Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những ngày cuối năm trên rẻo cao Na Hang

Thứ bảy, 06:45 30/01/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Cứ gần 5h sáng, khi thông tin về dịch bệnh COVID-19 liên tục phát ra từ chiếc loa phát thanh ở đầu hồi nhà Ban Giám hiệu cũng là lúc một ngày mới của hơn 200 học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Yên Hoa (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) bắt đầu. Thế nhưng, ở một vài bản xa xôi trên sườn núi, có những em nhỏ lại tất bật chuẩn bị lên nương chứ không có niềm vui được đến trường học chữ…

Những ngày cuối năm trên rẻo cao Na Hang - Ảnh 1.

Ngôi nhà sàn 3 gian mộc mạc của gia đình Kiên nằm trên lưng chừng đồi. Ảnh: B.Loan

Đến lớp 9 bỏ học lên nương vì nhà nghèo khó

Sau nhiều giờ di chuyển bằng thuyền giữa lòng hồ Thượng Lâm (huyện Na Hang), bến thuyền Yên Hoa dần hiện ra giữa màn sương trắng xoá. Dòng người hối hả xuống thuyền, tỏa đi khắp mọi nơi. Những ngày cuối năm này, nhiệt độ ở Yên Hoa khi nào cũng dưới 10 độ C, từ trẻ con cho đến người lớn đều run rẩy trong những chiếc áo dày cộp.

Trên cung đường ngoằn ngoèo dẫn lên thôn Khau Pồng (xã Yên Hoa), những chiếc xe máy bám đầy bùn đỏ chở hàng nặng nề di chuyển. Sau hơn 2 giờ đồng hồ chật vật với "ổ voi, ổ gà" và 30 phút đi bộ, chúng tôi có mặt tại nhà em Sằm Phùng Kiên (15 tuổi), cậu bé mắc chứng khuyết tật nghe, nói ở thôn Khau Pồng. Ngôi nhà sàn 3 gian được lợp bằng lá cọ của Kiên nằm riêng biệt trên sườn núi, bao quanh là những cây mận đang độ nở hoa trắng muốt.

Bị mắc bệnh từ lúc sinh ra, nên việc nghe và nói của Kiên là điều không thể so với những bạn bè cùng trang lứa. Trước đây, khi đang theo học lớp 9 tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Hoa, Kiên là một trong những học sinh vượt lên hoàn cảnh để lấy "con chữ", nhưng do gia đình quá khó khăn cùng với sự tự ti của bệnh tật, Kiên nghỉ học giữa chừng. Do đó, trong chuyến đi này của chúng tôi, còn có sự tham gia của một vài giáo viên để vận động Kiên trở lại trường học.

Sau câu chào hỏi, ông Sằm Văn Hiệu (bố Kiên) vội dẫn chúng tôi vào nhà và giới thiệu với bà nội của Kiên bằng tiếng Tày. Với chất giọng khàn đặc và mộc mạc của người vùng cao, ông Hiệu rót chén nước mời khách, rồi bảo Kiên vừa chạy đi đâu đó rồi. "Nó sinh ra đã khổ. Mấy hôm trước đi học, qua đoạn đường đang thi công dang dở thì nó bị ngã. Về nhà đau chân, nằm nghỉ rồi quyết định nghỉ học luôn. Thương nó nhiều lắm nhưng gia đình hoàn cảnh khó khăn quá, nó cũng tự ti nên không dám lên lớp. Mấy hôm nay, ngày nào nó cũng hộ mẹ làm đồng, lấy củi để nấu Tết", ông Hiệu bắt đầu câu chuyện.

Nhấp ngụm trà đặc quánh, khuôn mặt khắc khổ của người đàn ông "bất lực vì không lo được cho con học hành đầy đủ" tiếp lời: "Thực ra nó rất thích đi học. Nhưng nhà tôi nghèo quá, lại thêm đường sá xa xôi nên nhiều khi nó cứ chểnh mảng đến trường. Mấy hôm nghỉ học, ban ngày thì nó giúp bố mẹ làm việc đồng áng, tối đến lại mở sách vở ra xem. Có những hôm nó ra ám hiệu là nó nhớ lớp, nhớ các bạn mà tôi thấy thương".

Những ngày cuối năm trên rẻo cao Na Hang - Ảnh 2.

Em Sằm Phùng Kiên (giữa) nhận món quà từ các thầy cô giáo trong nhà trường.

Trò chuyện với chúng tôi, có những khi giọng ông Hiệu chùng xuống, nước mắt chực trào. Ông bảo, từ khi sinh cậu con trai đầu lòng cho đến nay, đã 15 cái Tết và chỉ chờ câu nói bập bẹ của Kiên gọi bố, gọi mẹ, gọi bà mà chưa khi nào được nghe. Càng chờ đợi, càng xót xa, thất vọng. Mà không chỉ Kiên, con trai thứ hai và cô con gái thứ ba của ông Hiệu cũng bị khuyết tật bẩm sinh như người anh. "Dù giao tiếp bằng ký hiệu nhưng tất cả mọi việc trong nhà, kể cả việc đồng áng, Kiên đều rất thành thạo. Có những ngày bố mẹ xuống chợ hay lên rừng, việc nhà tôi đều phó mặc hết cho nó", ông Hiệu chia sẻ thêm.

Được biết, gia đình ông Hiệu là một trong những hộ đặc biệt nghèo của thôn Khau Pồng nên trong căn nhà lụp xụp của ông, tài sản quý giá nhất cũng chỉ là chiếc xe máy cũ kỹ đang dựng dưới chân đồi.

