Những bệnh nguy cơ bùng phát mùa tựu trường bố mẹ cần lưu ý để bảo vệ con nhỏ
GiadinhNet - Đầu tháng 9, thời điểm giao mùa, tựu trường, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus phát triển, nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh. Khi bệnh sốt xuất huyết đang “hoành hành” ở cả hai miền Bắc – Nam thì nhiều trẻ nhỏ cũng đang đối diện với nhiều loại bệnh khác.
Hà Nội lo bệnh đường hô hấp lây lan
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trong các nhóm bệnh trẻ tới khám và nhập viện thì lượng trẻ mắc bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ lớn.
Đang chăm con trai chỉ mới gần 2 tuần tuổi bị viêm phổi ở Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Trần T.H (ở Bắc Giang) cho biết, cách đây vài ngày, khi con có biểu hiện chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, nôn, ăn kém, sau đó lại khó thở, khò khè, chị liền mang ngay con lên Bệnh viện Nhi Trung ương, bỏ qua luôn bệnh viện huyện, tỉnh. Trên đường di chuyển từ nhà lên viện, chị H cho biết, con trai chị có dấu hiệu khó thở hơn. Ngay khi tới viện, cháu được đưa ngay vào cấp cứu, thở bằng bình oxy. Tại đây, cháu được chẩn đoán mắc viêm phổi do nhiễm virus RSV– có thể gây bệnh nặng cho trẻ sơ sinh.
Virus RSV là tên viết tắt của virus hợp bào hô hấp (RSV – respiratory syncytial virus), là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Nhiễm RSV là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng tập trung vào các thời điểm giao mùa. Mỗi ngày, Bệnh viện Nhi Trung ương phải sàng lọc 80-120 bệnh nhân làm test RSV, 30-40% trong số đó nhiễm virus RSV. Bệnh nhân phải nhập viện chủ yếu là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
ThS.BS Trịnh Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong tổng số gần 200 ca hiện đang điều trị tại Khoa, có đến 60 ca dưới 1 tháng tuổi mắc viêm phổi do nhiễm virus RSV, đã có 3 trẻ tử vong. Điều đặc biệt, RSV là loại virus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc không cần dùng kháng sinh, chỉ điều trị triệu chứng như rửa mũi, long đờm, vỗ rung… Bệnh sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng như nhiễm thêm vi khuẩn, suy hô hấp.
BS Thu Hà cũng cho biết, những trẻ dễ mắc bệnh và có nguy cơ tử vong cao bao gồm: Trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân (suy dinh dưỡng bào thai), trẻ bị mắc các bệnh tim bẩm sinh và các bệnh mãn tính. BS Thu Hà khuyến cáo, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh như con trai chị H trên đây, các bậc phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có kế hoạch điều trị kịp thời, giúp bé thoát khỏi tình trạng khó thở là quan trọng nhất. “Nếu cha mẹ ngay lập tức đưa con lên tuyến Trung ương, sẽ vô tình khiến con nặng thêm do trẻ có thể suy hô hấp trên đường. Hơn nữa, khi các gia đình đổ dồn về tuyến cuối, bệnh nhi quá đông sẽ khó tránh lây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến bệnh nhi khác cũng như chính bản thân trẻ đang mắc bệnh”, BS Thu Hà nhấn mạnh.
Ngoài bệnh về hô hấp, mỗi ngày Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị nội trú cho khoảng 30 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, chiếm 50% số lượng khám vì các biểu hiện sốt xuất huyết hàng ngày. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 130 ca mắc tay – chân – miệng, cùng đó là bệnh đau mắt đỏ cũng rục rịch vào mùa.
TPHCM đối phó bệnh tay – chân – miệng
Sốt xuất huyết hiện là “mẫu số chung” trong các bệnh truyền nhiễm tại hai đầu đất nước. Nếu Hà Nội lo đối phó với các virus gây bệnh đường hô hấp cho trẻ, thì tại miền Nam, mỗi ngày các cơ sở y tế đang tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân tới khám vì tay – chân – miệng. Số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận gần 3.300 ca mắc bệnh. Trong tuần qua, ghi nhận 121 trường hợp mắc tay – chân - miệng.
Tại Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa thông tin với PV Báo Gia đình & Xã hội, mỗi ngày Khoa điều trị nội trú cho khoảng 40 trẻ mắc tay-chân-miệng, cao hơn nhiều so với thời gian trước tháng 8, có ngày tiếp nhận nội trú lên tới 60 trẻ. Một số trẻ có diễn biến tăng nặng phải thở máy. Hầu hết, những trẻ mắc bệnh đều dưới 3 tuổi. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, tính từ đầu tháng 8 đến nay, đã có hơn 2.000 trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng đến khám ngoại trú và hàng trăm trẻ phải nhập viện.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu cảnh báo như nôn ói nhiều, ăn uống kém, lở miệng… cha mẹ nên đưa vào bệnh viện kịp thời. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Các bác sĩ nhi khoa chia sẻ, điều đáng ngại nhất là trẻ bị các biến chứng về thần kinh, lúc đó trẻ có những biểu hiện như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình chới với, run tay run chân, đi đứng loạng choạng… Nếu bệnh diễn tiến nặng thì trẻ có thể khó thở, ảnh hưởng tuần hoàn cơ thể, tim mạch, phải phụ thuộc vào máy thở.
BS Trương Hữu Khanh lưu ý, mùa dịch tay – chân – miệng năm nay đã xuất hiện những quan niệm sai lầm khi điều trị, chăm sóc trẻ mắc bệnh, như tự ý bôi thuốc không đúng, không vệ sinh tắm rửa cho trẻ thường xuyên vì sợ nhiễm nước, nhiễm gió… Trong khi, với trẻ mắc bệnh này thì cần vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bình thường để tránh nhiễm trùng. Nếu các nốt loét trong miệng khiến trẻ đau thì có thể dùng thuốc để bôi miệng cho trẻ. Những trường hợp sốt trên 39 độ liên tục, không hạ được sốt, hoặc trong mùa dịch tay – chân – miệng này, trẻ sốt trên hai ngày mà không hết, cần đi khám ngay. Khi trẻ có dấu hiệu như giật mình, run tay chân, ói mửa… thường là dấu hiệu muộn sau khi sốt, bắt buộc phải nằm viện.
Là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, có khả năng gây thành dịch lớn nhưng tay – chân – miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa bệnh. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trước khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh… Khử trùng thường xuyên các đồ vật mà trẻ hay chạm vào như đồ chơi, các bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa…
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế chiều 31/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý, trên cả nước hiện ghi nhận hơn 54.700 ca bệnh tay - chân - miệng tại 63 tỉnh/thành, gần 24.700 ca nhập viện, không có trường hợp tử vong. Năm nay, dịch tay – chân –miệng dự báo sẽ diễn biến phức tạp do rơi vào đỉnh chu kỳ 5 năm. Do đó, các địa phương không thể chủ quan, đặc biệt khi năm học mới đã bắt đầu, nếu không làm tốt, nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ rất lớn. Khi đó, chúng ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều dịch bệnh.
Võ Thu
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.