Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những phương pháp trị đau dạ dày đơn giản mang lại hiệu quả tức thì

Thứ tư, 09:15 28/02/2018 | Sống khỏe

Những phương pháp trị đau dạ dày đơn giản dưới đây sẽ mang lại cho bạn hiệu quả tức thì.

Khi tiết tấu sinh hoạt của người hiện đại đang ngày càng trở nên vội vã, tỉ lệ mắc các bệnh lý về dạ dày cũng đang có chiều hướng gia tăng. Trong số đó, đau dạ dày là một loại bệnh thường gặp hơn cả.

Nhưng ngay cả khi đau dạ dày đã "tìm đến cửa", 8 biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn đau một cách tức thì.

Những cách trị đau dạ dày đơn giản, hiệu quả

1. Trấn tĩnh tinh thần

Khi cơn đau dạ dày đang phát tác, bạn không nên lo lắng hay hoảng loạn. Thay vào đó, hãy ngồi trên ghế với một tư thế thoải mái, từ từ trấn tĩnh tinh thần và chậm rãi điều chỉnh hơi thở.

Lúc này, bạn nên chậm rãi hít một hơi thật sâu, sau đó từ từ thở ra. Lặp đi lặp lại quy luật hô hấp này trong vòng 10 đến 20 phút, cơn đau dạ dày sẽ thuyên giảm hoặc hết hẳn.

2. Thả lỏng vùng bụng

Khi bị đau dạ dày, bạn hãy cố gắng cởi bỏ thắt lưng, nới lỏng cúc quần để vùng bụng trở nên dễ chịu.

Người thường xuyên bị các bệnh lý về dạ dày nên chú ý lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh gia tăng sức ép lên vùng bụng.


Khi bị đau ở vùng bụng, việc giảm bớt áp lực lên bộ phận này là điều cần thiết để giúp cơn đau thuyên giảm. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Khi bị đau ở vùng bụng, việc giảm bớt áp lực lên bộ phận này là điều cần thiết để giúp cơn đau thuyên giảm. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

3. Luôn để sẵn bánh

Phần lớn các cơn đau dạ dày thường bắt nguồn từ tình trạng đói bụng do chế độ ăn uống không có quy luật.

Lúc cơn đau phát tác, bạn có thể "chữa cháy" bằng cách ăn các loại bánh mềm như bánh ngọt, bánh mì mềm, bánh quy,… Bạn cũng không nên uống sữa hoặc ăn thực phẩm quá cứng vào lúc này.

Người có tiền sử bị đau dạ dày luôn cần chuẩn bị sẵn một ít bánh trên phòng làm việc để đề phòng cơn đau phát tác.

4. Chú ý giữ ấm

Dạ dày bị đau do nhiễm lạnh thường bắt nguồn từ thói quen ăn hoặc uống đồ lạnh, từ đó gây ra kích thích đối với cơ quan này.

Với những người bị đau dạ dày do nguyên nhân kể trên, bạn có thể uống một chút nước ấm hoặc dùng túi chườm ấm đặt lên trên bụng để đẩy lùi cơn đau.

5. Uống nước đúng lúc

Để bảo vệ dạ dày, thời gian uống nước tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước các bữa ăn trong ngày.

Nếu uống nước ngay sau khi ăn cơm, dịch vị bên trong dạ dày sẽ bị loãng và gây ảnh hưởng tới chất lượng tiêu hóa – hấp thu.

Tương tự như vậy, thói quen ăn cơm chan canh cũng tác động không tốt lên dạ dày và làm ảnh hưởng tới công năng của hệ tiêu hóa.


Một ly nước lọc ấm vừa phải vào buổi sáng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn giúp bạn bắt đầu ngày mới một cách khoan khoái. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Một ly nước lọc ấm vừa phải vào buổi sáng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn giúp bạn bắt đầu ngày mới một cách khoan khoái. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

6. Bài tập xoa bụng

Hai tay vắt chéo nhau đặt lên bụng. Nếu là nam thì tay phải đặt lên trên, tay trái đặt xuống dưới, nếu là nữ thì làm ngược lại.

Lấy rốn làm trung tâm, xoa bụng thuận theo chiều kim đồng hồ 36 vòng, sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ 36 vòng.

Bài tập này có công dụng giảm đau, tiêu trướng hữu hiệu, đồng thời còn làm tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện khẩu vị.

