Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những thói quen hàng ngày cha mẹ làm khiến con dễ viêm loét dạ dày, cần nhanh chóng loại bỏ nếu không muốn con ung thư

Thứ sáu, 15:00 05/03/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nhiều trẻ bị viêm loét dạ dày ngay từ khi còn nhỏ từ chính thói quen cha mẹ vẫn làm hàng ngày mà không biết. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, trẻ ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nguy cơ mắc ung thư ở tuổi lớn hơn từ chính thói quen này.


Sửng sốt khi con viêm loét dạ dày, tá tràng

Hơn một tháng nay, thấy con thường xuyên kêu đau bụng quanh rốn kèm khó thở, gia đình đã đưa bé Đ.B.P, 9 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội vào viện khám. Nhận được kết luận con gái bị đau bụng là do viêm dạ dày - loét hành tá tràng, gia đình đã vô cùng sửng sốt. Không ai nghĩ rằng con còn nhỏ đã bị bệnh này.

Sau khi nội soi cho thấy, niêm mạc hang vị dạ dày của bệnh nhi bị phù nề, sung huyết rải rác có vài trợt nông; Tại hành tá tràng có vài ổ loét nhỏ kích thước từ 2-3mm đáy phủ giả mạc trắng; Test HP dương tính.

Một trường hợp khác bé gái 12 tuổi vào viện khám trong tình trạng nôn ra máu tươi ồ ạt. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu, soi dạ dày phát hiện một ổ loét lớn trong dạ dày của bệnh nhi đang chảy máu. Theo chia sẻ của gia đình, trước đó, bệnh nhi thường xuyên đau bụng, vài đợt đi cầu có phân đen nhưng gia đình bỏ qua. Khi thấy con đau bụng nhiều, gia đình lại nghĩ con mình bị rối loạn tiêu hóa nên cho uống thuốc đau bụng. May mắn là bệnh nhi được cấp cứu kịp thời.

Những thói quen hàng ngày cha mẹ làm khiến con dễ viêm loét dạ dày, cần nhanh chóng loại bỏ nếu không muốn con ung thư - Ảnh 2.

Nhiều trẻ nhỏ cũng mắc bệnh lý viêm dạ dày, loét tá tràng. Ảnh minh họa


ThS.BS Dương Thị Thủy – Chuyên khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa Medlatec) cho biết, có rất nhiều gia đình đưa bệnh nhi đến khám không nghĩ con bị bệnh lý viêm dạ dày, loét tá tràng từ nhỏ nên chủ quan. Thường cha mẹ quy những cơn đau bụng ở trẻ cho những nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun… nhưng thực tế, khá nhiều trẻ gặp phải là do bệnh lý dạ dày, tá tràng.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm dạ dày, loét tá tràng chủ yếu do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đáng nói, vi khuẩn HP lại lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa. Những đứa trẻ sẽ có nguy cơ lây cao khi trong gia đình người thân như cha mẹ bị nhiễm HP.

Mặt khác, những thói quen hàng ngày cha mẹ làm cũng khiến con dễ viêm loét dạ dày mà không nghĩ tới là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Nhiều cha mẹ cho con ăn quá no, quá đói hoặc cho ăn những thức ăn cay nóng, đồ chua nhiều… Đặc biệt, thói quen vừa cho con ăn vừa chơi máy tính, xem tivi hay nhảy múa hát ca trong bữa ăn... ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn.

Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày - tá tràng vẫn có thói quen mớm cơm cho trẻ và dùng chung bát đũa, cốc… Và một tác nhân quan trọng khác là trẻ gặp quá nhiều căng thẳng, áp lực việc học tập… khiến trẻ stress, sợ hãi và từ đó góp phần dẫn tới bệnh lý dạ dày.

Những dấu hiệu không nên bỏ qua

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nếu bệnh lý dạ dày, tá tràng không được phát hiện sớm và điều trị đúng sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Về lâu dài trở thành bệnh mãn tính, thậm chí tiến triển thành ung thư ở tuổi lớn hơn.

