Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lầm tưởng phổ biến về tiêu chảy do kháng sinh và cách điều trị

Thứ ba, 08:00 19/06/2018 | Sống khỏe

Sử dụng nhiều kháng sinh không thể tránh khỏi tác dụng phụ, trong đó thường gặp nhất là tiêu chảy. Cụ thể, trung bình có đến 20% người lạm dụng kháng sinh gặp vấn đề này. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh lý này. Cùng giải mã những lầm tưởng tai hại liên quan đến tiêu chảy do lạm dụng kháng sinh và tìm ra hướng điều trị hiệu quả.

Nhầm tưởng 1: Kháng sinh không liên quan đến tiêu chảy

Sự thật là kháng sinh hoàn toàn có thể gây ra chứng tiêu chảy. Trong hệ tiêu hóa tồn tại hệ vi sinh đường ruột, bao gồm cả hại khuẩn và lợi khuẩn. Việc dùng kháng sinh kéo dài sẽ tác động xấu đến các lợi khuẩn, vốn hỗ trợ và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Ngược lại, các hại khuẩn thường có tính kháng kháng sinh cao ít bị ảnh hưởng. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Điều này tạo đà thúc đẩy các chủng hại khuẩn phát triển dẫn đến tiêu chảy.

Nhầm tưởng 2: Tiêu chảy do kháng sinh không nguy hiểm và hoàn toàn khỏi khi ngưng dùng thuốc.

Phần lớn tiêu chảy ở mức độ nhẹ có thể khỏi sau thời gian ngừng dùng kháng sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hơn khi niêm mạc ruột bị tổn thương, bệnh lý sẽ diễn biến phức tạp hơn thành viêm đại tràng. Những trường hợp này cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên ngành để có hướng điều trị phù hợp.

Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng tiêu chảy
Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng tiêu chảy

Nhầm tưởng 3: Tiêu chảy do kháng sinh chỉ xuất hiện ở trẻ em do sức khỏe đường ruột còn non yếu.

Theo thống kê, có khoảng từ 6 - 80% trẻ em bị tiêu chảy do kháng sinh, còn ở người lớn tỷ lệ này dao động từ 7- 33% bệnh nhân nằm viện. Như vậy, tiêu chảy do kháng sinh có thể xảy ra với mọi đối tượng trải qua điều trị bằng kháng sinh. Đặc biệt đối với những người sử dụng nhiều loại kháng sinh cùng lúc, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hay những người có tiền sử tiêu chảy liên quan đến dùng thuốc kháng sinh, nguy cơ mắc phải triệu chứng này cao hơn.

Nhầm tưởng 4: Men vi sinh Probiotics chỉ hỗ trợ tiêu hóa chứ không có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh

Mới đây, tại hội thảo khoa học “Probiotics: Ứng dụng vượt ngoài hiểu biết của chúng ta” do Hội Vi Sinh Lâm Sàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự phối hợp của Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam, những nghiên cứu mới nhất về hiệu quả của vi sinh có lợi Probiotics trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh đã được thảo luận sôi nổi với sự dẫn dắt của các chuyên gia đầu ngành.

Cụ thể, chủng Probiotics hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh được trình bày là Bacillus Clausii được nhấn mạnh với khả năng tác động hiệu quả đến hệ vi sinh ruột. Bào tử Bacillus Clausii có khả năng sống sót cao qua sự tấn công acid của dịch vị dạ dày và muối mật của ruột non, phát triển thành tế bào sinh dưỡng ở ruột và trở thành dạng hoạt động.

GS.TS.BS Francesco Franceschi – Bệnh viện Gemelli, ĐH Công Giáo Rome (Ý) đã chia sẻ nhiều thông tin mới về ứng dụng của bào tử Bacillus Clausii trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh
GS.TS.BS Francesco Franceschi – Bệnh viện Gemelli, ĐH Công Giáo Rome (Ý) đã chia sẻ nhiều thông tin mới về ứng dụng của bào tử Bacillus Clausii trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh

Vì kháng sinh gây ra những thương tổn của hệ vi khuẩn đường ruột nên cần Probiotics giúp phục hồi lại hệ vi khuẩn đường ruột. Khi đó, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ có chức năng làm khoẻ mạnh hệ miễn dịch và chống được sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Mỗi chủng Probiotics đều có những tác dụng khác nhau. Việc chọn và sử dụng đúng chủng cần thiết như Bacillus Clausii sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe hệ vi sinh đường ruột.

Nhầm tưởng 5: Chỉ cần uống Probiotics trong thời gian đang bị tiêu chảy do kháng sinh là đủ

Hệ vi sinh đường ruột cần có thời gian để tái lập sự cân bằng và duy trì tình trạng cân bằng. Vì thế, để tăng cường sức khỏe cho hệ vi sinh đường ruột, Probiotics được khuyến cáo sử dụng vào 3 thời điểm chính sau theo chỉ định của bác sỹ:

• Trước khi sử dụng kháng sinh: củng cố sức khoẻ và sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy do kháng sinh.

• Trong khi đang mắc tiêu chảy do kháng sinh: củng cố sức khoẻ của hệ vi sinh đường ruột để điều trị tiêu chảy do kháng sinh.

• Sau khi mắc tiêu chảy: phục hồi sức khoẻ cho hệ vi sinh đường ruột, giúp cơ thể mau lành bệnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Hội thảo khoa học “Probiotics: Ứng dụng vượt ngoài hiểu biết của chúng ta” do Hội Vi Sinh Lâm Sàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự phối hợp của Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam và sự góp mặt của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong nước và quốc tế. Với những kinh nghiệm và kiến thức nghiên cứu rất thực tiễn, các chuyên gia đã giới thiệu những thông tin khoa học, hướng nghiên cứu mới để khai mở tiềm năng mạnh mẽ của Probiotics và bào tử Bacillus Clausii đối với việc hỗ trợ điều trị tiêu chảy nói riêng và duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột nói chung.

Link số liệu thống kê:

http://suckhoedoisong.vn/tieu-chay-do-khang-sinh-va-cach-chua-tri-n82362.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4789985/

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 1 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 22 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Top