lễ bái, cúng tế, tôn thờ cung kính…
Người có lễ là người hiền, người có nghi là người quý, sự giao lưu giữa người và người, sự cảm niệm giữa thế giới hữu hình và vô hình, sự tôn vinh một đấng cứu thế hay thần linh đều có qua lễ nghi khuôn phép - đó cũng chính là đạo đức cơ bản của con người trên hành tinh. Đã thọ ân, làm con có cha mẹ, có ông bà, cửu huyền thất tổ phải trả ân, ân sinh thành là trọng đại.
Trả ân không phải chỉ có cúng kiếng, mà có nhiều cách trả ân cho ông bà, cha mẹ hiện đời, ông bà cha mẹ nhiều đời, cụ thể:
- Những vị có phương tiện tiền bạc thì cúng kính trai tăng, chẩn tế cầu siêu.
- Hoặc rước quý sư đến tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho người đã qua đời.
- Hoặc tự mình tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho cửu huyền thất tổ.
- Hoặc tham gia vào các đạo tràng tụng kinh niệm Phật, hồi hướng cho ông bà cha mẹ.
Hoặc hằng đêm đến chùa tụng kinh niệm Phật cùng với chư tăng ni để hồi hướng công đức cho người mất. Việc cúng kính cầu siêu không chỉ bằng vật chất, mà phải bằng cả trái tim của người con phụng sự cha mẹ ông bà.
Lễ cầu siêu cho người mất trong mùa dịch
Một tang lễ bình thường ngoài các lễ nghi thuộc về phong tục, văn hóa của quê hương, dòng tộc, còn có các lễ nghi thuộc về tôn giáo tâm linh. Tang lễ tôn giáo với tâm linh Phật giáo có lễ cầu siêu, cầu nguyện cho vong linh người mới mất, và cả những người mất đã lâu được siêu thoát, sinh về cõi lành. Nếu vì dịch bệnh không thuận duyên để tổ chức tang lễ như bình thường, thì việc cầu siêu cho người mất vẫn có thể tiến hành, mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho hương linh.
Theo Tổ tư vấn (Giác Ngộ) để thực hiện lễ cầu siêu cho người mới mất, trước tiên thân nhân tùy nghi thiết một bàn thờ hương linh (phụng thờ di ảnh người chết, hoa, trái, hương, đèn, cơm, nước…) ngay nơi mình đang ở. Hàng ngày tới bữa cơm (thường là bữa trưa hoặc chiều) dâng cơm nước cúng hương linh. Nhà có gì cúng nấy, lễ bạc mà lòng thành, tâm của chúng ta nghĩ như thế nào thì ta cứ khấn nguyện thỉnh mời, dâng cơm, rót nước. Nếu biết nghi lễ, cúng cơm theo nghi thức cúng tiến hương linh thì càng tốt.
Việc thân nhân lo cúng cơm và tụng kinh, niệm Phật để hồi hướng cho người chết, nếu đủ duyên, nên thực hiện liên tục cho đến 49 ngày. Trong trường hợp thiếu duyên thì gia đình tập trung cúng kính, cầu siêu chủ yếu vào các ngày tuần thất.
Với các phật tử thì tiếp đó sẽ phát nguyện tu tập như tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, lễ Phật, sám hối, bố thí, cúng dường… rồi hồi hướng công đức phước báo đến các hương linh - là việc cực kỳ quan trọng bởi người mất được cho là rất mong mỏi thân nhân làm những việc này.
Lễ cầu siêu hay tụng kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, hoặc tùy chủ lễ mà tụng bất cứ kinh điển nào trong truyền thống Nguyên thủy hay Đại thừa để hồi hướng cầu siêu. Niệm Phật có thể niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, niệm ân đức Phật bảo, danh hiệu chư vị Bồ tát và Thánh chúng. Niệm càng lâu và nhất tâm thì càng tốt.
Sau khi niệm Phật xong thì hồi hướng công đức cho hương linh. Các pháp tu khác như tọa thiền, lễ Phật, sám hối… đều có công đức đem hồi hướng, mong cho hương linh được sinh về cõi lành.
Cầu siêu là một nghi thức tâm linh quan trọng, giúp hương linh thoát khỏi cảnh lang thang vất vưởng, siêu sinh Tịnh độ. Nhờ lễ này gia đình người đã mất nương năng lực gia trì của chư Phật cùng trải tâm từ bi và tình yêu thương gửi đến người quá cố.
Kinh điển cũng dạy rằng, trong trạng thái trung ấm, vong linh trở nên vô cùng thông minh, hơn chín lần khi họ còn sống. Họ có nhiều năng lực thần thông như có thể đọc được tâm của người khác, biết được gia đình quyến thuộc có thực sự yêu thương hay lại vui sướng trước cái chết của họ. Vì thần thức quá linh thông, họ lại càng đau đớn khổ sở hơn khi biết rằng những người thân không thực sự quan tâm đến cảnh khổ của họ.