Điều đáng nói, triệu chứng của bệnh lý dạ dày - thực quản ở trẻ không điển hình như ở người lớn nên chẩn đoán nhầm thành bệnh tiêu hóa thông thường. Nhiều trẻ không biết mô tả cơn đau nên nhiều bậc cha mẹ nhầm với các cơn đau do giun nên trì hoãn khám bệnh, đến khi thấy cơn đau không bớt mới đưa đi khám thì bệnh đã nghiêm trọng như loét sâu, xuất huyết…

BS Dương Thu Thủy cho hay, các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị bệnh lý dạ dày – thực quản là đau bụng vùng quanh rốn và đau lan tỏa, có thể kèm theo biểu hiện ợ hơi, ợ chua, nôn, hơi thở hôi. Trẻ có thể mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sụt cân, mất tập trung trong học tập. Những triệu chứng này có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là khi ăn các thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như chuối, ớt, tỏi...

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh bệnh, cha mẹ cần thay đổi ngay những thói quen xấu không tốt ở trên. Khi thấy trẻ gặp biểu hiện đau bụng, khó chịu đường tiêu hóa, gia đình cần cho trẻ đi khám ngay để chẩn đoán sớm nguyên nhân và điều trị cho trẻ. Nhờ kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiến bộ nên việc chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng không còn khó khăn như trước.

Khác với người lớn, nếu như trẻ đã được chẩn đoán loét tá tràng thì dù không tìm thấy vi khuẩn HP cũng cần phải điều trị. Trong trường hợp viêm dạ dày do HP rất dễ tái đi tái lại. Do đó, phác đồ điều trị bệnh lý dạ dày cho trẻ cần phải điều trị luôn cho những người thân khi trong gia đình có người viêm dạ dày do HP để loại trừ nguồn lây.

P.Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Bệnh thường gặp - 12 phút trước

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Thanh niên 23 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối, sai lầm này sinh đủ bệnh!

Thanh niên 23 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối, sai lầm này sinh đủ bệnh!

Bệnh thường gặp - 15 phút trước

GĐXH - Thói quen thường xuyên ăn vặt lúc nửa đêm, cộng với tiền sử viêm loét dạ dày trước đó, thanh niên 23 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.

Chiêu trò 'đánh tráo khái niệm' để dụ khách hàng muốn tân trang nhan sắc

Chiêu trò 'đánh tráo khái niệm' để dụ khách hàng muốn tân trang nhan sắc

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều quảng cáo hấp dẫn về các biện pháp thẩm mỹ an toàn như dùng tế bào gốc hay "tái sinh đa tầng". Tuy nhiên, không ít người đã phải nhập viện vì biến chứng sau khi làm đẹp.

Bé gái tử vong vì nhiễm ký sinh trùng "ăn não" trong bể bơi: Nếu có 11 triệu chứng này sau khi bơi, cần đến bệnh viện ngay

Bé gái tử vong vì nhiễm ký sinh trùng "ăn não" trong bể bơi: Nếu có 11 triệu chứng này sau khi bơi, cần đến bệnh viện ngay

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Hai tuần sau kỳ nghỉ cùng gia đình, bé gái 10 tuổi bất ngờ qua đời vì nhiễm amip ăn não người.

Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ’ nhưng tối kỵ với một số người

Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ’ nhưng tối kỵ với một số người

Sống khỏe - 12 giờ trước

Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Nguyên nhân phổ biến của các ca đột tử vào ban đêm

Nguyên nhân phổ biến của các ca đột tử vào ban đêm

Sống khỏe - 14 giờ trước

Bất ổn ở tim là nguyên nhân chính dẫn tới các ca đột tử vào ban đêm. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới.

Cơ thể có “2 dày, 1 mỏng” chứng tỏ tuổi thọ tăng cao, người lớn tuổi cũng yên tâm sống khỏe

Cơ thể có “2 dày, 1 mỏng” chứng tỏ tuổi thọ tăng cao, người lớn tuổi cũng yên tâm sống khỏe

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Khi cơ thể người có đủ “2 dày, 1 mỏng”, họ đang duy trì tình trạng sức khỏe ổn định và có khả năng sống thọ hơn.

2 người bị sốc phản vệ độ 3 sau khi uống kháng sinh, ăn phở sáng

2 người bị sốc phản vệ độ 3 sau khi uống kháng sinh, ăn phở sáng

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.

Thực hư dùng tinh bột nghệ và mật ong chữa bệnh dạ dày? 5 người này nhất định phải tránh!

Thực hư dùng tinh bột nghệ và mật ong chữa bệnh dạ dày? 5 người này nhất định phải tránh!

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nghệ với mật ong được chứng minh là hai thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

11 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư, dù có một trong số đó cũng phải đi khám ngay

11 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư, dù có một trong số đó cũng phải đi khám ngay

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ung thư mắt có thể di truyền ở một số gia đình, nhưng lý do di truyền vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm.

Top