Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và can thiệp di truyền

Thứ tư, 19:16 19/10/2022 | Y tế

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, các bệnh lý di truyền ngày càng có xu hướng gia tăng. Các bệnh lý di truyền ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng dân số. Trong việc chẩn đoán và can thiệp di truyền đã có nhiều tiến bộ.

Hội nghị khoa học của Hội Di truyền y học Việt Nam năm 2022 diễn ra trong hai ngày 18/10 và 19/10 đã có sự tham gia của hơn 500 chuyên gia từ các bệnh viện về sản phụ khoa, nhi khoa hàng đầu Việt Nam, các hội liên quan như Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Giới tính Việt Nam, Hội Sản phụ khoa, hội hình thái học, hội tim mạch…

Các chuyên gia đã chỉ ra, cùng với sự phát triển của xã hội, mô hình bệnh tật cũng thay đổi, các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng ngày càng giảm, các bệnh không lây nhiễm trong đó có các bệnh di truyền chiếm một tỷ lệ ngày càng đáng kể và có xu hướng ngày càng tăng. Một số bệnh lý di truyền nguy hiểm phổ biến như ung thư, bệnh down, bệnh động kinh, Thalassemia… Các bệnh lý di truyền nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi về sau.

Nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và can thiệp di truyền - Ảnh 1.

Nhiều kĩ thuật mới liên quan đến lĩnh vực di truyền học đã được chia sẻ tại hội nghị Di truyền y học Việt Nam năm 2022. Ảnh TG

Những năm gần đây, lĩnh vực di truyền học đã đạt được nhiều bước tiến mới với sự phát triển của các kỹ thuật di truyền, góp phần thay đổi lớn trên nhiều lĩnh vực như y dược, sinh học, nông nghiệp… Đặc biệt, trong y học việc ứng dụng các thành tự của di truyền học đã mang đến nhiều đột phá trong chẩn đoán, điều trị bệnh, nhất là các bệnh lý di truyền. Di truyền y học tác động đến tất cả các lĩnh vực y học như: hỗ trợ sinh sản, ung bướu, huyết học, tim mạch…

PGS.TS.BS Trần Đức Phấn (Chủ tịch hội di truyền y học Việt Nam) cho biết, các kỹ thuật di truyền phát triển với tốc độ nhanh đã giúp cho việc sàng lọc, chẩn đoán bệnh di truyền có những bước tiến đáng kinh ngạc. Sự phát triển nhanh này là cơ hội cho chẩn đoán, nó còn là cơ sở cho việc can thiệp di truyền và phòng, điều trị các bệnh di truyền. Tuy nhiên nó cũng tạo ra các thách thức cho những người làm về di truyền y học và những chuyên ngành có liên quan.

Nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và can thiệp di truyền - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Trần Đức Phấn (Chủ tịch hội di truyền y học Việt Nam) cho biết hiện có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và can thiệp di truyền. Ảnh TG

Tại hội nghị khoa học lần này, các chuyên gia đầu ngành của Di truyền y học Việt Nam đã cập nhật nhiều nghiên cứu mới ở Việt Nam về sàng lọc, chẩn đoán bệnh di truyền, cập nhật các tiến bộ mới về chẩn đoán bệnh di truyền. Đây cũng là một diễn đàn dành cho các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động di truyền y học.

Trong đó, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận nhiều chuyên đề về các kỹ thuật mới như: Sàng lọc, chẩn đoán bệnh di truyền và Y học hệ gen; Chẩn đoán trước sinh; Di truyền sinh sản; Di truyền bệnh hiếm và sàng lọc sơ sinh; Di truyền thần kinh, ty thể, tim mạch, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; Di truyền ung thư + Huyết học + Miễn dịch…

Hội nghị khoa học lần này cũng cho thấy nhu cầu cần trao đổi khoa học, việc nghiên cứu về di truyền y học ở Việt Nam đang phát triển mạnh. Việc áp dụng các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu, phân tích di truyền sẽ hiện thực hóa những lý thuyết trên lâm sàng, hỗ trợ cho y bác sĩ trong việc tìm nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị bệnh. Từ đó góp phần vào sàng lọc chẩn đoán bệnh di truyền làm cơ sở cho can thiệp di truyền giúp chăm sóc sức khỏe bệnh tật tốt hơn.

Hiện nay trong chẩn đoán và can thiệp di truyền đã có nhiều tiến bộ. PGS.TS.BS Trần Đức Phấn cho biết, trong can can thiệp di truyền đã có các tiến bộ. Điều trị bệnh di truyền người ta đi từ ghép gen (chỉ có tác dụng trong các bệnh di truyền gen lặn) sang can thiệp gen. Can thiệp gen là dùng kỹ thuật di truyền gây đột biến để sửa các bất thường trở lại bình thường. Ngày nay công cụ CRISPR/Cas có thể tạo ra các chỉnh sửa base chính xác. Việc tạo sinh phẩm cho điều trị từ sản xuất sinh phẩm bằng ghép, chuyển gen (sản xuất insulin bằng Ecoli đến việc đưa mRNA vào tế bào người để sản xuất kháng thể, tạo miễn dich (công nghên DNA trong sản xuất vaccine covid).

Ngoài ra, cho đến nay một loạt công nghệ tế bào gốc đã và đang mang lại hy vọng trong điều trị vô sinh. Liệu pháp tế bào gốc là một tiếp cận bổ sung và thay thế cho ART để cải thiện kết quả điều trị vô sinh ở người. Cùng với đó, tế bào gốc còn được ứng dụng điều trị trong nhiều bệnh huyết học, răng hàm mặt, điều trị các bệnh tự miễn, tiểu đường, bệnh thần kinh, tim mạch, mắt, chấn thương chỉnh hình… Tế bào gốc còn dùng để tạo mô tương lai.

Con khóc đêm nhiều, mẹ định làm chuyện dại dột và những hệ lụy đau lòng từ trầm cảm sau sinhCon khóc đêm nhiều, mẹ định làm chuyện dại dột và những hệ lụy đau lòng từ trầm cảm sau sinh

GiadinhNet – Theo chuyên gia tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh rơi vào khoảng 33% sản phụ. Nếu không được nhận biết và can thiệp sớm, trầm cảm sau sinh kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy đau lòng.

Hà My
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu

Y tế - 16 phút trước

GĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống

Y tế - 4 giờ trước

Từ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 3 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 4 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 5 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 6 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Top