Nơi bác sĩ từ chối ở khách sạn, sẵn sàng vào “điểm nóng”
GiadinhNet - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là cơ sở y tế điều trị chính cho bệnh nhân COVID-19 ở miền Bắc. Đến nay, Bệnh viện điều trị khoảng 500 bệnh nhân - chiếm gần 50% số bệnh nhân COVID-19 trên cả nước và không có ca nào tử vong. Hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nặng từ các tỉnh phía Bắc điều trị tại đây.

Bệnh nhân 19 khi đang điều trị và nụ cười ngày ra viện trở về cuộc sống bình thường (ảnh bệnh viện cung cấp).
Tình nguyện ở lại viện điều trị bệnh nhân COVID-19
Là bệnh viện tuyến cao nhất chuyên ngành Truyền nhiễm, ứng phó với COVID-19, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã xây dựng và thực hiện kịch bản "chống dịch như chống giặc", dồn toàn bộ bệnh nhân thông thường sang cơ sở Giải Phóng để dành cơ sở Kim Chung cho công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Còn nhớ, cuối tháng 4/2020, chia sẻ về những tấm gương ngành Y tế trong cuộc chiến với các dịch bệnh truyền nhiễm, GS.TS Nguyễn Thanh Long, khi đó là Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế rất xúc động khi lấy ví dụ về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: Trận dịch nào cũng là tuyến đầu. GS.TS Nguyễn Thanh Long chia sẻ, lãnh đạo Chính phủ, Bộ Y tế đã bàn bạc các giải pháp làm sao để cải thiện đời sống cho nhân viên y tế trực tiếp chống dịch, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, có thể thuê cho cán bộ có chỗ ở tốt hơn, cần thiết thì thuê khách sạn vì các y, bác sĩ đã đến bệnh viện này thì xác định là không được về nhà. "Nhưng anh em nói xin ở lại bệnh viện để dành thời gian chăm sóc bệnh nhân tốt hơn", GS.TS Nguyễn Thanh Long chia sẻ.
TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, toàn bộ lãnh đạo, nhân viên và người lao động tự nguyện ở lại bệnh viện trong thời gian chống dịch để sẵn sàng phục vụ người bệnh, người cách ly. Đây cũng là cách để đảm bảo hạn chế lây nhiễm từ môi trường bệnh viện ra cộng đồng, cũng như từ cộng đồng vào môi trường bệnh viện.
Trong số gần 500 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở đây, có hàng chục ca diễn biến tăng nặng rất nhanh, nguy kịch. Đặc biệt, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng là nơi đầu tiên trong cả nước đặt ECMO (tim phổi nhân tạo) cho bệnh nhân COVID-19 (bệnh nhân 19). Nhờ chủ động, sáng tạo, chăm sóc toàn diện đồng thời theo dõi sát sao diễn biến bệnh nhân, Bệnh viện đã cấp cứu, điều trị thành công, thậm chí ngoạn mục nhiều bệnh nhân nguy kịch, nhiều lần chạm cửa tử tưởng không còn hi vọng cứu chữa như: Bệnh nhân 19, bệnh nhân 26, bệnh nhân 162, bệnh nhân 793... Với lực lượng không nhỏ y, bác sĩ trực tiếp làm việc trong buồng bệnh, theo dõi liên tục người bệnh 24/24h, vì thế hơn 0h ngày 8/4, bệnh nhân 19 có tổn thương tim, biến chứng ngừng tuần hoàn, 3 lần ngừng tim, các bác sĩ đã cấp cứu kịp thời và thành công. Giọt nước mắt, cái ôm thân thương và lời cảm ơn của bệnh nhân với bác sĩ, với ngành Y tế Việt Nam trước khi xuất viện trở về với cuộc sống bình thường chính là thành quả ý nghĩa nhất.
Với kết quả không bệnh nhân nào tử vong, đây được đánh giá là kỳ tích mà Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thực hiện được trong công tác phòng chống COVID-19, được nhân dân trong nước và nhân dân các nước trên thế giới đánh giá cao.
Sẵn sàng "chia lửa", lên đường chi viện

Chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TL
Trong đợt dịch COVID-19 thứ nhất, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là một trong hai cơ sở y tế cử đoàn tham gia chuyến bay sang Vũ Hán (tâm dịch của Trung Quốc) đưa công dân Việt Nam hồi hương. Đợt dịch thứ hai (từ ngày 25/7 đến nay), Bệnh viện một mặt thực hiện nhiệm vụ quốc tế đi đón đoàn hơn 200 công dân Việt Nam từ Guinie Xích đạo về nước, trong đó có không ít người nhiễm COVID-19, một mặt chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân liên quan ổ dịch ở Đà Nẵng, đồng thời thực hiện kế hoạch chi viện cho Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam khi có yêu cầu.
Với kinh nghiệm từ đợt dịch đầu tiên, Bệnh viện đã điều trị khỏi, cho ra viện 100% bệnh nhân COVID-19 từ Guinie Xích đạo, trong đó 18 trường hợp đồng nhiễm sốt rét. Hiện toàn viện chỉ còn 3 bệnh nhân COVID-19 và tính đến ngày 14/10, sức khỏe các bệnh nhân đều ổn định. Đoàn nhân viên y tế đi đón công dân từ Guinie Xích đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đảm bảo an toàn, không xảy ra lây nhiễm trên máy bay. Bệnh viện cũng hoàn thành việc cách ly cho toàn bộ phi hành đoàn.
Chia lửa với "mặt trận" miền Trung, Bệnh viện cử 2 chuyên gia chi viện Bệnh viện Trung ương Huế, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở về an toàn. Trong những đợt dịch này, mặc dù nguy cơ lây nhiễm rất cao, đặc biệt cho những người trực tiếp đặt nội khí quản, ép tim, chăm sóc bệnh nhân… nhưng với ý chí kiên cường, vượt qua mọi nguy hiểm, cán bộ, viên chức, người lao động của bệnh viện sẵn sàng cứu chữa người bệnh. Trong cuộc chiến này, Bệnh viện đã có 2 bác sĩ bị lây nhiễm COVID-19 khi cấp cứu cho bệnh nhân. Nhằm khắc phục những hạn chế của các thiết bị phòng hộ, đảm bảo hạn chế tối đa việc lây nhiễm, Bệnh viện đã có sáng kiến dùng thêm mũ chụp có ống oxy lọc khí khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân. Đến nay, Bệnh viện không có thêm nhân viên nào bị lây nhiễm.
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, thế giới và Việt Nam chưa có phác đồ điều trị chuẩn tối ưu, Bệnh viện đã tham mưu cho Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quy trình chẩn đoán, phác đồ điều trị phù hợp trên tinh thần vừa thực hiện, vừa nghiên cứu, đảm bảo đáp ứng tốt nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Đến nay, các quy trình chẩn đoán, phác đồ điều trị được áp dụng đã thể hiện giá trị khoa học cao, áp dụng thành công cho các bệnh nhân.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã kịp thời triển khai đề tài cấp Nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thuốc Lopinavir/retonavir (LPV/r) phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới (2019-nCov)” và đề tài cấp Bộ ”Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-Cov-2 bằng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục”... để tìm ra các phương pháp điều trị mới khi số lượng bệnh nhân tăng cao, bệnh nhân có diễn biến nặng…
Thu Nguyên

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 13 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 18 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 2 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 2 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 3 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 3 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tếGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.