Nhiều kết quả tích cực trong quá trình thay đổi truyền thông về dân số ở Đồng Nai
GiadinhNet - Theo thống kê của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, cả nước hiện có 21/63 tỉnh, thành có mức sinh thấp (dưới 2,1 con/mẹ), trong đó có Đồng Nai.
Dân số Đồng Nai ước khoảng 3,3 triệu người (số liệu thống kê năm 2020). Tuy nhiên, công tác dân số trên địa bàn tỉnh cũng đang đứng trước những thách thức mới. Dù Đồng Nai chưa phải là địa phương có mức sinh thay thế quá thấp so với bình quân cả nước, nhưng mức sinh những năm gần đây cho thấy đang có xu hướng dần sụt giảm.
BSCKII Lê Phương Lan, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình cho biết, thời gian qua, Đồng Nai đã đạt được nhiều thách tích đáng kể trong công tác dân số.

Chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lê Phương Lan tặng giấy khen cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác dân số. Ảnh: Báo Đồng Nai
Giai đoạn 2011-2020, Đồng Nai đã làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình như: khống chế được tốc độ gia tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,12% năm 2011 giảm còn 0,93% năm 2019. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm từng năm…
Cũng trong giai đoạn này, hệ thống dân số đã tổ chức tốt các hoạt động truyền thông để cộng đồng hiểu được lợi ích của tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, giúp các bà mẹ có cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Sau 5 năm thực hiện dự án Tầm soát các dị dạng, bệnh tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, Đồng Nai đã đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, cụ thể: tỷ lệ sàng lọc trước sinh bằng kỹ thuật siêu âm đạt 92%, vượt 17% chỉ tiêu giao (trong đó sàng lọc 4 bệnh thường gặp đạt 35%); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 84%; tỷ số giới tính khi sinh duy trì ở mức 107-109 bé trai/100 bé gái. Số người cao tuổi được quản lý và khám sức khỏe hằng năm đều tăng, từ hơn 18 ngàn người được khám sức khỏe năm 2016 lên 102,9 ngàn người vào năm 2020.
Sau 10 năm thực hiện Chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản, thông qua các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số được triển khai đã giúp cho người dân có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số đã được cải thiện, đặc biệt là sức khỏe bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chính sách dân số của Việt Nam chú trọng kế hoạch hóa gia đình, nghĩa là giảm sinh. Kết quả tổng điều tra dân số năm 2019, mức sinh thay thế của Đồng Nai là 1,9 con/mẹ cho thấy, so với mức sinh trung bình của cả nước là 2,1 con/mẹ thì Đồng Nai lại được xếp vào nhóm những địa phương có mức sinh thấp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: nhu cầu ăn ở, áp lực học hành, lối sống hưởng thụ và mong muốn nâng cao chất lượng sống ở thế hệ trẻ… khiến nhiều cặp vợ chồng ngại sinh con.
Ngoài ra, tình trạng vô sinh thứ phát thời gian gần đây cũng diễn ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nhiễm khuẩn đường sinh sản, nạo phá thai nhiều lần, sử dụng rượu bia, thuốc lá ở nam giới… Nhiều cặp vợ chồng sau khi sinh con đầu lòng, đến khi muốn sinh thêm con thứ hai thì không được, tình trạng ly hôn có chiều hướng gia tăng.
Tình trạng mức sinh thay thế thấp nếu kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như: già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, tác động rất lớn đến phát triển bền vững cho kinh tế vùng và cho cả nước.
Thay đổi thông điệp truyền thông về dân số
Trước kia, thông điệp truyền thông là Mỗi cặp vợ chồng nên sinh từ 1-2 con để nuôi dạy cho tốt, nay cần được thay đổi là "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con" nhằm thực hiện thành công Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Đồng Nai thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030.
Với trách nhiệm là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo UBND tỉnh chính sách về dân số, tỉnh đang dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện chương trình điều chỉnh mức sinh của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, đề xuất chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, với các nội dung như: phát triển các CLB kết bạn trăm năm; hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn quá sớm hoặc quá muộn, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi... giảm sinh con thứ ba trở lên.
Đồng thời, chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị; tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; bổ sung tiêu chí cặp vợ chồng sinh đủ 2 con trong tiêu chí được ưu tiên mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn. Động viên các bà mẹ, tạo điều kiện cho các bà mẹ sau sinh trở lại công việc thuận lợi hơn; đề xuất những giải pháp tốt hơn để chăm sóc trẻ sau sinh…

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.