Những người như thế nào thì không được ăn cơm rượu để 'giết sâu bọ' trong Tết Đoan Ngọ?
Cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch). Tuy nhiên, cơm rượu không phải là món ai cũng có thể ăn vì có những người ăn vào sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.
BSCKII. Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết: Cơm rượu theo Y học cổ truyền có tính nóng, kết hợp với ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày cực dương, là ngày sâu bọ có thể sinh sôi nảy nở nhiều nhất, kể cả những ký sinh trùng lưu trú trong người (theo quy luật Âm sinh - Dương trưởng).

Những người có thể trạng nóng không nên ăn cơm rượu để giết sâu bọ
Cho nên vào ngày này, người dân thường ăn cơm rượu để không cho những ký sinh trùng trong người phát triển. Ngoài ra còn động viên mọi người cùng bắt sâu bọ cho hoa màu.
Cơm rượu có tính nóng, do đó không nên sử dụng cho những người có thể trạng nóng. Vì người thể trạng nóng là người không cân bằng giữa Âm và Dương, phần Âm không khống chế được phần Dương và biểu hiện nóng trội lên.
Biểu hiện này thường là cảm giác nóng, bứt rứt, ngủ không yên, hay nổi mụn, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng… Trong Y học cổ truyền có câu “nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, nên người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho người nóng hơn, đối với các bạn trẻ thì thấy nổi mụn trứng cá nhiều hơn.
Về khía cạnh khoa học, cơm rượu đã được nghiên cứu và kết quả nghi nhận được là có tác dụng giảm mỡ máu xấu, cải thiện chức năng tim mạch, huyết áp… Điểm này cũng tương đồng với lời khuyên của bác sĩ tim mạch cho phép sử dụng rượu vang với mức độ 1 ly/ngày giúp cải thiện vần đề tim mạch.
Ngoài ra, cơm rượu còn được chứng minh có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa khi ăn cùng sữa chua, phòng ngừa bệnh thiếu sắt, có tác dụng chống oxy hóa…
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết giết sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.
Trong dịp Tết Đoan Ngọ, rượu nếp, bánh tro, mận hậu và một số hoa quả là những mặt hàng đắt khách ở các chợ. Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ là ngày tết giết sâu bọ trú ngụ trong cơ thể con người.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể giết được chúng mà chỉ có đúng ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Hoa quả, rượu nếp cẩm, phải ăn vào sáng sớm 5/5 âm lịch, khi vừa ngủ dậy, chưa làm vệ sinh cá nhân.
Theo Giadinhmoi

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ
Sống khỏe - 54 phút trướcGĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Y tế - 2 giờ trướcTrong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 9 giờ trướcGĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận
Sống khỏe - 11 giờ trướcChế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Mẹ và bé - 1 ngày trướcNhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.