7. Ăn đúng giờ, đúng lượng

Để tránh mắc đau dạ dày, bạn cần duy trì chế độ ăn uống chuẩn về thời gian, vừa phải về số lượng.

Với người đã mắc đau dạ dày, thói quen ăn uống càng cần chuẩn chỉnh. Mỗi ngày duy trì đủ 3 bữa theo đúng khung giờ quy định.

Khẩu phần ăn giữa các bữa và các ngày cũng không nên quá chênh lệch, càng không thể để bụng quá no hay quá đói.

Thói quen ăn đúng giờ, đúng lượng sẽ giúp cơ thể hình thành quy luật tiêu hóa và tạo điều kiện cho dạ dày có khung giờ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

8. Nhai kỹ, nuốt chậm

Thói quen ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ sẽ khiến thức ăn được khoang miệng nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày, từ đó có thể giảm áp lực đối với cơ quan này.

Số lần nhai càng nhiều sẽ khiến lượng nước bọt tiết ra càng cao, từ đó có lợi cho niêm mạc dạ dày, nâng cao hiệu suất tiêu hóa – hấp thu.


Ăn chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho dạ dày và làm đẹp thêm tác phong ăn uống của bạn. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Ăn chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho dạ dày và làm đẹp thêm tác phong ăn uống của bạn. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Trung y "mách nhỏ" 3 loại trà dưỡng dạ dày đầu năm

Trà hoa quế

Theo lý luận của Trung y, hoa quế là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng, từng được cổ nhân ca tụng là "dược tốt trong trăm loại". Bởi vậy, hoa quế dùng nấu rượu, pha trà có thể tạo thành "thức uống trường thọ".

Hoa quế tính ôn, vị đắng, nhập vào phổi, kinh đại tràng, dùng để nấu trà hay ngâm rượu đều rất tốt.

Loại dược liệu này có công dụng ôn trung, tán hàn, làm ấm dạ dày, giảm đau, tiêu đờm, tán ứ, chủ trị hen suyễn, kiết lị, đặc biệt tốt cho người bị đau bụng.

Ngoài những công dụng kể trên, hoa quế còn có thể dùng với ngó sen, đường trắng, xay nhỏ thành bột để thêm vào món ăn.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng táo nấu với đường, sau đó thêm hoa quế để tạo thành mật táo hoa quế với công dụng kiện tỳ, khai vị.


Công dụng của thức uống từ hoa quế từ lâu đã được cổ nhân ca tụng. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Công dụng của thức uống từ hoa quế từ lâu đã được cổ nhân ca tụng. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Trà táo đỏ, câu kỷ tử

Nguyên liệu chủ yếu của thức trà này gồm có táo đỏ, câu kỷ tử, hoàng kỳ, mật ong. Cách pha chế cũng hết sức đơn giản.

Đầu tiên, đem hoàng kỳ rửa sạch, thái mỏng. Táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Câu kỷ tử rửa sạch, để riêng.

Sau đó, cho lượng nước vừa phải vào nồi, thêm các nguyên liệu kể trên vào, dùng lửa to đun tới khi sôi, sau đó cho lửa nhỏ và đun khoảng 1 giờ.

Cuối cùng, lọc hết bã, đem nước bỏ vào cốc, thêm một lượng mật ong vừa phải sao cho tùy vào khẩu vị là có thể dùng được.


Một cốc trà câu kỷ tử sẽ giúp dạ dày của bạn thêm phần khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Một cốc trà câu kỷ tử sẽ giúp dạ dày của bạn thêm phần khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Trà sơn tra hoa hồng

Nguyên liệu chủ đạo gồm có sơn tra, hoa hồng, mật ong. Phương pháp pha chế như sau:

Bước 1: Đem sơn tra rửa sạch, thái vụn.

Bước 2: Bỏ hoa hồng, sơn tra vào nồi, thêm lượng nước vừa phải, dùng lửa lớn đun tới khi sôi, sau đó dùng lửa nhỏ đun thêm 15 phút.

Bước 3: Đợi đến khi nước trà còn ấm thì thêm chút mật ong vào là có thể dùng được.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH – Việc chủ động phòng ngừa trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Sống khỏe - 22 giờ trước

Chăm sóc vết thương đúng cách là yếu tố then chốt để vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn hoặc khi thể trạng không cho phép di chuyển, việc đến các cơ sở y tế để thay băng, rửa vết thương thường xuyên có thể trở thành gánh nặng.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 1 ngày trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Top