Nhiều trường đại học bất ngờ tăng học phí, tân sinh viên bị "úp sọt"
Những ngày qua, thí sinh trúng tuyển đợt 1 năm 2017 rục rịch chuẩn bị cho cuộc sống của tân sinh viên, “khăn gói” về trường để làm thủ tục nhập học. Thế nhưng, nhiều em đã bị “sốc” khi nhà trường thông báo về mức học phí tăng “chóng mặt” so với các năm trước.

Học phí đại học tăng sẽ là một áp lực lớn với những sinh viên điều kiện kinh tế gia đình không được khá giả. Ảnh: Hải Nguyễn
Trước đó, ngay khi vừa được phê duyệt đề án tự chủ, nhiều trường liền tăng học phí lên gấp 2-4 lần.
Sinh viên hoang mang vì bị “úp sọt”
Một tuần qua, các tân sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội bày tỏ sự hoang mang, khi trên fanpage của nhà trường thông báo về “Đề án thí điểm mức thu học phí mới”.
Cụ thể, đối với các sinh viên trúng tuyển, nộp hồ sơ nhập học sau ngày 4.7, trường sẽ áp dụng thu mức học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2017 - 2018 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm - tăng gấp đôi so với trước.
“Nếu biết trước, em đã chọn đăng ký nguyện vọng ưu tiên vào Đại học Thương mại. Em thích trường này nhưng năm nay trường tăng học phí, nên chọn Đại học Công nghiệp vì nghĩ học phí thấp hơn. Ai ngờ lên nhập học mới biết học phí cũng tăng gấp đôi. Em thật sự bị sốc, vì nhà em cũng không khá giả. Tiền ăn, tiền trọ đắt đỏ, nay lại thêm gánh nặng học phí nữa” – Thu Trang (Nam Định) chia sẻ.
Tương tự Nguyễn Thành Tuấn (Hưng Yên) chưa kịp vui mừng khi nhận giấy báo trúng tuyển, thì nghe tin năm học 2017-2018, Đại học Công nghiệp tăng học phí. Tuấn đang suy nghĩ có nên học hay không, vì lo chi phí đi học tốn kém, lại chưa biết ra trường có xin được việc hay không.
Ngoài ĐH Công nghiệp, hàng loạt trường khác cũng tiến hành tăng học phí khi được phê duyệt đề án tự chủ. Có điều, nhiều trường không thông báo trước cho người học về kế hoạch tự chủ của mình, khiến sinh viên “trở tay không kịp”.
Nhiều sinh viên của Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đang hoang mang vì từ năm 2018, học phí của trường sẽ tăng từ 2,5-4 lần, lên tới 4,4 triệu đồng/tháng với ngành bác sĩ đa khoa. Điều đáng nói, tháng 3.2017 (thời điểm trước khi thí sinh đăng ký dự thi), trường này công bố đề án tuyển sinh trên web của Bộ GDĐT nhưng thông tin về học phí không đúng với quy chế.
Thay vì phải nêu rõ mức học phí dự kiến thì mục này chỉ vỏn vẹn một câu: “Nhà trường sẽ công bố trên website sau khi được UBND TPHCM phê duyệt đề án tự chủ tài chính”.
Không ít trường khác cũng như vậy. Nhiều sinh viên bày tỏ cảm giác như bị “lừa”, trong khi quy chế tuyển sinh yêu cầu phải công khai trong đề án tuyển sinh, thì các trường cứ úp mở.
Mức học phí cao cũng là một trong những rào cản, nỗi lo đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Tự chủ là tăng học phí?
Hiện Chính phủ đang soạn thảo nghị định về cơ chế của các trường ĐH, CĐ phấn đấu đến năm 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều hoạt động tự chủ. Và khi các trường tiến hành tự chủ, thì nguồn kinh phí chi thường xuyên “bao cấp” của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, các trường ĐH sẽ buộc phải tăng học phí.
“Việc tự chủ là tất yếu, là thuộc tính của ĐH. Tự chủ không chỉ có tăng học phí, mà còn tự chủ về mặt học thuật, về bộ máy, chất lượng. Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng, trường ĐH phải có tiền để đầu tư, nên tăng học phí là tất yếu. Nhưng rõ ràng, người học không đóng thì Nhà nước phải hỗ trợ, Nhà nước không chi thì người học phải đóng. Không thì nhà trường lấy đâu kinh phí để đầu tư cho chất lượng giáo dục, trang thiết bị, trả lương cho giảng viên...” – PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội - bày tỏ quan điểm.
Tuy nhiên, khi các trường thực hiện tăng học phí sẽ gây khó khăn lớn cho đông đảo NLĐ có thu nhập thấp có con đi học đại học.
Dù ủng hộ cơ chế tự chủ đại học, Khổng Văn Quang – SV Đại học Y Hà Nội - vẫn bày tỏ băn khoăn về cách tăng học phí quá đột ngột và quá cao của các trường hiện nay. Quang cho rằng, các trường ĐH hãy nghĩ đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, trước khi tăng học phí. Cứ đà này, dần dần chỉ con nhà giàu đi học ngành y, hay những ngành hot nhất trong các trường ĐH. Con nhà nghèo, dù có muốn cũng đành ngậm ngùi vì không đủ tiềm lực kinh tế để theo.
Theo Lao động

