Những điều nhất định phải biết khi ăn thịt vịt trong những ngày nắng nóng
GiadinhNet - Mùa hè rất thích hợp để ăn thịt vịt bởi thịt vịt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc và chữa bệnh… Tuy nhiên thịt vịt không phải tốt với tất cả mọi người.
Thành phần thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người có dấu hiệu bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Người đang bị cảm
Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Do có tính hàn cho nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh gout
Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người mới phẫu thuật
Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.
Người có hệ tiêu hóa kém
Thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.
Lưu ý: - Không ăn thịt vịt với thịt ba ba vì có nhiều hoạt chất sinh học, ăn chùng với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu đã ăn vịt thì không nên ăn cùng quả mận, bởi mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

Một số món ăn, bài thuốc quý từ thịt vịt
- Tốt cho người bị viêm thận: Vịt một con làm sạch, bỏ lòng. Nhồi vào bụng vịt 50 g tỏi đã bóc vỏ, may lại, nấu chín, ăn cái, uống nước. Khoảng 2 – 3 ngày ăn một lần.
- Tốt cho người bị thiếu máu: Thịt vịt 1 kg, đậu đỏ 50 g, đậu phộng 100 g, vỏ bí đao 30 g, nấu thành canh để ăn.
- Tốt cho người bị hen suyễn: Thịt vịt nạc 300 g băm nhỏ, ướp gia vị, nước mía 300 ml, gạo tẻ 100 g ninh nhừ. Khi thành cháo, cho thịt vịt vào nấu chín. Ăn liền trong một tuần, mỗi ngày ăn 3 lần, ăn nóng.
- Tốt cho người huyết áp cao, đau đầu chóng mặt, mất ngủ:
Thịt vịt 100 g nấu 30 phút; giá đỗ trọng 30 g, nấm mèo trắng 30 g. Nấu thêm 15 phút. Ăn thịt vịt, nấm mèo, nước canh, bỏ đỗ trọng.
- Tốt cho người bị viêm phế quản mãn:
Vịt mái già một con, bách hợp tươi 300 g. Vịt mổ bụng bỏ lòng, cho bách hợp vào bụng, rưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp.
- Tốt cho người bị tiểu đường:
Vịt mái già một con khoảng 1,5 kg; ngọc trúc 50 g, mạch môn đông 50 g, rượu vang 30 g. Tất cả cho vào túi vải buộc miệng, ngâm nước lạnh 3 phút rồi bỏ vào bụng vịt. Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại, đặt vào chén to rồi cho vào nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra, vắt lấy nước.

Mẹo chế biến thịt vịt sạch và ngon
Để chế biến được những món ăn ngon từ thịt vịt, điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới là làm sạch vịt và giữ cho thịt luôn tươi, ngon.
Khi nhổ lông vịt cần, chỉ cần dùng nước nóng vừa phải, khoảng 40ºC là được, nếu dùng nước nóng già, lỗ chân lông của vịt sẽ co lại, rất khó nhổ lông.
Trước khi nhổ lông vịt, hãy tưới chút giấm hoặc rượu trắng lên mình vịt khoảng 10 phút trước khi nhúng vào nước ấm, vịt sẽ dễ làm lông hơn. Sau đó xát muối để khử bớt mùi hôi của vịt.
Thịt vịt sẽ rất dễ bị đen nếu không bảo quản tốt. Do vậy khi làm vịt bạn hãy cho cả con vào ngâm với nước lã trong khoảng 20 phút để thịt vịt trắng tươi, như vậy món ăn cũng hấp dẫn hơn.
Lúc luộc vịt, để thịt mau mềm, trước khi đun, bạn ngâm vịt vào nồi nước lạnh có pha chút giấm khoảng 1 tiếng, sau đó đun nhỏ lửa, như vậy thịt vịt sẽ mau mềm và ngon.
M.H (th)

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 51 phút trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 58 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 3 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 4 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.