Nỗi buồn người cha từng phạm tội khiến con gái không được học ngành Công an
GiadinhNet - Cầm trên tay tờ Giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát nhân dân của con mà ông Lê Thành Chung sung sướng đến rơi nước mắt. Nhưng khi biết con gái không thể vào học vì quá khứ của mình, ông như khuỵu xuống. Ông đau đớn ôm con vào lòng nói lên những lời ân hận vì một phút thiếu suy nghĩ của mình hơn 20 năm trước…
Bố làm, con chịu
Những ngày này, trong ngôi nhà của ông Lê Thành Chung (trú tại xóm 9, xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) bao trùm một không khí buồn bã khi biết thông tin em Lê Thị Bình (SN 1997) không được nhập học vào Học viện Cảnh sát nhân dân vì quá khứ của bố.
Cầm trên tay tờ Giấy báo nhập học của con, ông Lê Thành Chung không cầm được nước mắt: “Không ai ngờ tội lỗi của mình ngày xưa, giờ lại gây khổ cho con. Thấy con bao nhiêu năm phấn đấu học giỏi để vào ngành mình yêu thích nhưng vì tôi mà cháu không được nhập học, tôi cảm giác ân hận và có lỗi với con vô cùng. Tất cả cũng chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ, mà con phải gánh hậu quả”.
Nói về quá khứ, ông Chung kể lại, sau khi đi bộ đội về, năm 1984, ông lập gia đình với bà Hồ Thị Tâm, người cùng làng. Thời đó, cuộc sống khó khăn bộn bề, vợ chồng ông cũng chỉ có mấy sào ruộng để mưu sinh. Năm 1993, căn bệnh đau dạ dày hành hạ, ông phải mổ và nằm điều trị ở Bệnh viện Việt Nam – Ba Lan (TP Vinh) mấy tháng trời.
Vợ chồng đã nghèo, thêm khoản tiền viện phí, con cái ăn học khiến gia đình ông Chung kiệt quệ. Cũng trong thời gian này, ông và một người bạn chung tiền làm ăn. Tuy nhiên, lời lãi đâu thì chưa thấy nhưng người bạn lại không sòng phẳng. Thiếu tiền, ông xuống nhà bạn để “đòi nợ” nhưng không ai ở nhà, ông đã lấy một số vật dụng. Sau đó, ông bị phạt 12 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản. “Cũng chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ và không hiểu biết pháp luật của mình mà con tôi đã phải gánh chịu. Xong án phạt tù, tôi chỉ biết cùng vợ cặm cụi làm ăn, mong có tiền nuôi các con. Từ đó cho đến nay, tôi luôn chấp hành tốt pháp luật của nhà nước cũng như quy định của địa phương”, ông Chung tâm sự.
Lấy nhau hơn 30 năm, vợ chồng ông Chung sinh được 4 người con. Nhưng vì cuộc sống khó khăn, con đầu thì chưa học hết cấp 3, con thứ hai thì chưa học hết cấp 2. “Đến cháu Bình thì cuộc sống cũng đỡ phần nào nên vợ chồng tôi bàn với nhau để cháu được học đến nơi, đến chốn. Nhưng không ai ngờ, chỉ vì lý lịch của tôi mà tương lai của cháu bị ảnh hưởng. Mấy ngày nay, vợ tôi vì thương con chỉ biết ở nhà, nhìn con rồi khóc. Cháu Bình cũng chỉ biết viết đơn lên các lãnh đạo xin xem xét. Nhìn các bạn đi học trường này, trường khác, cháu chỉ quanh quẩn ở nhà với tờ giấy báo điểm, tôi đau xót vô cùng”, ông Chung nói trong nước mắt.
Mong một phép màu
Giờ này, nếu không vì lý lịch của bố thì có lẽ Bình đã chuẩn bị xong mọi thứ cho ngày nhập học. Đó không chỉ là kết quả của sự phấn đấu, cố gắng sau 12 năm học mà còn là khát khao từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường của Bình.
“Trở thành một chiến sĩ Công an nhân dân là mơ ước cháy bỏng từ thuở ấu thơ của em. Nhưng, giấc mơ đó đã tan thành mây khói bởi quá khứ của bố từ khi em chưa sinh ra…”. Gạt những giọt nước mắt tiếc nuối, Bình đưa cho tôi xem kết quả học tập của em trong 12 năm học. Nhìn vào bảng thành tích học tập của em, có lẽ ai cũng phải thốt lên sự ngưỡng mộ.
