Nhiễm trùng huyết vì nặn mụn, việc nhỏ nhưng lại gây họa lớn
GiadinhNet – Sau khi nặn mụn, người bệnh bị sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết.
Mới đây, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã tiếp nhận và xử lý cho một trường hợp bị nhiễm trùng huyết vì tự ý nặn mụn trên cơ thể. Theo đó, bệnh nhân là bà T.H.M (46 tuổi, trú tại TP HCM) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, người ớn lạnh, đau nhức cơ thể, tim đập nhanh.
Khai thác tiểu sử được biết, trước đó không lâu, thấy vùng mông xuất hiện nốt mụn, bà M có dùng tay để sờ và gãi cho đỡ ngứa. Sau đó vài ngày, thấy mụn càng sưng to và gây đau, người phụ nữ này đã dùng tay gãi mạnh và bóp mủ bên trong.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên tự ý nặn mụn để tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Ảnh minh họa
Sau hành động này, bà M bị sốt, mạch và tim đập nhanh nên lập tức được gia đình đưa đi viện khám. Tại đây, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán, bà M bị nhiễm trùng huyết do hành động nặn mụn gây ra.
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên có người gặp họa vì nặn mụn. Trước đó, ngay trong tháng 6 vừa qua, một bà mẹ trẻ sống tại Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện của chính bản thân mình khi suýt khiến đứa con 3 tuổi nguy hiểm tính mạng. Và tai họa cũng xuất phát từ việc tự ý nặn mụn mủ trên đùi con.
Theo lời kể của người mẹ này, ngay sau khi nặn mụn, con trai chị lên cơn sốt cao gần 40 độ. Uống hạ sốt không hạ và bé bị phát ban toàn thân. Khi ấy, hai vợ chồng vội đưa con đi viện mới biết, con bị bội nhiễm, phải truyền kháng sinh. Nếu không đáp ứng, bé sẽ phải cấy máu. Rất may cho gia đình chị, bé đáp ứng thuốc tốt và đã ổn định, không nguy hiểm tính mạng.
Không may mắn như trường hợp của cậu bé trên, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã từng tiếp nhận một nam thanh niên sống tại Hà Nội vào viện trong trạng thái sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt, nhận thức lơ mơ, chân tay tím tái. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng.
Được biết, trước đó gần 1 tuần, người này có nặn mụn trứng cá trên mặt, sau đó, xuất hiện một nốt sưng to ở mũi. Bệnh nhân bị sốt cao đã mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ. Tại bệnh viện, dù được cấp cứu, lọc máu tích cực nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Theo các bác sĩ, mụn là một bệnh lý về da, xuất hiện khi có sự thay đổi nội tiết bên trong cơ thể, nhất là ở lứa tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, khi có sự tác động từ môi trường bên ngoài, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn mà không được vệ sinh sạch sẽ, các lỗ chân lông, tuyến bã nhờn sẽ bị bít tắc và sinh ra mụn. Các loại mụn thường là mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ.
Trên thực tế, nhiều người thường nghĩ mụn là vấn đề đơn giản nên thường chủ quan. Tuy nhiên, theo BS Trương Lê Anh Tuấn, Trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu TP HCM), người bị mụn rất hay mắc sai lầm trong điều trị, làm cho tình trạng mụn nặng thêm, trong đó, đáng chú ý là việc hay dùng tay bóp, nặn mụn. Việc nặn mụn không đúng cách, nhất là khi tay bẩn có thể gia tăng tình trạng nhiễm trùng, dễ lây sang các vùng khác, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiều trường hợp, từ những nốt mụn thông thường, nếu bị nhiễm trùng, có thể thành nhọt và kéo theo các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, những nốt mụn mủ, nếu không được xử lý đúng cách, rất dễ biến chứng thành mụn đinh râu. Loại mụn này rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với trẻ nhỏ bị mụn, ngoài việc nặn mụn của con, kể cả khi chưa "chín", nhiều bố mẹ cũng mắc sai lầm khi tự ý dán cao, đắp các loại thuốc nam vào vết mụn để cho mụn chóng xẹp. Thực tế, đã có trường hợp trẻ phải nhập viện cấp cứu vì hoại tử vùng bụng do mẹ đắp cao trị mụn cho con.
Do đó, để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng, các chuyên gia khuyến cáo, khi bị nổi mụn, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát vùng bị mụn. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt, tuyệt đối không được dùng tay, nhất là tay bẩn để nặn. Không đắp bất cứ thứ gì lên nốt mụn. Nếu nốt mụn bị sưng, tấy đỏ, gây sốt, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
N.Mai

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 19 phút trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 2 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 13 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 1 ngày trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...