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi dừng lại khi Kiên về và thập thò ngoài cửa. Nghe tiếng gọi, Kiên nở nụ cười rồi e ấp đến bên thầy chủ nhiệm. Ông Hiệu bảo, đó là nụ cười hiếm hoi kể từ khi Kiên nghỉ học ở nhà. Còn với chúng tôi, nụ cười của Kiên trong vòng tay người giáo viên chủ nhiệm như đang xua tan đi sự giá lạnh của những ngày đông trên rẻo cao này.

Nỗi lòng của những giáo viên "cắm" bản

Những ngày cuối năm trên rẻo cao Na Hang - Ảnh 3.

Thầy giáo Ma Đức Long trên đường vào nhà học sinh Sằm Phùng Kiên để vận động em quay trở lại trường học.

Là giáo viên chủ nhiệm của Kiên, thầy giáo Ma Đức Long (SN 1992, ở huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) hiểu rất rõ tính cách, cử chỉ từng học sinh của mình. Với anh Long, Kiên là một học sinh đặc biệt, bởi anh em Kiên cũng mắc chứng khuyết tật nghe, nói bẩm sinh. Kiên và Cúc (em gái Kiên) cùng theo học tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Hoa. Mỗi khi anh em Kiên biểu đạt được điều mong mỏi hay chủ động trò chuyện, thì không chỉ anh Long mà cả Ban Giám hiệu nhà trường cũng vui mừng khôn xiết.

Anh Long trải lòng: "Đây là chuyến vận động Kiên trở lại trường học lần thứ 2 của tôi và nhà trường. Kiên khá thông minh, học tốt nhưng do không thể nghe và nói nên tất cả các hoạt động trao đổi với Kiên đều thông qua chữ viết, hoặc thủ ngữ. Kiên viết ra giấy những điều muốn nói và đọc trên giấy những gì Kiên muốn nghe".

Với anh Long, để học sinh khuyết tật theo được chương trình học của lớp thì những học sinh ấy phải được bố trí ngồi cạnh các học sinh có học lực khá hoặc giỏi. "Ngay từ đầu năm học, Kiên đã được bố trí ngồi cạnh bạn lớp phó học tập. Thậm chí, ngoài thời gian học trên lớp, tôi sắp xếp một số em học sinh có học lực khá hỗ trợ, kèm cặp cho Kiên và các học sinh khuyết tật khác", anh Long cho hay.

Là thành viên Ban Giám hiệu nhà trường và thường xuyên đứng lớp, với anh Nguyễn Hồng Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Hoa, mối bận tâm lớn nhất không phải là những học sinh có học lực yếu, kém, mà chính là những học sinh mắc các khuyết tật bẩm sinh. Bởi với những học sinh khác, thầy giáo giảng bài tới đâu, học sinh có thể hiểu tới đó nhưng với học sinh khuyết tật thì phải kiên trì, nhẫn nại hơn. Có thể là giáo viên ghi chi tiết nội dung cần nói, cần giảng ra giấy, hoặc biểu đạt lại nhiều lần cho đến khi được hỏi lại mà những học sinh ấy gật đầu tỏ ý đã hiểu thì mới tạm an lòng.

…5h sáng một ngày cuối năm, khi tiếng trống điểm ngày mới vang lên và những thông tin về cách phòng, chống dịch COVID-19 bắt đầu được phát ra liên tục từ chiếc loa phát thanh ở đầu hồi nhà Ban Giám hiệu, cũng là lúc một ngày mới của hơn 200 học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Hoa bắt đầu.

Với các thầy, cô ở Yên Hoa, sau nhiều năm có mặt ở vùng cao để theo đuổi sự nghiệp giáo dục thì những nếp trường mái lá đơn sơ, hay những đợt gió lạnh lùa qua vách lớp xiêu vẹo đã không còn là mối bận tâm, lo lắng, mà với họ, những cuộc vận động học sinh trở lại trường học thành công hay những điều kỳ tích với các em học sinh khuyết tật mới là nỗi lòng đau đáu trên hành trình gieo "con chữ" nơi rẻo cao…

Ông Bùi Anh Quý - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Hoa cho biết: "Hiện tại, chỉ có 2 trường hợp khuyết tật bẩm sinh là anh em Sằm Phùng Kiên và Sằm Thị Thu Cúc đang theo học tại trường. Do hai anh em bị khuyết tật nghe, nói nên mọi hoạt động giao tiếp cũng như giảng dạy với em đều thông qua chữ viết và ký hiệu bằng tay. Tuy nhiên, qua theo dõi, anh em Kiên và Cúc khá thông minh, hiểu nhanh và có một đặc biệt chỉ cần nhìn khẩu hình của người khác là có thể biết hoặc có thể giao tiếp qua lại".

Theo ông Quý, trong tổng số hơn 200 học sinh thì có 188 em thuộc diện bán trú (chiếm khoảng 60% tổng số học sinh). Các học sinh bán trú đều được hưởng chính sách bán trú là 15kg gạo/tháng/học sinh và 596.000 đồng/tháng/học sinh. Số tiền này được đưa đến nhà trường để tổ chức các bữa ăn cho các em bán trú. Riêng 2 trường hợp khuyết tật là Kiên và Cúc, do thuộc hộ nghèo nên ngoài việc được hưởng toàn bộ những chính sách diện bán trú thì 2 em còn được hỗ trợ thêm khoảng 100.000 đồng/người/tháng.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 55 phút trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 56 phút trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 58 phút trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 3 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Top