Theo quan điểm của Phật giáo, khi một người mất đi thì thân thể trở về với tứ đại (đất, nước, lửa, gió), thần thức hay thức tái sinh thì theo nghiệp mà thọ sinh vào cảnh giới tương ứng. Do đó, nếu đủ nhân duyên thì tổ chức một tang lễ bình thường với đầy đủ các lễ tiết, còn thiếu duyên (do thiên tai, giặc giã, dịch bệnh) thì tang lễ có thể giản lược, đơn giản hoặc tối giản.
Đến thời điểm thích hợp, khi tro cốt được trao cho thân nhân, con cháu và người thân có thể gửi tro cốt vào chùa (có nghi thức cầu siêu-thỉnh linh nhập tự), hoặc có thể gửi tro cốt vào nghĩa trang. Có thể xem đây là hình thức "tâm tang", để tang cho người chết ở trong lòng, không có các nghi thức tang lễ như bình thường. Việc này tuy tối giản, nhưng nếu thân nhân biết tu tập phước huệ để hồi hướng thì hương linh vẫn được lợi ích vô lượng.
Nếu người sống tham dự khóa lễ cầu siêu cần tập trung để vong linh nghe theo lời khai thị giáo pháp của bậc Thượng sư giác ngộ thì sẽ vô cùng lợi lạc và giúp vong linh tức thời được siêu thoát. Có 5 điều kiện để khóa lễ cầu siêu được trọn vẹn công đức:
1. Hành đàn thanh tịnh:
2. Động cơ thanh tịnh:
3. Sự cảm ứng gia trì của chư Phật:
4. Sự hiện diện của gia đình, người thân:
5. Hồi hướng thanh tịnh:
Dự lễ cầu siêu cần tập trung, không nên rời đàn lễ giữa chừng, nhất là bỏ phần cuối rất quan trọng của khóa lễ - đó là mỗi người tự khấn nguyện, gửi đến ông bà, cha mẹ những lời nói, những tâm tình để ông bà, gia tiên yên tâm thăng mây vãng sinh cõi Phật.
Vì vậy mọi người cần dự hết đàn lễ cầu siêu với tâm thành, rồi tập trung công đức lớn lao hồi hướng, gửi sức mạnh an lành như đám mây năng lượng tới người đã mất, tới gia tiên để nâng đỡ các hương linh nhẹ gót vãng sinh cõi Phật. Từ đó giúp tâm người sống thanh thản và cuộc sống an bình, suôn sẻ.
'Nhân tố' gây sốt tại 'Chị đẹp đạp gió 2024' sống trong căn hộ đập thông 300m2, nhà đẹp như đi nghỉ dưỡng
Ở - 7 giờ trướcGĐXH - Cơ ngơi này rộng 330m2, được đập thông từ hai căn hộ liền nhau.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Mẹo vặt - 8 giờ trướcGĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
Những nơi không nên đến ở tuổi 49
Phong thủy - 12 giờ trướcGĐXH - Ở tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
Những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông
Không gian sống - 14 giờ trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.
Cách trồng cây trà hoa vàng
Không gian sống - 14 giờ trướcNếu biết cách trồng cây trà hoa vàng và chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có trong khu vườn của mình những chậu cảnh sang chảnh và cũng là cây thuốc quý giá.
Nhiều người không biết rằng sau khi vứt bỏ 5 thứ này ở nhà, cuộc sống sẽ trở nên suôn sẻ hơn!
Không gian sống - 15 giờ trướcHãy cùng xem đó là những thứ gì nhé!
Những điều đại kỵ trong phong thủy nhà bếp
Phong thủy - 1 ngày trướcGĐXH - Trong phong thủy, căn bếp có ý nghĩa rất quan trọng quyết định tiền tài, sức khỏe cho gia chủ và những người sinh sống trong gia đình. Dưới đây là những điều đại kỵ không nên phạm phải khi bạn xây dựng căn bếp của mình.
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng từng khiến netizen 'mất ngủ' vì xinh như lai Tây sở hữu cơ ngơi sang chảnh
Không gian sống - 1 ngày trướcGĐXH - Căn hộ có diện tích khoảng 105m2 được thiết kế theo phong cách hiện đại là tổ ấm của diễn viên Thuỷ Bi và ông xã doanh nhân.
Top các loại hoa để bàn làm việc giúp chiêu tài vượng khí phù hợp với từng mệnh
Phong thủy - 1 ngày trướcGĐXH - Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, việc lựa chọn hoa để bàn theo phong thủy cũng đóng vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top những loại hoa để bàn làm việc phù hợp với từng mệnh.
Khu vườn rộng 190m2 của nữ giáo viên tiểu học: Một thế giới hoa với đủ màu sắc, học sinh đến nghiên cứu tự do
Không gian sống - 1 ngày trướcKhu vườn với đủ mọi loại hoa khoe sắc, là tâm huyết rất lâu của cô giáo tiểu học.
Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc
Phong thủyGĐXH - Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.