Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những xét nghiệm nào bắt buộc phải làm lại dù có quy định liên thông kết quả?

Thứ năm, 18:47 03/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet – Không phải khi đã có quy định liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện Trung ương thì mọi xét nghiệm đều mặc nhiên được công nhận.

Để triển khai việc liên thông kết quả xét nghiệm từ ngày 1/8/2017 giữa 38 bệnh viện tuyến trung ương, Bộ Y tế đã ban hành danh mục 65 xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh; trong đó quy định cụ thể thời gian các xét nghiệm có giá trị để sử dụng.

Theo quy định của Bộ Y tế, đối với các phòng xét nghiệm đã đạt ISO 15189, chỉ áp dụng liên thông các xét nghiệm có trong danh mục và đã được công nhận chất lượng. Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2016, cả nước có 52 phòng xét nghiệm thuộc các cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn ISO 15189.

Cũng theo quy định, bác sỹ lâm sàng là người quyết định việc sử dụng kết quả xét nghiệm liên thông công nhận hay cần thiết chỉ định xét nghiệm lại tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và diễn biến lâm sàng của người bệnh.

Để sử dụng kết quả xét nghiệm cho việc liên thông, công nhận, khi người bệnh được chuyển viện, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sao lưu kết quả xét nghiệm gửi kèm theo hồ sơ, giấy chuyển viện đối với các xét nghiệm trong Danh mục (nếu có).

BS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: Việc công nhận kết quả xét nghiệm đã được thực hiện từ lâu. Khó có bệnh viện nào giỏi tất cả các chuyên khoa. Do đó, với các bệnh viện chuyên ngành (về chuyên khoa, không phải vì thứ hạng hành chính) uy tín, các bác sĩ ở khoa sẽ mặc nhiên công nhận.

Lấy ví dụ, cuối tháng 7, khoa Cấp cứu tiếp nhận một bệnh nhân ở Quốc Oai, Hà Nội mắc sốt xuất huyết nặng, nhiễm trùng máu, nghi ngờ viêm nội tâm mạc. Người bệnh này trước đó được chuyển từ BV Đa khoa Quốc Oai lên BV Tim Hà Nội – bệnh viện rất có uy tín về tim mạch - để xác định xem có viêm nội tâm mạc không.

Tuy nhiên, BV Tim Hà Nội khám, xác định người bệnh không bị bệnh này. Sau đó, người bệnh được chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Tại đây, các bác sĩ công nhận luôn kết quả siêu âm tim ở BV Tim Hà Nội trước đó và chỉ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu về liên quan đến nhiễm trùng máu, sốt xuất huyết để phục vụ công tác điều trị.

“Nếu không công nhận, bệnh nhân phải làm lại các kết quả về siêu âm tim tại Bệnh viện, hoặc Bệnh viện phải gửi mẫu sang Viện Tim mạch Quốc gia để có chất lượng cao nhất. Ngoài việc tốn chi phí, còn rất tốn thời gian. Vì mẫu gửi sang Viện Tim có thể kéo dài tới một vài ngày” – BS Cấp nói.

Theo BS Cấp, thường những xét nghiệm tại các bệnh viện chuyên ngành đầu ngành (như Tim mạch, Da liễu, Nội tiết, Sản…) sẽ được công nhận, vì đó là nơi có trang thiết bị, máy móc, nhân lực xét nghiệm chuyên sâu hơn bệnh viện sở tại.


Các xét nghiệm có nguy cơ biến đổi trong thời gian ngắn hay những xét nghiệm dùng để theo dõi kết quả điều trị và diễn biến bệnh, đều phải chỉ định xét nghiệm lại.

Các xét nghiệm có nguy cơ biến đổi trong thời gian ngắn hay những xét nghiệm dùng để theo dõi kết quả điều trị và diễn biến bệnh, đều phải chỉ định xét nghiệm lại.

Đối với kết quả xét nghiệm của bệnh viện tuyến dưới, thậm chí là từ phòng khám hay bệnh viện tư nhân, theo BS Cấp việc công nhận kết quả xét nghiệm hay phải làm lại xét nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào uy tín của bệnh viện, của phòng xét nghiệm, thậm chí là uy tín của bác sĩ làm xét nghiệm và đọc kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, yếu tố rất quan trọng là đánh giá chủ quan, sự nhạy cảm của bác sĩ điều trị. “Ở nước ngoài, chính uy tín bác sĩ mới là điều quan trọng, chỉ trong Hiệp hội với nhau mới biết được ai là bác sĩ điều trị giỏi, ai đọc kết quả giỏi” – BS Cấp nói.

Cũng theo BS Cấp, có những xét nghiệm làm một lần nhưng rất lâu sau mới thay đổi, chỉ cần làm một lần nhưng đi được mọi nơi như HIV, viêm gan... Những xét nghiệm này có thể không phải làm lại.

Nhưng có những xét nghiệm thay đổi từng ngày, từng giờ như: Đường máu vì ăn no/ăn đói cho kết quả khác nhau. Do đó, kể cả có kết quả tuyến Trung ương hay tuyến dưới vẫn cần làm lạị.

“Tất cả các xét nghiệm có nguy cơ biến đổi trong thời gian ngắn hay những xét nghiệm dùng để theo dõi kết quả điều trị và diễn biến bệnh, đều phải chỉ định xét nghiệm lại” - BS Cấp nói.

Danh sách 38 bệnh viện Trung ương thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm từ 1/8 gồm:

Ở Hà Nội: 1. Bệnh viện Mắt Trung ương; 2. Bệnh viện phổi Trung ương; 3. Bệnh viện Lão khoa Trung ương; 4. Bệnh viện Da liễu Trung ương; 5. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1; 6. Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác; 7. Viện Huyết học truyền máu Trung ương; 8. Bệnh viện Nội tiết Trung ương; 9. Bệnh viện K; 10. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương; 11. Bệnh viện Nhi Trung ương; 12. Bệnh viện Bạch Mai; 13. Bệnh viện Hữu Nghị; 14. Bệnh viện E; 15. Bệnh viện Việt Đức; 16. Bệnh viện Phụ sản Trung ương; 17. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương; 18. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; 19. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 20. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương;

Ở TP HCM: 21. Bệnh viện Chợ Rẫy; 22. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM; 23. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM; 24. Bệnh viện Thống Nhất

Ở các tỉnh, thành khác: 25. Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Trung ương (ở Thanh Hoá); 26. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên; 27. Bệnh viện 71 Trung ương Thanh Hóa; 28. Bệnh viện 74 Trung ương Phúc Yên – Vĩnh Phúc; 29. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí; 30. Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quỳnh Lập – Nghệ An; 31. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới; 32. Bệnh viện trường Đại học Y Huế; 33. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế; 34. Bệnh viện C Đà Nẵng; 35. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam; 36. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (ở Đồng Nai); 37. Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quy Hòa; 38. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 30 phút trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 22 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top