Những việc chị em có thể làm để tự thanh lọc, thải độc cho cơ thể, sau Tết càng cần làm việc thứ 3 và 5
Hầu hết phụ nữ đã quá quen thuộc với phương pháp thải độc cho cơ thể với nước hoa quả, sinh tố, nước hoặc nhịn ăn. Đây không phải là hình thức detox đúng đắn, đôi khi nó còn khá nguy hiểm.
Nhắc đến thanh lọc hay thải độc (detox) cho cơ thể, chắc chắn ai cũng nghĩ đến chuyện phải nhịn ăn và uống thứ gì đấy để cho cơ thể trở nên... nhẹ nhõm hơn. Nhất là sau những ngày Tết ăn uống triền miên, nhu cầu thanh lọc cơ thể của nhiều người, nhất là chị em lại càng tăng lên.
Thanh lọc là để làm cho cơ thể "nhẹ nhõm" hơn cũng có ý đúng. Nhưng nhẹ nhõm ở đây không phải chỉ đơn giản là để cho... dễ thở mà còn phải giúp tăng cường miễn dịch, giảm tải áp lực cho các cơ quan của cơ thể.
Vì vậy, hãy thải độc đúng cách. Và dưới đây là những việc bạn cần làm để thải độc cơ thể sau dịp Tết sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe sung mãn hơn khi vừa trải qua thời kỳ bận rộn và ăn uống khó kiểm soát.
1. Thải độc cho da: Tập thể dục nhịp điệu, đổ mồ hôi và giải độc
Đừng quên rằng, cơ thể chúng ta có cơ quan thải độc lớn nhất, đó là da. Da có khả năng tự thải độc mà các cơ quan khác không làm được. Cách tốt nhất để giúp da giải độc là đổ nhiều mồ hôi và tập thể dục nhiều hơn.
Khuyến nghị: Bài tập thải độc đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể làm cho làn da của mình là là đi bộ với tốc độ nhanh, tăng tốc độ trong khi đi bộ, lắc lư và duỗi tay càng nhiều càng tốt. Hành động này có thể kích thích bạch huyết, giảm cholesterol và giảm huyết áp cao.
Ngoài ra, có nhiều bài tập khác có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp thải độc cho da, chẳng hạn như yoga, bơi lội... nhưng mấu chốt là phải đổ mồ hôi. Nên thực hiện các bài tập aerobic để cơ thể đổ mồ hôi ít nhất một lần một tuần.
2. Thải độc cho tim: Điều chỉnh tâm lý, lạc quan và vui vẻ

Tâm trạng không vui, tâm lý không thoải mái, rối loạn cảm xúc do căng thẳng có thể làm tăng tích tụ chất độc trong cơ thể, nhất là ở tim. Việc này có tác hại còn lớn hơn cả tác hại của chất độc vào cơ thể qua đường ăn uống và không khí.
Khuyến nghị: Để "thải độc" cho tim, hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tránh những căng thẳng không cần thiết.
3. Thải độc cho ruột: Đi tiêu thường xuyên, ăn nhiều trái cây và rau quả

Do nguồn độc tố lớn nhất trong cơ thể là từ việc ăn uống, nhiều hóa chất từ thực phẩm sẽ hấp thụ chất độc vào cơ thể qua đường ruột, vì vậy trước hết cần phải đào thải chất độc trong ruột.
Khuyến nghị: Chìa khóa để giảm độc tố đường ruột là hình thành thói quen đi tiêu đều đặn mỗi ngày. Việc làm này có thể rút ngắn thời gian chất thải chuyển hóa lưu lại trong ruột và giảm sự hấp thụ chất độc. Đồng thời, chúng ta phải ăn nhiều rau quả tươi, nước ép hoa quả. Những thực phẩm này rất giàu xenlulo có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và bài tiết các chất chuyển hóa trong cơ thể. Đặc biệt ăn nhiều rau quả giàu chất xơ, có thể giúp đại tiện.
4. Thải độc cho phổi: Hít thở sâu hơn

