Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên 'Hãy lắng nghe cơ thể bạn" hôm nay
GiadinhNet – Theo PGS.TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nhìn lại mới thấy nhân loại đã trải qua nhiều đại dịch khủng khiếp, "Hãy lắng nghe cơ thể bạn" để chủ động ngăn ngừa bệnh dịch.
Nhìn lại lịch sử các đại dịch
Đại dịch là bệnh dịch tễ do nhiễm khuẩn, lây lan nhanh, xảy ra đồng thời ở một vùng dân cư rộng lớn. Hãy nhìn lại những trận dịch lớn đã cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha. Ảnh minh họa.
Dịch cúm
Nhà vật lý Hy Lạp Hippocrates, "Cha đẻ của Y học", đã miêu tả cúm vào năm 412 TCN. Đại dịch cúm lần đầu tiên được ghi nhận năm 1580 và kể từ đó các đại dịch cúm diễn ra cứ mỗi 10 đến 30 năm.
Đại dịch cúm 1889–1890, hay còn gọi là Cúm Nga, nhanh chóng lan về phía tây và đến Bắc Mỹ vào tháng 12 năm 1889, Nam Mỹ vào tháng 2-3 năm 1890, Ấn Độ vào tháng 2-3 năm 1890, và Úc vào tháng 3-4 năm 1890. Khoảng 1 triệu người chết do đại dịch này.
Cúm Tây Ban Nha (1918–1919). Được xác định đầu tiên vào tháng 3 năm 1918 trong một trại huấn huyện lính của Hoa Kỳ tại Camp Funston, Kansas. Tháng 10 năm 1918, nó bắt đầu lây lan thành một đại dịch toàn cầu. Trong 6 tháng đã có khoảng 50 triệu người chết;
Cúm châu Á (1957–58). Virus H2N2 đã làm khoảng 70.000 người chết ở Hoa Kỳ, được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 năm 1957.
Cúm Hồng Kông (1968–1969) làm chết khoảng 34.000 người ở Hoa Kỳ. Loại virus này được phát hiện đầu tiên ở Hồng Kông vào đầu năm 1968.
Cúm H1N1 (2009). Người ta ước tính rằng 700–1400 triệu người mắc bệnh với khoảng 150.000–575.000 trường hợp tử vong.

Dịch tả ở Camorun. Ảnh minh họa.
Dịch tả
Từ một bệnh có quy mô địa phương, bệnh tả đã trở thành một bệnh lây truyền và gây chết người nhiều nhất trong thế kỷ 19, dịch bệnh đã giết chết 10 triệu người.
Dịch tả lần 1 (1816–1826). Tới năm 1820 đã có 10.000 binh lính Anh và không biết bao nhiêu người Ấn Độ đã chết trong suốt đại dịch này. Trung Quốc, Indonesia nơi có hơn 100.000 người chết trên đảo Java và vùng biển Caspi trước khi tàn lụi. Số ca tử vong ở Nga trong cùng thời kỳ trên là hơn 2 triệu…
Dịch tả lần 2 (1829–1851). Xảy ra ở Nga, Hungary (khoảng 100.000 người chết) và Đức năm 1831, Luân Đôn năm 1832 (hơn 55.000 người chết). 2 năm sau khi dịch bùng phát ở Anh và Wales năm 1848 đã có 52.000 chết.
Dịch tả lần thứ 3 (1852–1860). Chủ yếu ảnh hưởng ở Nga, với hơn 1 triệu ca tử vong.
Dịch tả lần thứ 4 (1863–1875). Chủ yếu ở châu Âu và châu Phi. Có ít nhất 30.000 trong số 90.000 khách hành hương là nạn nhân của dịch bệnh.
Dịch tả lần thứ 5 (1881–1896). đã cướp đi sinh mạng 250.000 người ở châu Âu và ít nhất 50.000 ở châu Mỹ.
Dịch tả lần thứ 6 (1899–1923). Nga bị ảnh hưởng nặng với hơn 500.000 người chết trong 1/4 đầu của thế kỷ 20.
Dịch tả lần thứ 7 (1962–66). Bắt đầu ở Indonesia, gọi là El Tor, và sau đó đến Bangladesh năm 1963, Ấn Độ năm 1964, và Liên Xô năm 1966.