Cận cảnh cầu vượt 'đắp chiếu' nhiều năm chuẩn bị được giải cứu ở Hà Nội
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Sau 5 năm "đắp chiếu" vì vướng giải phóng mặt bằng, dự án cầu vượt nút giao Phạm Tu – tỉnh lộ 70 – Phúc La tại huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) sắp được “giải cứu” khi Hà Nội lên kế hoạch thu hồi đất của gần 200 hộ dân trong quý II/2025.

Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan quân đội phục viên 2025 được quy định thế nào?
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên thì được hưởng chế độ, chính sách gì? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025
Giáo dục - 11 giờ trướcDưới đây là top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025, mời phụ huynh học sinh cùng tham khảo.

Con giáp chia tay vận xui đón cơn mưa tài lộc cuối tháng 4 Âm lịch
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé.

Quảng Bình siết chặt xử lý ‘quái xế’ tại các điểm du lịch
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm giao thông tại các điểm du lịch ở Quảng Bình diễn ra phổ biến, gây mất an toàn và mỹ quan du lịch. Lực lượng chức năng đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần xây dựng hình ảnh một Quảng Bình an toàn, văn minh trong mắt du khách.

Người phụ nữ sinh liền 5 con và tái phạm đặc biệt nguy hiểm ở Phú Quốc
Pháp luật - 13 giờ trướcLợi dụng chính sách nhân đạo, người phụ nữ ở Phú Quốc sinh liền 5 người con, mỗi lần cách nhau dưới 3 năm, nhằm tránh thi hành án.

Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2025 sẽ tuyên dương 30 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH – Chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” năm 2025 được triển khai từ tháng 5 đến tháng 12/2025 sẽ tuyên dương 30 đại biểu là thanh niên khuyết tật tiêu biểu. Chương trình năm nay cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi khác nhằm hỗ trợ thanh niên khuyết tật.

Người dân, phật tử trang nghiêm, thành kính đón mùa Đại lễ Phật đản
Xã hội - 13 giờ trướcHướng tới mùa Phật đản 2025 - Phật lịch 2569 (15/4) nhiều nơi trên cả nước đang ngập tràn trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng và rực rỡ sắc màu.

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?
Giáo dục - 15 giờ trướcGĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?

Hà Nội: Ba học sinh thương vong khi dùng gậy sắt để lấy diều mắc trên đường dây điện
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Dùng gậy sắt để lấy diều mắc trên đường dây điện cao thế, 3 học sinh tại xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đã bị điện giật. Sự việc khiến 1 em tử vong, 2 em khác bị thương.

Miền Bắc chuẩn bị hứng chịu những trận mưa như trút nước, nơi nào là tâm điểm mưa lớn?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối nay trên cả nước nhiều nơi có mưa dông. Trong đó Bắc Bộ mưa dông gia tăng, khu vực vùng núi là tâm điểm mưa lớn. Cần đề phòng hiện tượng lốc sét và gió giật mạnh đi kèm.