Hơi thở hàng ngày của một người có thể đưa hàng ngàn lít không khí vào phổi, và các chất độc hại như vi khuẩn, virus, bụi bay lơ lửng trong không khí cũng sẽ theo đó mà xâm nhập vào phổi.
Khuyến nghị: Cách tốt nhất để giảm độc tố cho phổi là hít thở không khí trong lành hơn và tránh hít phải không khí bẩn. Nếu ai đó xung quanh bạn hút thuốc, bạn phải tránh hít phải "khói thuốc" và cố gắng không ở một nơi có nhiều khói thuốc lâu. Đừng quên đeo khẩu trang khi đi dưới trời cát.
Ngoài ra, bạn có thể tập hít thở sâu ở nơi có không khí trong lành. Bạn cũng nên tập bài hít thở như sau: Thả lỏng bụng, dùng đầu ngón tay chạm nhẹ vào bụng, sau đó dùng mũi hít vào thật sâu và đều đặn, lúc này có thể cảm thấy bụng căng phồng. Để khí tạm dừng trong dạ dày trong 4 giây, sau đó từ từ thở ra bằng miệng. Một vài cơn ho tích cực cũng có thể làm sạch phổi.
5. Thanh lọc cho thận: Uống nhiều nước và ăn nhẹ

Thận là lực lượng chính của hệ tiết niệu và là cơ quan giải độc quan trọng nhất của cơ thể, có thể lọc các chất độc và protein trong máu và các chất thải được tạo ra do sự phân hủy protein và bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
Khuyến nghị: Để giảm độc tố trong thận, điều quan trọng là phải ăn uống khoa học và uống đủ nước. Nước có thể làm loãng nồng độ chất độc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của thận và bài tiết nhiều chất độc ra khỏi cơ thể. Luôn chú ý đến chế độ ăn nhạt để không làm tăng gánh nặng cho thận. Ngoài ra, đặc biệt không nên thường xuyên nhịn tiểu vì trong nước tiểu có rất nhiều chất độc, nếu không được thải ra ngoài kịp thời sẽ bị hít lại vào máu gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, giữ tâm trạng vui vẻ là một phương pháp thải độc quan trọng mà trước đây mọi người hay bỏ qua. Nghe nhạc vui tươi, xem nhiều hình ảnh đẹp hơn, chủ động điều chỉnh tâm trí, bớt vướng bận bởi những cảm xúc khó chịu và luôn đạt được tâm trạng tốt là những biện pháp quan trọng để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể từ trong ra ngoài.
Theo Trí thức trẻ

Bé trai bị cán qua người ở Nam Định hồi phục tốt, sắp được xuất viện
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Sau 5 ngày được can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, bé M.T.A đã hoàn toàn tỉnh táo, trẻ tự thở, giao tiếp tốt. Dự kiến có thể được xuất viện trong 3-5 ngày tới.

Bé trai 13 tuổi ở TP HCM phát hiện viêm màng não do mô cầu từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Dựa vào xét nghiệm và các dấu hiệu như: Sốt cao, đau đầu dữ dội và ngủ gà... các bác sĩ nhận định bệnh nhi mắc viêm màng não do não mô cầu.a

Phụ nữ tiền mãn kinh và những biến chuyển âm thầm đe dọa hạnh phúc hôn nhân
Sống khỏe - 3 giờ trướcKhông ít cặp đôi từng bên nhau bền chặt suốt nhiều năm, đi qua bao sóng gió, lại bất ngờ tan vỡ ở tuổi trung niên. Lý do, đôi khi không phải vì "người thứ ba" hay tình yêu phai nhạt, mà xuất phát từ những biến chuyển âm thầm trong tâm sinh lý người vợ – bắt đầu từ giai đoạn tiền mãn kinh.

Cảnh báo căn bệnh hiếm gặp xuất hiện ở Việt Nam
Y tế - 3 giờ trướcThông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm giun rồng Dracunculus – một căn bệnh ký sinh trùng hiếm gặp, nguy hiểm, từng được loại trừ tại Việt Nam.

Ăn phải lòng se điếu bị 'phù phép', coi chừng ngộ độc, tổn thương tiêu hóa thậm chí ung thư
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, lòng se điếu nếu bị giả mạo, tẩm hóa chất độc hại không chỉ đánh lừa người tiêu dùng mà còn gây nguy cơ ngộ độc, tổn thương tiêu hóa, thậm chí ung thư nếu tích tụ lâu dài.

Ai nên chọn đi bộ thay chạy bộ?
Sống khỏe - 6 giờ trướcĐi bộ và chạy bộ đều là những hình thức vận động ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, vậy ai nên lựa chọn đi bộ?

Người phụ nữ 67 tuổi bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư vú giai đoạn 0 vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Phát hiện ung thư vú giai đoạn 0 nhưng nghĩ mình cao tuổi, đang suy thận mạn giai đoạn 4, cao huyết áp, lại sợ phẫu thuật gặp nguy hiểm... nên bà T. quyết định không điều trị.

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcNgười mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.