Dịch HIV bắt đầu từ năm 1969. Ảnh minh họa.
Đại dịch HIV và AIDS
Đại dịch HIV loại virus gây bệnh AIDS bắt đầu vào năm 1969. HIV là một đại dịch với tốc độ lây nhiễm khoảng 25% ở nam và đông châu Phi.
Việc cảnh báo lây truyền đã giúp làm giảm tốc độ lây nhiễm ở nhiều nước, tuy nhiên theo dự báo AIDS có thể giết chết 31 triệu dân ở Ấn Độ, ở châu Phi có thể lên đến 90–100 triệu vào năm 2025.
Dịch bệnh Ebola
Dịch bệnh Ebola tại châu Phi năm 2014 làm chết hơn 10 ngàn người. Ebola là một trong những căn bệnh được biết đến như là bệnh sốt xuất huyết. Các bệnh này do vi rút gây ra dẫn đến sốt cao và trong một số trường hợp, gây chảy máu nặng (xuất huyết). Bệnh do vi rút Ebola gây ra, đặc biệt nguy hiểm với tỉ lệ tử vong từ 50 đến 90 phần trăm người mắc.
Đậu mùa
Căn bệnh rất dễ lây lan do virus Variola. Bệnh này đã giết khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm, suốt những năm cuối thế kỷ 18. Trong thế kỷ 20, số người chết do đậu mùa ước tính 300–500 triệu.
Sau các chiến dịch tiêm vắc-xin thành công trong suốt thế kỷ 19 và 20, WHO chứng nhận đã xoá sổ bệnh đậu mùa vào tháng 12 năm 1979.
Sởi
Về lịch sử, sởi có mặt trên khắp thế giới, vì nó rất dễ lây nhiễm. Trong khoảng 150 năm qua, sởi đã giết khoảng 200 triệu người trên toàn cầu.
Lao
1/3 dân số hiện tại của thế giới bị nhiễm lao và các ca nhiễm mới hiện với tốc độ 1 ca/giây. Hàng năm, 8 triệu người phát bệnh lao, và 2 triệu người chết do bệnh này trên toàn cầu.

Bệnh phong ước tính 1-2 triệu người tàn tật vĩnh viễn. Ảnh minh họa.
Bệnh phong
Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium leprae gây ra. Đây là loại bệnh mạn tính với thời gian ủ bệnh lên đến 5 năm. Ước tính có khoảng 1 đến 2 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn do bệnh phong.
Sốt rét
Sốt rét phân bố rộng khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, gồm các phần của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350–500 triệu ca sốt rét. Dịch bệnh trở nên nổi tiếng với tên gọi "sốt La Mã" khi lần đầu xuất hiện.
Sốt vàng da
Dịch sốt vàng da đã từng tấn công New York, Philadelphia và Boston. Năm 1793, một trong những dịch bệnh sốt vàng da lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giết chết 5.000 người dân Philadelphia—chiếm gần 10% dân số thành phố.
Dịch hạch
Đại dịch Antonine từ năm 165 đến 180 (còn được gọi là đại dịch Galen (tên của bác sĩ Hy Lạp sống ở Đế quốc La Mã đã mô tả bệnh dịch này) bởi lực lượng quân đội trở về từ các chiến dịch tại vùng Cận Đông. Tổng số ca tử vong được ước tính là 5 triệu.
Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi một số họ virus và một số độc tính cao có thể gây tử vong chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue.
SARS (2002 -2003)
SARS hay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi virus. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, bùng phát dịch SARS ở Hồng Kông gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới
SARS không được tuyên bố đã được loại trừ (không giống như bệnh đậu mùa).

Virus SARS-CoV-2. Ảnh minh họa.
COVID-19 (2019-2020)
Đại dịch COVID-19 hay còn được gọi là đại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dịch bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - khi có một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại Coronavirus mới, được WHO lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.
Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỉ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.
Tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2020, đã có gần 500.000 người nhiễm, hơn 22.000 người tử vong tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ với số ca tử vong được ghi nhận nhiều nhất là ở Ý.

Súc họng miệng đúng cách để phòng COVID-19. Ảnh minh họa.
Việc chúng ta cần làm trong đại dịch: Hãy lắng nghe cơ thể bạn
Nhìn lại mới thấy nhân loại đã trải qua nhiều đại dịch kinh khủng, để chủ động ngăn ngừa bệnh dịch người dân cần chú y:
- Đầu tiên người dân tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành, vì các hướng dẫn đưa ra đã được phân tích và nghiên cứu rất kĩ trước khi ban hành.
- Sử dụng khẩu trang mọi lúc mọi nơi.
- Cần nâng cao sức đề kháng của bản thân và những người trong gia đình bằng cách ăn uống hợp lý, vệ sinh trong ăn uống.
- Làm sạch vùng họng bằng các thuốc súc họng miệng đúng cách: Mỗi lần súc 10 – 15 ml, ngâm họng bằng dịch súc họng trong 5 phút sau đó súc sạch rồi nhổ ra ngoài vào bồn, tránh để dịch bắn ra xung quanh rồi xả nước - vì dịch súc họng của bạn có thể đã chứa vi rút.
- Tập thể dục hàng ngày giúp bạn tăng cường thể lực và hy vọng virus SARS- CoV- 2 "sợ" các cơ thể cường tráng.
Và quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể bạn.
Nếu bạn có yếu tố dịch tễ như đi du lịch, đến những tụ điểm đông người... mà xuất hiện các biểu hiện chảy mũi, hắt hơi, đau họng, sốt, ho, khó thở… Hãy liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để họ đến tận nơi hỗ trợ bạn di chuyển, hoặc đến các cơ sở y tế bằng các phương tiện cá nhân, hạn chế tối đa số người đi cùng với bạn.

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào
(Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 7 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 9 giờ trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 14 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 15 giờ trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 15 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.