Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ

Thứ bảy, 16:09 30/09/2023 | Sống khỏe

Xét nghiệm HIV trong thai kỳ là bước khởi đầu cho việc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con và tiếp cận điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV. Tuy nhiên, nỗi sợ bị cộng đồng kỳ thị đã khiến nhiều phụ nữ mang thai từ chối xét nghiệm sàng lọc.

1. Lợi ích của xét nghiệm HIV khi mang thai

HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được khi phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sản khoa trước và sau sinh cũng như sinh nở an toàn.

Theo ThS. Lương Quốc Bình, Phó trưởng khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, với những tiến bộ to lớn trong việc ngăn ngừa lây truyền, rõ ràng việc xác định và điều trị sớm cho tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh và cũng cải thiện sức khỏe của phụ nữ.

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ - Ảnh 1.

Xác định và điều trị sớm cho tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.

Vì vậy, xét nghiệm HIV sớm trong thai kỳ giúp phát hiện nhiễm ngay từ đầu. Việc này cho phép phụ nữ mang thai nhận được chăm sóc y tế chuyên sâu và hỗ trợ sớm để giảm nguy cơ lây truyền cho thai nhi.

Nếu một phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được điều trị nguy cơ lây truyền cho thai nhi là rất cao. Tuy nhiên, với điều trị ARV đúng cách và các biện pháp phòng ngừa khác, nguy cơ này có thể được giảm đáng kể, thậm chí bằng 0. Vì vậy, xét nghiệm sớm cho mẹ sẽ loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hơn nữa, việc bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus sớm sẽ có lợi cho người nhiễm cũng như làm giảm tỷ lệ lây truyền.

Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tất cả những người nhiễm HIV đang mang thai và đang cho con bú, bất kể số lượng CD4, nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt và tiếp tục điều trị cho đến hết đời.

2. Xét nghiệm HIV khi mang thai được thực hiện như nào?

Kể từ năm 1990, khi ca nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam được công bố, Chính phủ đã ngay lập tức có các biện pháp phòng chống và điều trị triển khai để kiểm soát sự lây lan của virus này. Cụ thể, là triển khai các chương trình và biện pháp để cung cấp thông tin, tư vấn, và điều trị miễn phí cho những người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao để giảm nguy cơ lây nhiễm, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng được đặc biệt quan tâm.

Bộ Y tế cũng đã quy định về thủ tục, thời gian, số lần xét nghiệm cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, sinh nở, cho con bú và các biện pháp giảm lây truyền từ mẹ sang con trong thông tư 09/2021/TT-BYT.

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ - Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm HIV lần đầu càng sớm càng tốt.

Phụ nữ mang thai không biết mình nhiễm HIV và đồng ý thực hiện xét nghiệm sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm HIV khi khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể:

- Tiến hành xét nghiệm lần đầu càng sớm càng tốt.

- Tiến hành xét nghiệm lần thứ hai đối với các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam như sau:

  • Có nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước lần xét nghiệm HIV đầu tiên;
  • Có nguy cơ cao sau khi xét nghiệm lần đầu

Quy trình xét nghiệm

Xét nghiệm HIV khi mang thai được thực hiện tương tự như xét nghiệm HIV cho người không mang thai, bao gồm:

- Tư vấn trước khi xét nghiệm : Trước khi thực hiện xét nghiệm, phụ nữ mang thai được nhân viên y tế tư vấn về quá trình xét nghiệm, ý nghĩa và mục tiêu kiểm tra. Tư vấn này cũng bao gồm việc nói về các yếu tố nguy cơ và cách tránh truyền HIV.

- Lấy mẫu máu : Xét nghiệm HIV thường dựa vào việc lấy mẫu máu từ tĩnh mạch. Một lượng nhỏ máu sẽ được thu thập để kiểm tra.

- Xử lý mẫu máu : Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định có sự hiện diện của HIV hoặc không. Thường thì kết quả sẽ có ngay sau một thời gian ngắn.

- Thời gian xét nghiệm : Thời gian xét nghiệm có thể biến đổi tùy thuộc vào loại xét nghiệm được sử dụng. Một số xét nghiệm nhanh có thể cho kết quả sau vài phút, trong khi các xét nghiệm định tính hoặc định lượng phức tạp hơn có thể cần vài ngày.

- Tư vấn và thông báo kết quả : Sau khi có kết quả, nhân viên y tế sẽ cung cấp thông tin và hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ mang thai. Nếu kết quả là dương tính (nhiễm HIV), sẽ có kế hoạch điều trị và theo dõi thai kỳ để giảm nguy cơ truyền HIV cho thai nhi.

- Theo dõi và quản lý: Nếu một phụ nữ mang thai được xác định nhiễm HIV, sẽ được hướng dẫn về cách duy trì điều trị ARV và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ của mình và thai nhi được bảo vệ.


Khánh An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 2 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 3 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 4 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 20 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Top