Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn
GiadinhNet – Trong lễ Vu lan, các tăng ni và nhiều người dân hay đọc bài văn khấn cô hồn… bắt nguồn từ một bài thơ song thất lục bát.
Bài văn khấn cô hồn tuyệt hay
Có lần nhà tôi mời một thầy cúng về làm lễ Vu lan ở nhà. Tới phần cúng cô hồn (chúng sinh) tôi đứng bên để có việc gì thì thầy sai bảo. Tôi thấy thầy cúng ngồi trong nhà, mặt hướng ra mâm lễ ngoài đường ngân nga khấn một bài văn vần thu hút tôi ngay từ những câu thơ đầu tiên, với cảnh chiều Thu ảm đạm rất thực, như gạch nối cảm thông giữa người sống với các linh hồn... và càng nghe càng xúc động, từng câu thấm đẫm lòng người:
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi mây lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều Thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng…
… Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
Còn chi ai quý, ai hèn.
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?...
Lễ cúng cô hồn. Ảnh minh họa.
Tôi hỏi thì thầy cúng cho biết đó là bài "Văn tế thập loại chúng sanh" của đại thi hào Nguyễn Du. Sau đó tôi đi tìm nguồn gốc bài văn này, mới biết hơn 300 năm qua bài văn tế với những sáng thơ tuyệt hay này được rất nhiều người phân tích, viết và xuất bản thành sách và có những cái tên khác như "Chiêu hồn thập loại chúng sanh", "Văn chiêu hồn", "Chiêu hồn ca", "Kinh chiêu hồn"… Bài văn tế được nhiều sư thầy, một số thầy cúng và cả phật tử đọc như một bài kinh khấn cúng cô hồn mỗi dịp lễ Vu lan.
Bài "Văn tế thập loại chúng sanh" có 184 câu thơ, viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ song thất lục bát (hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ và một câu 8 chữ). Bài khấn rất dài mà nhiều thầy cúng đọc thuộc lòng cũng hết 15-20 phút.
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu trong Thư viện Hoa Sen (kho sách lớn của Phật giáo) thì "Văn tế thập loại chúng sinh" được cụ Nguyễn Du sáng tác sau một trận dịch khủng khiếp giết hại hàng ngàn người. Khi ấy cả nước Việt nặng nề âm khí, các chùa đều lập đàn cúng tế, nguyện cầu cho các vong hồn được siêu thăng giải thoát.
Một cuốn sách "Văn tế thập loại chúng sinh".
Vì sao "Văn tế thập loại chúng sanh" truyền tới ngày nay?
Văn tế có thể là văn vần, văn xuôi, hay một bài văn biền ngẫu (có nhiều câu đối nhau thành từng cặp) là bài văn tụng khi cúng tế người đã chết nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người quá cố.
Văn tế khác điếu văn. Điếu văn - là bài văn đọc khi đến viếng người vừa chết, chưa mai táng, để an ủi người thân của người vừa chết, gởi lời thương xót cùng kỷ niệm với người chết.
Mâm cúng chúng sinh. Ảnh minh họa.
Theo giải thích của Đại đức Thích Trí Hiến (Tổ đình Hưng Khánh, Bình Đình), trong quan niệm dân gian Việt Nam cho cái "chết" có 2 hình thức là chết bình thường và chết không bình thường.
Cái chết bình thường là chết do tuổi già, bệnh tật - có người hương khói, thờ cúng.
Cái chết không bình thường là chết bất đắc kỳ tử do tai nạn, gươm đao, bão lũ… khiến linh hồn bị trở thành cô hồn (do không được chôn cất, hoặc được chôn nhưng không có thân nhân biết để chăm sóc thờ cúng, bảo quản mộ phần…), hoặc những linh hồn tội lỗi khi chết bị giữ lại địa ngục, không được đi đầu thai.
Tới dịp Rằm tháng 7 âm lịch các cô hồn mới được thả khỏi địa ngục để được tự do, ăn uống no nê… gọi là ngày xá tội vong nhân, và lễ Vu lan được coi như ngày giỗ chung của mọi loại chúng sinh.
Mâm lễ cúng cô hồn. Ảnh minh họa.
