Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhìn 9 thay đổi trên môi có thể đoán bệnh: Bí quyết theo dõi sức khỏe độc đáo của Đông y

Thứ năm, 11:29 18/03/2021 | Sống khỏe

Từ sự thay đổi của đôi môi, bạn có thể phán đoán được tình trạng bên trong của cơ thể mình, hãy tự chẩn đoán trong cuộc sống hàng ngày để phòng và chữa bệnh sớm nhất.

Có lẽ những thay đổi này của đôi môi có thể nhắc bạn phát hiện ra những bất thường trên cơ thể một cách sớm nhất.

1. Môi màu xanh thâm tím – Chú ý bệnh tim mạch

Khi thời tiết quá lạnh, quá trình tuần hoàn máu ở môi kém, các động mạch liên tục bị co lại, vì vậy môi của mọi người sẽ xuất hiện màu xanh thâm tím, đó là điều bình thường.

Tuy nhiên, nếu ở nhiệt độ phòng mà màu môi vẫn xanh hoặc tím nhẹ thì cần phải hết sức lưu ý. Trong khám nghiệm lâm sàng cho thấy rằng, khi tim có vấn đề, máu không thể vận chuyển kịp thời đến môi có thể khiến môi bị thâm tím.

 Nhìn 9 thay đổi trên môi có thể đoán bệnh: Bí quyết theo dõi sức khỏe độc đáo của Đông y - Ảnh 1.

(Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa)

2. Môi có xu hướng chuyển sang màu đen – Chú ý bệnh dạ dày

Môi thâm có thiên hướng màu đen không chỉ liên quan đến việc thiếu vitamin C hoặc lắng đọng sắc tố melanin, mà khi hệ tiêu hóa hoạt động bất thường, người bệnh không thể chuyển hóa kịp thời các chất trong cơ thể nên độc tố tiếp tục tích tụ cũng có thể khiến cho môi chuyển màu.

Khi môi bạn có xu hướng chuyển từ màu hồng sang màu thâm đen thì bạn nên chú ý đến dạ dày của mình.

Lúc này nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng tăng tiết dịch vị, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.

 Nhìn 9 thay đổi trên môi có thể đoán bệnh: Bí quyết theo dõi sức khỏe độc đáo của Đông y - Ảnh 2.

3. Khi môi có xu hướng chuyển sang màu vàng – Chú ý bệnh đường ruột

Vào mùa hè, nhiều người thích ăn kem hoặc đồ uống lạnh để giảm nhiệt, họ không biết rằng điều này tuy tạm thời thỏa mãn mong muốn giải khát của bạn nhưng lại không tốt cho sức khỏe.

Nếu ăn đồ lạnh thường xuyên, lượng ẩm (nhiệt độ lạnh) lớn vào cơ thể sẽ dễ dẫn đến bị tắc ruột, lâu ngày dạ dày ẩm ướt, bị can (gan) khí uất kết, môi sẽ có màu vàng nhạt.

4. Môi có xu hướng chuyển sang màu trắng nhợt nhạt – Chú ý đến chứng thiếu máu

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng môi có màu trắng nhợt nhạt chủ yếu là do khí và huyết bị thiếu hụt, đặc biệt nếu phụ nữ không chú ý bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ kinh nguyệt rất có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, sẽ khiến cho đôi môi của chị em bị trắng bệch.

Đồng thời, họ thậm chí có thể có các triệu chứng đi kèm như chóng mặt, đánh trống ngực hoặc mệt mỏi.

5. Môi có xu hướng chuyển sang màu đỏ - Chú ý chứng bốc hỏa, nóng trong

Mặc dù đôi môi của chúng ta bình thường khỏe mạnh sẽ có màu hồng hào, nhưng sẽ không bình thường nếu màu môi chuyển sang đỏ tươi như máu. Hiện tượng này đa phần là biểu hiện của huyết nhiệt, nếu không được hạ hỏa kịp thời người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như bứt rứt, nóng rát nướu, viêm loét miệng…

Vì vậy, khi có những biểu hiện tương tự thì nên chú ý thêm rằng cần phải ăn nhiều thức ăn có tính mát hơn để giảm bớt hiện tượng bốc hỏa, nóng trong.

Khi bạn bị sốt, môi bạn có thể chuyển sang màu đỏ sẫm. Người bị suy tim, thiếu oxy hoặc bệnh phổi, môi cũng sẽ có màu đỏ sẫm.

6. Môi có xu hướng dày lên – Chú ý bệnh tuyến giáp

Môi dày lên là do cơ thể không tiết đủ chất thyroxine.

Những người có môi trên mỏng thường có trái tim yếu ớt bẩm sinh hơn. Ngược lại, người có môi dưới mỏng bẩm sinh là người có dạ dày yếu.

7. Môi có xu hướng khô nứt – Chú ý đến chứng viêm phổi mãn tính

Khi thời tiết hanh khô, những người không uống đủ nước và quen thở bằng miệng sẽ có triệu chứng khô môi.

Những người thiếu các loại ngũ cốc, rau và trái cây trong chế độ ăn uống cũng rơi vào tình trạng dễ bị khô môi do thiếu vitamin C.

Uống rượu quá độ, bị viêm phổi mãn tính, các bệnh về dạ dày, cũng thường bị khô môi, do đó bạn cần hết sức lưu ý.

 Nhìn 9 thay đổi trên môi có thể đoán bệnh: Bí quyết theo dõi sức khỏe độc đáo của Đông y - Ảnh 3.

8. Viêm có nhiều vết da bong tróc – Chú ý chứng viêm loét môi

Đau và loét vùng khóe miệng cho thấy dấu hiệu bạn bị viêm môi góc miệng, bạn nên bỏ rượu, ăn nhạt nhất có thể, kiêng ăn vặt và ăn ít đồ ngọt.

Các vết phồng rộp gần môi có thể gây ra các bệnh mãn tính về dạ dày hoặc viêm phổi. Môi sưng, phồng rộp hoặc tiết dịch có thể do bạn bị viêm môi do dùng mỹ phẩm.

9. Môi có mụn hạt – Có thể bạn viêm phổi, bệnh dạ dày

Khi bạn nhìn thấy có các nốt mọc xung quanh môi, chính là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống có quá nhiều đường và cần được kiểm soát.

Ngoài ra, khi bị viêm phổi hoặc các vấn đề về dạ dày, các nốt phồng nhỏ cũng sẽ mọc trên môi.

 Nhìn 9 thay đổi trên môi có thể đoán bệnh: Bí quyết theo dõi sức khỏe độc đáo của Đông y - Ảnh 4.

Theo Doanh nghiệp Tiếp thị

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Đây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Có một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng

Bài thuốc quý từ củ gừng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Sống khỏe - 1 ngày trước

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Top