Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những dấu hiệu mẹ bầu bị đa ối và cách xử trí giúp thai kỳ an toàn

Thứ năm, 09:04 13/07/2023 | Dân số và phát triển

Đa ối (nước ối nhiều) là một bất thường sản khoa gây khó chịu cho mẹ bầu và có khả năng đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Mặc dù phần lớn các trường hợp đa ối thường nhẹ nhưng cũng có một số mẹ bầu có lượng nước ối quá nhiều, điều này gây nguy hiểm thế nào?

Nước ối đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi những áp lực bên ngoài, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp duy trì hiện trạng và nước ối giúp phát triển phổi, cơ, xương và hệ tiêu hóa của thai nhi.

Trong một số ít trường hợp, nước ối có thể gây ra vấn đề, đặc biệt là khi có quá nhiều hoặc quá ít nước ối.

1. Đa ối là gì?

Đa ối có phải là nguyên nhân gây lo ngại cho mẹ bầu không? - Ảnh 2.

Đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng.

Đa ối chỉ xảy ra ở khoảng 1% trường hợp mang thai. Mức nước ối bình thường nằm trong khoảng từ 5 đến 24 cm, hoặc khoảng 800 đến 1000 ml. Tuy nhiên, tùy vào mỗi giai đoạn cụ thể của thai kỳ mà lượng nước ối có thể tăng, giảm khác nhau. Khi sự cân bằng lượng nước ối bị xáo trộn, lượng nước ối có thể lên đến 2000ml, thậm chí có thai phụ còn có tới 3000 ml. Đây là tình trạng đa ối nặng vì nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Triệu chứng đa ối

Đa ối cấp tính:

Hiện tượng đa ối cấp thường kéo dài trong vài giờ đồng hồ, xảy ra ở tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ. Lượng nước ối tăng nhanh đột biến khiến tử cung bị phình to, chèn ép lên cơ hoành mẹ bầu. Thai phụ có thể gặp những triệu chứng trầm trọng hoặc xuất hiện các cơn gò chuyển dạ sớm trước tuần 28. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý các biểu hiện sau:

  • Bụng căng cứng, to nhanh.
  • Tử cung căng cứng, đau.
  • Không sờ được các bộ phận của thai nhi trong bụng hoặc có dấu hiệu "cục đá nổi".
  • Khó nghe tim thai.
  • Cổ tử cung mở, đầu ối và phần dưới của âm đạo bị căng phồng.
  • Giãn tĩnh mạch, phù chân
  • Khó thở khi mang thai , suy hô hấp.
  • Hay đau trằn bụng, dễ bị buồn nôn, đau thượng vị.

Đa ối mạn tính:

Đa ối mạn tính là tình trạng 95% mẹ bầu gặp phải và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nên tiến hành thăm khám khi cảm thấy:

  • Tử cung mẹ lớn hơn so với độ tuổi thai.
  • Xuất hiện dấu hiệu "sóng vỗ".
  • Có dấu hiệu "cục đá nổi" khi ấn vào bụng, khó xác định các cực của thai nhi.
  • Phần dưới âm đạo bị căng phồng.

3. Chẩn đoán đa ối

Khi đi khám thai nếu bác sĩ nghi ngờ đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nhằm xác định xem mẹ bầu có mắc bệnh này hay không và nếu có thì lượng nước ối nhiều có đáng lo ngại hay không. Có hai cách để đo hoặc định lượng lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu: Cách thứ nhất được gọi là chỉ số nước ối (AFI). Phép đo thứ hai được gọi là túi sâu nhất (SDP). Các xét nghiệm đa ối không gây đau đớn, không xâm lấn và an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.

Chỉ số nước ối (API):

Bác sĩ sẽ đo lượng chất lỏng để đánh giá mức chất lỏng trong bốn góc phần tư của tử cung, trước khi cộng chúng lại với nhau và chia cho bốn. Mức nước ối bình thường là từ 5 đến 25 cm. Nếu nước ối của cao hơn mức đó thì được coi là đa ối.

Túi đơn sâu nhất (SDP):

Trong phương pháp này, sẽ chọn đo túi nước ối sâu nhất trong tử cung và đo lường. Mức bình thường là từ 2 đến 8 cm nếu lượng nước ối vượt quá 8 cm được chẩn đoán là đa ối.

