Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những nơi nào được tổ chức tiêm chủng trong thời gian dịch COVID-19?

GiadinhNet - Đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ thấp thực hiện công tác tiêm chủng thường xuyên, bảo đảm an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2 theo quy định. Các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ sẽ tạm hoãn triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên.

Những nơi nào được tổ chức tiêm chủng trong thời gian dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên trong thời gian dịch COVID-19.

Cụ thể, Dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã xây dựng hướng dẫn tổ chức tiêm chủng thường xuyên trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo đó, đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ thấp thực hiện công tác tiêm chủng thường xuyên, bảo đảm an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2 theo quy định.

Những nơi nào được tổ chức tiêm chủng trong thời gian dịch COVID-19? - Ảnh 2.

Các tỉnh thành phố nguy cơ thấp với COVID-19 được triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên. Các tỉnh nguy cơ cao và có nguy cơ sẽ tạm hoãn tiêm. Ảnh: N.Mai

Đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ sẽ tạm hoãn triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên và thực hiện quản lý đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ ngay sau khi đủ điều kiện tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên.

Các tỉnh, thành phố sẽ cập nhật tình hình, mức độ nguy cơ dịch COVID-19 theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, khi thuộc nhóm có nguy cơ thấp sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên, hạn chế ngắn nhất thời gian gián đoạn tiêm chủng và đảm bảo đúng quy định về phòng chống dịch.

Các buổi tiêm chủng được tổ chức bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế và hướng dẫn của Dự án Tiêm chủng mở rộng, đồng thời các địa phương lưu ý các hướng dẫn lập kế hoạch buổi tiêm chủng.

Các địa phương lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ bảo đảm không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm và không quá 50 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng.

Cùng với đó, sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng. Đối với những trẻ đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đưa trẻ đi tiêm chủng. Người đưa trẻ đi tiêm chủng phải đảm bảo không có các dấu hiệu ho, sốt nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 trong vòng 14 ngày.

Yêu cầu tại các điểm tiêm chủng cần bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng. Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.

Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi trẻ sau tiêm chủng 30 phút để bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng. Lưu ý, tại các điểm tiêm chủng không sử dụng điều hòa trong buổi tiêm chủng…

Đối với cán bộ y tế, đối tượng tiêm chủng và cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ điểm tiêm chủng, khử khuẩn trước và sau buổi tiêm chủng bằng hình thức lau với dung dịch sát khuẩn hoặc CloraminB theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.

Trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng và thực hiện quản lý các trường hợp này theo quy định.

N.Mai

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Nhi Trung ương dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để làm nơi điều trị, cách ly bệnh nhân sởi. Bệnh viện thực hiện phân luồng từ sớm, khoa học để giảm thấp nhất tình trạng lây chéo. Đây là một trong những biện pháp phòng, chống bệnh sởi được triển khai từ sớm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bé mắc teo thực quản Type C – một dị tật bẩm sinh nguy hiểm, đồng thời bé còn gặp biến chứng viêm phổi nặng và có ống động mạch nhỏ.

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nuốt phải xương gà, xương cá hoặc dị vật sắc nhọn... có thể gây thủng ruột, viêm phúc mạc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 25 tuổi bị ngứa lâu ngày, nghe lời họ hàng mách bảo đã chế dịch kiến ba khoang thành bài thuốc để bôi.

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Buổi sáng, bệnh nhân được người nhà phát hiện trong tình trạng không còn phản ứng, trong phòng có nhiều bãi nôn nên đưa đi cấp cứu.

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Mặc dù chưa xác định được danh tính bệnh nhân nhưng với việc khối máu tụ tăng lên nhiều kèm phù não, các bác sĩ đã quyết định mổ cấp cứu để cứu sống người bệnh.

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

Y tế - 6 ngày trước

Bà Thủy đưa con trai bị đột quỵ từ Bạc Liêu lên Cần Thơ cấp cứu với hy vọng duy nhất “con sẽ được cứu” dù trong túi không có tiền.

Top