Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những kiểu ăn lẩu độc khủng khiếp, hại dạ dày và khoang miệng mà ngay cả dân “sành” ăn cũng dễ mắc phải

Thứ năm, 14:05 28/11/2019 | Sống khỏe

Lẩu là món ăn hấp dẫn bậc nhất trong những ngày lạnh giá. Thế nhưng nếu biết được những điều "đại kỵ" khi ăn lẩu dưới đây sẽ khiến không ít người phải giật mình.

Ngon lành, ấm cúng và tiện lợi là những gì người ta nhận xét về món lẩu. Thật đúng như vậy, vào những ngày giá rét thì việc ngồi quây quần cùng gia đình bên một nồi lẩu ấm nóng, thơm nức mũi thì thật là tuyệt vời.

Ăn lẩu đã lâu, nhưng bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của cái tên này? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Lẩu thật ra chỉ là một món canh, nhưng vì ở Trung Quốc có khí hậu lạnh nên người dân đã chuẩn bị bếp lò trong lúc ăn để nồi canh không bị nguội. Khi sang Việt Nam, lẩu được người Việt biến tấu bằng cách nhúng thêm nhiều loại rau, loại thịt tùy theo khẩu vị riêng.

Những kiểu ăn lẩu độc khủng khiếp, hại dạ dày và khoang miệng mà ngay cả dân “sành” ăn cũng dễ mắc phải - Ảnh 1.

Tuy nhiên, vị chuyên gia khuyến cáo việc ăn lẩu sẽ gây ra họa nếu như mọi người "ăn ẩu", ví dụ như: Không đợi thực phẩm chín đúng mức đã vội vàng ăn, rau rửa không đủ sạch khiến nó vẫn còn sót lại ký sinh trùng…

Để món lẩu không chỉ ngon mà còn an toàn, mọi người nên từ bỏ những thói quen tại hại dưới đây:

1. Ăn lẩu với thực phẩm chỉ chín tái

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, quy tắc đầu tiên mà mọi người cần nhớ khi ăn lẩu đó là phải "Chín ra chín, sống ra sống".

Nên từ bỏ thói quen ăn lẩu tái (thực phẩm nhúng lẩu chỉ chín tái) vì khi nhúng đồ ăn qua loa trong nước sôi thì không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên thực phẩm, người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh về đường tiêu hóa.

Những kiểu ăn lẩu độc khủng khiếp, hại dạ dày và khoang miệng mà ngay cả dân “sành” ăn cũng dễ mắc phải - Ảnh 2.

Quy tắc đầu tiên mà mọi người cần nhớ khi ăn lẩu đó là phải "Chín ra chín, sống ra sống"

Với thực phẩm, nếu muốn ngon và an toàn thì phải nấu chín đúng mức của nó. Ngoài ra, không nên sử dụng chung đũa gắp đồ sống và đồ chín vì có thể khiến nhiễm khuẩn chéo…

2. Không rửa sạch rau trước khi ăn

Rau xanh rất quan trọng trong món lẩu của người Việt xong theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, điều quan trọng nhất là chọn được nguồn rau sạch và phải vệ sinh thật cẩn thận trước khi ăn.

Để tránh ngộ độc, mọi người nên chọn mua loại rau có nguồn gốc rõ ràng bởi hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... Sau khi mua về cần bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau.

Những kiểu ăn lẩu độc khủng khiếp, hại dạ dày và khoang miệng mà ngay cả dân “sành” ăn cũng dễ mắc phải - Ảnh 3.

Bạn có thể lựa chọn các loại rau nhúng lẩu rất an toàn và phổ biến như: Rau muống, rau cải ngọt, rau cải xoong, rau cải thảo, đậu phụ, nấm kim châm…

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại rau nhúng lẩu rất an toàn và phổ biến như: Rau muống, rau cải ngọt, rau cải xoong, rau cải thảo, đậu phụ, nấm kim châm…

Nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng như giá đỗ, dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa…

3. Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

PGS.TS Phạm Văn Hoan - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng việc ngồi ăn lẩu lai rai, vừa ăn vừa trò chuyện cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục, các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...

Những kiểu ăn lẩu độc khủng khiếp, hại dạ dày và khoang miệng mà ngay cả dân “sành” ăn cũng dễ mắc phải - Ảnh 4.

Chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại

Thêm vào đó, việc ăn lẩu quá lâu cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Vị chuyên gia khuyên mọi người chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, không nên ăn quá 1 lần/tuần.

4. Ăn lẩu quá nóng

Dù món lẩu được yêu thích cũng một phần vì nó rất nóng hổi, đem lại cảm giác ấm áp. Nhưng việc ăn lẩu quá nóng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.

Bên cạnh đó, các nồi lẩu cay nóng sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Các chuyên gia khuyên cách ăn lẩu an toàn nhất là: Gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức.

Nếu ăn lẩu, đừng dại mà "ăn ẩu": Những cách ăn độc khủng khiếp, hại dạ dày, khoang miệng ngay cả dân "sành" ăn cũng mắc phải - Ảnh 5.

5. Ăn lẩu gà kèm rau kinh giới, cà chua

Theo Trung tá, lương y Phạm Anh Đào, trong Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Nếu ăn thịt gà mà kèm rau kinh giới có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy…

6. Ăn lẩu tôm, cua, sò, ốc kèm cà chua

Cũng theo lương y Phạm Anh Đào, cà chua là một loại rau giàu vitamin C, khi kết hợp với asen pentavenlent có trong tôm, cua, sò ốc… sẽ tạo thành asen trioxide (thạch tín). Nếu ăn nhiều, mọi người có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc, thậm chí là nguy hiểm tính mạng.

Nếu ăn lẩu, đừng dại mà "ăn ẩu": Những cách ăn độc khủng khiếp, hại dạ dày, khoang miệng ngay cả dân "sành" ăn cũng mắc phải - Ảnh 7.

Lẩu tôm kỵ cà chua

7. Ăn lẩu bò kèm rau mùng tơi

Lương y Phạm Anh Đào phân tích: Trong Đông y, thịt bò có tính ôn (ấm) trong khi đó rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy… Sự kết hợp này có thể khiến người ăn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón, rất khó chịu.

Cuối cùng, vị lương y cảnh báo mọi người tránh ăn các loại lẩu cùng loại nấm lạ vì đó có thể là nấm độc, gây ngộ độc và tử vong cho người ăn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 13 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top