Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những 'đại kỵ' khi tắm, cần biết mà tránh để khỏi tổn thọ

Chủ nhật, 08:00 08/11/2020 | Sống khỏe

Tắm là việc làm thường xuyên hàng ngày của mỗi người, tắm đúng cách còn thúc đầy tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng khi tắm cũng có những điều hết sức đặc biệt bạn nên chú ý để tránh kẻo gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến bị đột tử.


Những đại kỵ khi tắm, cần biết mà tránh để khỏi tổn thọ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Không tắm nước quá nóng

Nhiệt độ trong cơ thể người luôn ở mức dưới 40 độ C. Do đó, nhiệt độ của nước tắm cũng chỉ cần dừng ở mức 40 độ C. Tắm nước quá nóng sẽ khiến cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng để điều tiết. Còn tắm nước quá lạnh sẽ làm cách mạch máu co lại, không thể loại bỏ mệt mỏi mà còn khiến cơ thể khó chịu.

Các chuyên gia khuyên rằng, vào những ngày nắng nóng cũng không nên dùng nước quá lạnh để tắm, thấp nhất cũng nên là 35 độ C.

Không nên đi ngủ ngay sau khi tắm

Tắm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng chúng ta không nên đi ngủ ngay sau khi tắm. Khi vừa tắm xong, nhiệt độ cơ thể tăng cao, không có lợi cho melatonin - một loại hormone có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Tốt nhất bạn nên tắm trước giờ ngủ khoảng 1-2 tiếng.

Sau khi tắm xong có thể đắp mặt nạ chăm sóc da, nghe nhạc, đọc sách... để cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi mới đi ngủ.

Đặc biệt, không được để tóc ướt đi ngủ vì nó có thể gây ra hiện tượng đau đầu, cảm lạnh.

Không tắm quá lâu

Có người thích ngâm mình khi tắm, thậm chí vừa ngâm mình trong bồn tắm vừa nghe nhạc. Tuy nhiên, thời gian tắm quá dài không có lợi cho sức khỏe, gây mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tim bị thiếu máu, thiếu khí.

Trong trường hợp nặng, tắm lâu có thể gây co thắt động mạch vành, huyết khối, thậm chí gây loạn nhịp tim và tử vong đột ngột. Ngoài ra, thời gian tắm dài khiến lượng máu cung cấp cho phần đầu được giảm tương ứng, dễ gây ra thiếu máu não phát sinh tai nạn ngoài ý muốn.

Không tắm quá nhiều lần

Dù là ngày hè nóng bức, chúng ta cũng không cần tắm quá nhiều lần. Tắm nhiều sẽ giữ được lượng đầu tự nhiên trên bề mặt da, toàn bộ các vi khuẩn có lợi trên da cũng sẽ bị rửa trôi, làm da trở nên yếu ớt, dễ mắc bệnh ngoài da hơn.

Khi cần vệ sinh cơ thể, bạn nên dùng khăn ướt để lau người. Một ngày chỉ cần tắm một lần là đủ.

Tắm ngay sau khi ăn

Khi chúng ta vừa ăn xong, cơ thể sẽ tập trung làm việc để tiêu hóa thức ăn và phần lớn lượng máu được tập trung ở hệ tiêu hóa. Nếu bạn tắm vào thời điểm này, sẽ trực tiếp cản trở việc lưu thông máu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, mà còn dễ dàng gây ra vấn đề thiếu oxy và thiếu máu cục bộ trong não.

Tiểu đứng

Phụ nữ thường ngồi khi tiểu tiện, nhưng trong lúc tắm, nhiều người có thói quen đi tiểu đứng nhưng cấu trúc sinh lý của phụ nữ hoàn toàn khác với nam giới, nước tiểu sẽ không được bài tiết hoàn toàn, ứ đọng lại trong trong hệ thống tiết niệu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa khác nhau như viêm niệu đạo và viêm âm hộ.

Nhiệt độ nước tắm quá cao

Bởi vì áp lực công việc rất mệt mỏi nên nhiều người muốn thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ mà làn da chịu được cũng có giới hạn giao động trong khoảng 35 - 40 độ C. Không chỉ vậy, khi nhiệt độ của nước tắm quá cao, toàn bộ mạch máu sẽ mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp máu của não và tim, gây khó thở và dễ ngất xỉu.

Tắm quá muộn

Nhiều người nghĩ rằng tắm vào ban đêm có thể khiến cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tắm quá muộn làm tăng nguy cơ trúng gió hoặc cảm lạnh vì khi đó, các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm muộn gây hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Sử dụng một chiếc khăn tắm quá lâu

Không nên dùng cùng một chiếc khăn tắm trong thời gian dài. Nếu bạn sử dụng khăn bị ẩm, chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại. Tốt nhất, một chiếc khăn chỉ nên dùng không quá 3 lần trước khi giặt.

Sau khi tập thể dục không được tắm bằng nước nóng

Rất nhiều người thích sau khi tập thể dục lập tức tắm bằng nước nóng để thư giãn cơ bắp, thực tế sau khi vận động, tình trạng cơ thể cần phải được hồi phục trở lại trạng thái bình thường. Do vậy, sau khi vận động không nên tắm ngay lập tức, đặc biệt là ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc là phòng xông hơi.

Vì tắm ngay lập tức sau khi tập thể dục sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ và da, các cơ quan khác cung cấp máu không đủ. Đồng thời, hơi thở không ổn định sau khi tập thể dục, lại vào phòng tắm, dưới nơi không khí không lưu thông, não rất dễ bị thiếu oxy, có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, toàn thân bị suy nhược, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến giảm huyết áp, hạ đường huyết và ngất.

Theo các chuyên gia, sau khi tập thể dục, tốt nhất là nghỉ ngơi từ 30 đến 45 phút, sau đó mới tắm. Tắm nước ấm trong vòng 5-10 phút, nhiệt độ nước từ 36 đến 39 ° C, đặc biệt là những người có thể chất yếu nên chú ý đến nhiệt độ nước.

Tắm không phải là xả trực tiếp dưới vòi hoa sen

Có những người cho rằng tắm đơn giản là đứng dưới vòi hoa sen xả nước trực tiếp từ đầu xuống là được, thực tế, điều này cũng có nghiên cứu. Khi tắm tốt nhất nên dùng thêm muối tắm. Dùng muối tắm nguyên chất bọc vào một miếng vải, đem đặt vào đầu phun của vòi hoa sen, muối tắm có tác dụng trong việc diệt khuẩn, làm sạch bụi bẩn trên da và ở lỗ chân lông, giúp da bổ sung các loại khoáng chất vi lượng.

Tắm đừng quên xoa mặt

Khi tắm, nếu xoa mặt, thì có thể có thể đẩy nhanh lưu động máu trên khuôn mặt, giúp cơ mặt được thư giãn. Tốc độ xoa mặt tốt nhất là một giây/ 1 lần, dùng 2 tay xoa mặt lên xuống liên tục 3-5 lần, sau đó dùng nước ấm rửa lại mặt, tổng cộng làm trong vòng 3 phút.

Theo Tiền phong

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Người mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, zona thần kinh là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Y tế - 13 giờ trước

Em bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Top