Những sai lầm người cao tuổi hay mắc khi điều trị thoái hóa khớp
GiadinhNet - Thoái hóa khớp là bệnh hay gặp ở người cao tuổi (NCT). Tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, vì quá nôn nóng trong việc điều trị, nhiều NCT đã khiến bệnh ngày càng trầm trọng thêm.

Các chuyên gia khuyến cáo, NCT không nên tự ý điều trị thoái hóa khớp để tránh làm bệnh trầm trọng thêm. Ảnh minh họa
Đa phần NCT đều bị thoái hóa khớp
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hiện nay có khoảng 20% dân số thế giới bị thoái hóa khớp. Tại Việt Nam, khoảng 23% người trên 40 tuổi mắc bệnh này, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm người trên 60 tuổi. Thoái hóa khớp là hiện tượng sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương gây viêm nhiễm, đau đớn cho người bệnh, thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp cột sống...
Theo PGS.TS Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện ĐH Y Hà Nội), dấu hiệu thoái hóa khớp là mỏi đầu gối, cổ, lưng. Đó là giai đoạn đầu của bệnh. Giai đoạn muộn hơn có dấu hiệu đau khi đi lại, cứng khớp; muộn hơn nữa là sưng khớp, không đi được. Ngoài các chẩn đoán lâm sàng như các triệu chứng đau khớp, có tiếng lục khục khi cử động… người bệnh cần tiến hành các thăm dò cận lâm sàng, chụp cộng hưởng từ, X-quang, nội soi khớp, siêu âm khớp để xác định chính xác tình trạng bệnh.
BS Lê Thị Thùy Phương, Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM) cho biết, thoái hóa khớp là căn bệnh mạn tính gây đau đớn cho người bệnh, nhất là NCT. Đặc trưng bởi tình trạng phần sụn nằm ở đầu xương bị mòn dần theo thời gian. Hay nói cách khác, tuổi càng cao, hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi như: Di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp.
Thoái hoá khớp còn có thể là hậu quả của các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao… Bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, thậm chí có thể gây tàn phế suốt đời nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Tiêm thuốc giảm đau càng khiến khớp nhanh hỏng hơn
Theo các bác sĩ, Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu ra rất nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp như: Tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm nội khớp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân hay phẫu thuật thay khớp (thường là khớp háng và khớp gối) trong trường hợp thoái hóa nặng và mất chức năng của khớp. Tuy nhiên ở Việt Nam, các biện pháp này hiện nay chi phí điều trị còn cao và chỉ thực hiện được ở một số bệnh viện lớn.
Chính vì vậy, thay vì đến bệnh viện, các cơ sở y tế để chữa bệnh, nhiều NCT bị thoái hóa khớp thường tự điều trị bệnh tại nhà, mua thuốc uống, bôi trị bệnh khớp từ kinh nghiệm của người quen, bạn bè hoặc tự ý đi tiêm thuốc giảm đau vào các khớp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của NCT.
Trên thực tế, đã có nhiều người gặp họa do lạm dụng thuốc tiêm giảm đau để chấm dứt những đợt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp. Như trường hợp của một cụ bà hơn 60 tuổi ở An Giang phải nhập viện cấp cứu vì bị nhiễm trùng toàn thân vào tháng 5 vừa qua sau khi tiêm thuốc trị đau khớp gối. Trước đó, bà này bị đau khớp gối hai năm và tình trạng đau ngày càng nặng lên, do đó, bà quyết định đi tiêm thuốc vào khớp để giảm đau.
Mũi tiêm đầu tiên thấy hiệu quả, bà tiêm tiếp mũi thứ hai. Hai ngày sau, khớp gối bên phải bắt đầu sưng to, nóng đỏ và đau dữ dội. Bà được người nhà đưa đến Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM trong tình trạng sốt cao, suy thận, nhiễm trùng toàn thân, không thể vận động được.
Theo PGS.TS Kiều Đình Hùng, nhiều người lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm chứa Corticoid để chữa bệnh thoái hóa khớp khiến mặt sưng phù hoặc có người lại muốn giảm đau nhanh nên tiêm khớp liên tục, hậu quả là khiến khớp hỏng hẳn. "Càng tiêm Corticoid nhiều thì khớp thoái hóa càng nhanh", vị chuyên gia này cho biết.
Bên cạnh việc tiêm khớp, những NCT bị bệnh này cũng hay mắc sai lầm trong điều trị là luyện tập không đúng cách. Chẳng hạn, các cụ thường tập thật nhiều vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để các khớp được vận động "trơn tru" hơn. Vì thế, nhiều cụ sau khi tập bệnh lại nặng lên do khớp phải làm việc quá sức. Hay có những cụ thường có tâm lý đám đông, nghĩa là ai mách gì thì làm theo nấy, áp dụng các bài thuốc từ Tây y đến Đông y. Một số nhóm NCT khác lại có thói quen nhờ con cháu hỏi "bác sĩ Google" để tìm các loại thuốc điều trị mà không hề biết rõ nguồn gốc xuất xứ và tác dụng thật sự ra sao.
Theo các bác sĩ, nhiều trường hợp thoái hóa khớp đến điều trị trong giai đọan muộn vì ngại điều trị, sợ phẫu thuật, tự ý chữa trị bằng các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc dẫn đến hậu quả là các biến chứng loãng xương, suy thận, suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày tá tràng... khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, NCT khi có các dấu hiệu đau về xương khớp hoặc đau sau chấn thương cần đến khám tại các bệnh viện có uy tín. Người bệnh không nên tùy tiện điều trị mà chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh làm bệnh trầm trọng thêm.
Để phòng ngừa thoái hóa khớp, NCT cần có chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống khoa học, hợp lý từ khi còn trẻ; tránh các tư thế không phù hợp hoặc động tác đột ngột, quá mạnh khi làm việc, sinh hoạt; kiểm soát cân nặng để giúp giảm áp lực lên các khớp xương gây thoái hóa khớp và các bệnh về khớp khác đồng thời duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hạn chế việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp. Bên cạnh đó, bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết, nhất là canxi để giảm thiểu thoái hóa khớp, giúp sụn khớp và xương luôn chắc khỏe.
Mai Thùy

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 2 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.