Những sai lầm thường gặp khi ăn thịt bò gây hại sức khỏe
GiadinhNet - Thịt bò là món ăn chứa nhiều bổ dưỡng và thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của mọi gia đình. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều và ăn theo sở thích đôi khi lại trở thành thứ “thuốc độc” gây hại cho sức khỏe.
Thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú có thể tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp năng lượng cho tế bào, làm chắc cơ bắp. Thịt bò ngon giàu protein, có chứa vitamin B12, kẽm và còn chứa Cytocilin – chất đốt cháy chất béo. Tuy nhiên trong thịt bò chứa hàm lượng cholesterol cao và có khả năng gây các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều và ăn sai cách.
Dưới đây là những điều không nên áp dụng khi ăn thịt bò:

Không ăn thịt bò tái
Đành rằng thịt bò tái có thể ngon, ngọt, mềm hơn thịt bò chín. Nhưng đây là thói quen xấu cần phải bỏ. Bởi nguy cơ gây bệnh rất cao.
Hiện nay, việc nuôi trồng và giết mổ, vận chuyển đôi khi không được đảm bảo nên thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo sức khỏe, không lo sợ ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể, bạn nên bỏ thói quen ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín. Cần thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn kỹ, rõ nguồn gốc trước khi chế biến.
Không ăn vào buổi tối
Thịt bò giàu chất sắt hơn hẳn các thực phẩm khác. Sắt rất có lợi cho sức khỏe bởi nó vận chuyển oxy tới cơ bắp thông qua các tế báo máu đỏ, giúp cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Sắt còn có tác dụng to lớn đối với sự hoạt động của gan, nguyên tố này thúc đẩy gan làm việc tốt và hiệu quả hơnvà không bị mệt mỏi.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Judith A. Sim Cox, nghiên cứu viên thuộc Đại học Utah (Mỹ), nếu bạn ăn thịt bò vào buổi tối, nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng sắt lớn trong khi gan đang có nhu cầu nghỉ ngơi. Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn sẽ phải đứng trước nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.
Không ăn cùng thủy hải sản
Thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng với nhau. Trong thịt bò chứa nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương, trong thủy sản rất giàu calci và magie. Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phosphor mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.
Không ăn khi đang điều trị nám, tàn nhang
Thịt bò có chứa rất nhiều protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn đang bị nám mà sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến nám lây lan nhanh hơn. Vì vậy nếu bạn đang bị nám hoặc tàn nhang thì không nên sử dụng thịt bò để hạn chế tình trạng vùng nám da bị lan rộng.
Cách nhận biết thịt bò nhiễm sán
Một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn hay bò bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt bò, thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thị.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn, bò có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.
MH (Tổng hợp)/Báo Gia đình & Xã hội

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 2 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 15 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.