Tuy nhiên, thông thường, tình trạng này không gây ra nhiều rắc rối, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ. Hầu hết mẹ bầu bị đa ối sẽ không gặp vấn đề gì đáng kể.

4. Nguyên nhân đa ối

Đôi khi, các bác sĩ thậm chí không biết nguyên nhân gây ra tình trạng đa ối, có khoảng ⅔ trường hợp đa ối không tìm thấy nguyên nhân, ⅓ còn lại đa ối có thể do các nguyên nhân sau:

Dị tật bẩm sinh: Hở hàm ếch, hẹp môn vị và các dị tật khác đặc biệt là những dị tật liên quan đến khả năng nuốt, ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ : Đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc đái tháo đường do không kiểm soát tốt lượng đường huyết, thai nhi tiểu nhiều hơn bình thường. Vì vậy kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp cho lượng nước ối ở mức sinh lý bình thường.

Rh không tương thích, hoặc sự không phù hợp giữa máu của mẹ và máu của thai nhi.

Hội chứng truyền máu song sinh, xảy ra khi một thai sinh đôi giống hệt nhau nhận quá nhiều máu và thai kia nhận quá ít.

Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm có thể dẫn đến suy tim thai và gây nên tình trạng đa ối.

Viêm nội mạc tử cung , phù rau thai... cũng gây đa ối.

5. Biến chứng đa ối

Quá nhiều nước ối có liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu , trong các trường hợp mang thai có mức nước ối bình thường, cứ 1.000 trẻ thì có 2 trẻ chết lưu còn với chứng đa ối, tỷ lệ là 4/1.000.

Đa ối làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm hoặc sinh non . Hơn nữa, thay vì ở tư thế cuối thai kỳ, đầu thai nhi cúi xuống, sẵn sàng chào đời bình thường thi đa ối làm tăng nguy cơ đối với ngôi mông hoặc ngôi ngang.

Một biến chứng nguy hiểm khác có nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ là sa dây rốn , dây rốn có thể bị chèn ép hoặc đẩy ra trước em bé. Quá nhiều nước ối còn dễ dẫn đến bong nhau thai , nghĩa là nhau thai có thể tách ra trước khi em bé chào đời và làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh do tử cung bị chèn ép bởi lượng nước ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như bình thường.

6. Điều trị và phòng ngừa đa ối

Đa ối có phải là nguyên nhân gây lo ngại cho mẹ bầu không? - Ảnh 4.

Đa ối là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm vì thế thai phụ cần khám thai định kỳ đều đặn.

Sau khi chẩn đoán đa ối, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu khám bổ sung và siêu âm để kiểm tra thai nhi. Việc xử trí được xác định dựa trên trường hợp cơ bản, giai đoạn mang thai và mức độ nghiêm trọng của chứng đa ối, kiểm tra biểu đồ tăng trưởng của thai. Tùy theo kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cho thai nhi.

Nếu tình trạng đa ối có kết quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cần quản lý lượng đường trong máu mẹ bầu một cách thích hợp bằng thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men.

Một số thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trưởng thành phổi để tránh nguy cơ sinh non. Nếu các triệu chứng đa ối cấp ảnh hưởng tính mạng, bác sĩ sẽ tiến hành hút bớt nước ối, thủ thuật này thường an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp.

Để tránh đa ối, thai phụ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, uống nước vừa đủ, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và chú ý dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong suốt thai kỳ, không nên làm việc quá sức.

Khám thai định kỳ đều đặn, làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện các dị tật có nguy cơ gây nên đa ối.

ThS. BS. Lê Quang Dương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ biến nên rất dễ bị ngứa và viêm phụ khoa.

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Dậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh. Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh tiêu hóa liên quan đến mưa lũ thường là tiêu chảy do các tác nhân hàn, nhiệt, thấp, độc… Theo y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc chứng tiết tả.

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư nội mạc tử cung là một trong số những loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này, đó chính là ra máu âm đạo bất thường.

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều nam giới thường ít quan tâm đến tác động của béo phì hoặc thừa cân đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của họ.

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Top