Trong 12 năm học phổ thông em đều đạt học sinh giỏi, hạnh kiểm loại tốt. Năm lớp 11, Bình dự thi học sinh giỏi môn Địa lý và đoạt giải ba cấp quốc gia, giải nhì cấp tỉnh. Sang lớp 12, em tiếp tục đạt giải khuyến khích môn Địa lý cấp quốc gia. Đến nay, em đã nhận được rất giấy khen, bằng khen của lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Quỳnh Lưu…
Trong kỳ thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân, Bình đạt 24,75 điểm, trong đó, Địa lý 10 điểm; Lịch sử 7,75 và Ngữ văn 7 điểm. Ngoài ra, Lê Thị Bình còn được cộng thêm 1,5 điểm ưu tiên nữa, tổng là 26,25 điểm. Tuy nhiên, theo quy định của ngành Công an thì giờ đây Lê Thị Bình đã không thể vào học ngôi trường này, mặc dù, theo quy định pháp luật thì bố của Bình đã được xóa án tích.
Nói về việc thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân, Bình cho biết: “Từ nhỏ em đã rất mê đọc chuyện Thám tử lừng danh Conan và xem phim Cảnh sát hình sự. Chính vì thế, trở thành một chiến sĩ Công an nhân dân là ước mơ lớn nhất của em. Trước lúc làm hồ sơ, em không biết chuyện bố từng phạm tội. Giờ em rất buồn, chỉ mong được lãnh đạo Bộ Công an chiếu cố để có thể nhập học”.
Ông Chung cho biết, khi con làm hồ sơ dự thi Đại học, ông khuyên con nên theo ngành khác cho đỡ vất vả. Nhưng vì đam mê, cũng là ước mơ và sở thích của con nên ông không ngăn cản. “Đó là ước mơ từ thời cấp 2 của con. Bây giờ nhìn con tan vỡ ước mơ, tôi chẳng biết an ủi như thế nào. Cứ nghĩ sự việc đã trôi qua 20 năm thì theo pháp luật tôi đã được xóa án tích, nhưng quy định của ngành như thế rồi…”, ông Chung nói rồi lấy tay gạt nước mắt.
Ngồi bên cạnh bố, Lê Thị Bình kể lại: “Hôm nhận Giấy báo nhập học, cả nhà em vui mừng khôn xiết. Sau khi có thông báo từ Học viện Cảnh sát nhân dân, Công an huyện Quỳnh Lưu gọi lên lấy giấy báo, làm hồ sơ, lý lịch để tra cứu. Em khai đầy đủ theo hướng dẫn, nộp xong thì về. Sau đó em mới được Công an huyện báo lại là bố từng có án tích phải khai lại hồ sơ. Ban đầu em không tin, tưởng là nhầm lẫn hoặc sai người vì tên thật của bố là Lê Thành Chung, còn ở nhà bố hay dùng tên là Lê Đình Chung. Khi về hỏi lại bố thì em mới biết. Tuy nhiên, khi hồ sơ được báo cáo lên Công an tỉnh thì không được đồng ý”.
Sau khi nhận được thông tin không thể nhập học, Lê Thị Bình như chết lặng. Không còn cách nào khác, em viết đơn gửi tới lãnh đạo Bộ Công an. Trong đó có đoạn: “Vì một lỗi lầm nhất thời của bố khi cháu còn chưa sinh ra, giờ đây hậu quả con trẻ phải gánh chịu, nếu không được sự thương cảm và chiếu cố của các bác, các cô các chú thì niềm tin chỗ dựa để hướng tới tương lai của cháu sẽ bị sụp đổ. Cuộc đời cháu sẽ như con chim lạc giữa trời xanh, bởi thời gian nạp hồ sơ vào các trường khác đã hết hạn. Bản thân cháu và gia đình luôn có nguyện vọng tha thiết được học tập và công tác trong ngành Công an nhân dân, mong muốn trở thành chiến sỹ công an xuất sắc phục vụ cho nhân dân và Tổ quốc”.
Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.