Nhiều người thắc mắc sao có nhiều loại chúng sinh, mà trong bài "Văn tế thập loại chúng sanh" chỉ nói có "thập loại"? Các nhà nghiên cứu cho rằng, chữ "thập loại" nghĩa đen là 10 loại, nhưng ở bài "Văn tế thập loại chúng sanh" thì có nghĩa là đủ hết mọi loài (dù trong bài chỉ có 14 loại cô hồn). Chữ "chúng sinh" trong bài cũng chỉ để nói đến con người.
Mỗi loại chúng sinh, mỗi cô hồn một cảnh ngộ, nhưng đều bất hạnh trong cuộc đời, tuy họ ở cõi âm nhưng cụ Nguyễn Du đã cảm thông sâu sắc mọi cảnh ngộ và thể hiện lòng thương đến mọi loại cô hồn.
Và theo tục lệ tiết tháng 7 người sống sắm lễ vật để cúng tế, đọc văn khấn kêu gọi các vong hồn "Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa"…" đến dự lễ cúng thí thực và đọc văn khấn chiêu hồn để các cô hồn đến hưởng lễ vật cúng tế, rồi tới các chùa để nghe tụng kinh niệm Phật Bài, cầu nguyện cho các cô hồn được giải thoát trong dịp lể Vu lan để có thể giải thoát đi đầu thai, hay thoát khỏi kiếp luân hồi.
Mâm cúng chúng sinh và vật phóng sinh. Ảnh minh họa.
Pháp Phật nhiệm mầu và triết thuyết từ bi của nhà Phật sẽ giúp các oan hồn rửa thù, trút oán để tỉnh giấc mê mà vượt khỏi cảnh luân hồi. Các cô hồn vào chùa hưởng lễ vật cúng tế, nương vào chư Phật để có thể được cứu độ mà siêu thoát.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chỉ bát cháo nén nhang,
Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Văn tế thập loại chúng sinh. Ảnh minh họa.
Theo sư thầy Thích Trí Hóa (chủa Bằng A, Hà Nội), lễ Vu lan Rằm tháng 7 âm lịch là lễ trọng thể của Phật giáo, lòng đại từ, đại bi của chư Phật là tình thương bao la cả người sống và người ở cõi âm, và bài "Văn tế thập loại chúng sinh" của đại thi hào Nguyễn Du đã truyền từ đời này sang đời khác, trở thành văn khấn cô hồn tuyệt hay được tụng trong các mùa Vu lan đại lễ.
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu 1765 tại làng Tiên Điền (huyện Nghi xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Ông mồ côi cha mẹ, được người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khải đem về nuôi.
Nguyễn Du tư chất thông minh. 19 tuổi đã đậu Tú tài, nhưng không ra làm quan. Năm 1802 Gia Long thống nhất sơn hà, và muốn chiêu dụng nhân tài, mời Nguyễn Du ra làm quan, được thăng Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, và cử làm Chánh sứ sang triều cống nhà Thanh, rồi thăng Hữu Tham Chi Bộ Lễ… Nguyễn Du là vị quan rất thanh liêm, làm quan tới 55 tuổi thì bị bệnh mất.
Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ
Không gian sống - 4 giờ trướcGĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.
Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024
Ở - 4 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.
Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!
Mẹo vặt - 7 giờ trướcCuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước
Mẹo vặt - 7 giờ trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng
Không gian sống - 7 giờ trướcDù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.
Cách trồng cây chanh trong chậu sai quả quanh năm
Mẹo vặt - 11 giờ trướcGĐXH - Cách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
Mẹo cất giữ gia vị cực hay để căn bếp luôn gọn gàng
Mẹo vặt - 13 giờ trướcVới vô số loại chai lọ gia vị khác nhau, việc sắp xếp chúng sao cho khoa học và thẩm mỹ lại là bài toán không hề đơn giản.
Cách đuổi chuột bằng long não an toàn, hiệu quả tại nhà
Mẹo vặt - 15 giờ trướcGĐXH - Đối mặt với nạn diệt chuột, người ta đã tìm ra nhiều phương pháp để đuổi chúng. Một trong số đó là dùng long não đuổi chuột bởi nó có khả năng tạo ra mùi hôi gây khó chịu cho chuột, khiến chúng phải bỏ đi.
Ý nghĩa của việc trồng cây vạn tuế trước nhà
Phong thủy - 1 ngày trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
Có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu?
Mẹo vặt - 1 ngày trướcNhiều người thắc mắc liệu có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, việc cắm điện liên tục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và đảm bảo an toàn hay không.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Mẹo vặtGĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.