Những thực phẩm người già nên hạn chế sử dụng
GiadinhNet - Có những loại thực phẩm rất tốt cho người trung niên nhưng người già muốn sống lâu, khỏe mạnh lại cần phải hạn chế và ngược lại có những thực phẩm cần ăn nhiều để tránh lú lẫn. Hãy cùng điểm danh những thực phẩm này nhé.
Thực phẩm nào nên tránh?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người cao tuổi thường gặp các vấn đề như: Hàm răng bị hư hỏng, lung lay, rụng dần, cơ nhai bị teo ảnh hưởng đến việc cắn, nghiền thức ăn ở miệng. Trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa khác giảm cả về số lượng và chất lượng… đồng thời do hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản giảm nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm theo. Vì vậy, những thực phẩm người già nên hạn chế là:
*Đường
Đường là một loại thức ăn rất tốt cho người lao động thể lực vì có khả năng nhanh chóng đẩy lùi mệt mỏi. Nhưng với người cao tuổi, ăn nhiều đường sẽ là một gánh nặng chính bởi ưu điểm hấp thu nhanh như một loại “calori rỗng” của đường. Nếu ăn nhiều đường mà cơ thể không sử dụng hết thì lượng đường dư thừa này sẽ được chuyển thành mỡ dự trữ, không có lợi cho người cao tuổi, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Khác với cơm, chất bột trong cơm được tiêu hóa hấp thu và chuyển thành đường dự trữ lại ở gan dưới dạng glycogen và được giải phóng ra từ từ theo yêu cầu hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi người già ăn đường kính sẽ được đưa thẳng vào máu. Theo nghiên cứu, đường bột (glucid) là thành phần chính trong bữa ăn của người dân Việt Nam, thường chiếm trên 60% năng lượng khẩu phần. Vì vậy, với người cao tuổi, nên giảm lượng đường bột trong khẩu phần ăn để cơ thể khoẻ mạnh.
*Thịt cua
Thịt cua có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, hàm lượng protein trong thịt cua chiếm khoảng 14%. Ngoài ra, thịt cua còn chứa nhiều chất béo, đường, vitamin A, sắt, kẽm… Tuy nhiên, thịt cua có tính hàn và rất khó tiêu. Trong khi đó, người già, người bị cảm phong hàn, ho, nhiều đờm hay người đang yếu mệt, người tiêu hóa kém không nên ăn cua, đặc biệt là không nên ăn quá nhiều thịt cua trong một lần vì sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày. Những người già mắc bệnh cao huyết áp, động mạch vành càng không nên ăn nhiều do hàm lượng cholesterol trong thịt cua khá cao.
Trong hai loại cua đồng và cua biển thì cua đồng khi ra khỏi nước sống dai hơn cua biển. Với cua biển, tuyệt đối không sử dụng khi cua đã chết, vì vi khuẩn trong nội tạng của cua sinh sôi và xâm nhập rất nhanh sau khi cua chết. Nếu ăn phải loại cua này, người già rất dễ bị ngộ độc. Với cua đồng, khi chế biến nên lưu ý làm thật sạch hai bộ phận của cua là: Mang (bộ phận nằm hai bên thân cua có hình giống như lông mày, xếp thành từng hàng. Mang là cơ quan hô hấp của cua nên bên trong có rất nhiều chất bẩn và kí sinh trùng) và dạ dày (là cái túi nhỏ có hình tam giác nằm ở phần yếm của cua. Trong dạ dày cua có rất nhiều chất bẩn) bởi cua có đặc điểm là sống ở những nơi dơ bẩn, thức ăn của chúng là những vật đã thối rữa.
*Trứng
Ngoài chất đạm (protid) có giá trị sinh học cao, trứng còn chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A là những chất rất tốt cho cơ thể người già. Tuy nhiên, ở trứng có chứa nhiều cholesterol là chất không tốt cho bệnh tim mạch mà người cao tuổi hay mắc phải như bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Vì vậy, người già không nên ăn nhiều. Mỗi tuần nên ăn 3 quả trứng là vừa.
Người già muốn minh mẫn nên ăn cá
Cá tươi là thực phẩm rất tốt cho người già. Protit của cá tươi dễ tiêu hóa và dễ đồng hóa hơn protit của thịt động vật. Các chất béo của cá gồm lipit và liopit. Trong các lipit, chủ yếu là triglixerit của các axit béo khác nhau, trong đó đến 90% là các axit béo chưa no có tính sinh học: Oleic, linoleic, arachidinic, v.v… Ngoài ra, cá còn có hai chất dinh dưỡng rất quý cho sức khỏe con người: Đó là chất EPA có tác dụng phòng bệnh tim mạch và chất DHA có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh. Chất EPA có trong axit béo không no, rất nhiều ở các giống cá lưng xanh, có thể phòng chống được bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Còn chất DHA cũng có trong axit béo không no của cá và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Các nhà khoa học đã chứng minh chất DHA có ảnh hưởng lớn tới năng lực tìm tòi, phán đoán tổng hợp của não. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Những người thường xuyên ăn cá đã luôn luôn bổ sung chất DHA cần thiết cho não, nâng cao thêm năng lực phán đoán và suy xét của não.
Trong thịt động vật máu nóng cũng có axit béo không no, nhưng hàm lượng EPA rất thấp và hầu như không có DHA. Các loại thực phẩm thường dùng như ngũ cốc, hoa quả, rau đậu cũng không có DHA. Như vậy, gần như chỉ có cá cung cấp chất DHA cho con người. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho rằng, người cao tuổi cần DHA để chậm lão hóa bộ não, tránh lú lẫn lúc về già.
Khi ăn cá, bạn nên chế biến món đầu cá bởi hàm lượng DHA tập trung nhiều hơn ở đầu cá. Tốt nhất là hãy chế biết cho người cao tuổi tối thiểu mỗi tuần bốn bữa cá và nên ăn cá luộc hoặc cá nấu, không nên ăn cá rán vì chất DHA bị nhiệt độ cao phân hủy.
“Một trong những lưu ý trong chế độ ăn ở người cao tuổi là giảm lượng ăn vào. Nếu ở người trẻ, mỗi ngày cần 2.500 kcal thì khi 60 tuổi, chỉ cần 80% kcal (khoảng 2.000kcal) và ở tuổi 70, chỉ cần 70% (khoảng 1.800 kcal) là đủ”.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Lan Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.