Nỗi đau sau chiến tranh
GiadinhNet - Gần 40 năm đã trôi qua, căn nhà nhỏ ấy chưa bao giờ có được bữa cơm ngon trọn vẹn và không phải lo toan. Chiến tranh đã lùi xa từ lâu nhưng nỗi đau vẫn còn đó...
Con và những đứa cháu của ông Khoảnh. Ảnh: HH |
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Mai Đức Khoảnh (SN 1944) ở xóm Lâm Phú, xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh khi chiều miền Trung đã trải dài hết nắng. Căn nhà nhỏ xập xệ, chẳng có vật dụng gì đáng giá nằm nép mình cạnh bờ biển, khuất sau hàng phi lao gió ràn rạt thổi. Ông Khoảnh ngỡ ngàng, luýnh quýnh dẫn khách vào nhà. Đó là người đàn ông có gương mặt khắc khổ, da đen sạm. Chất độc da cam đã làm ông kiệt sức khi nó kéo dài nỗi đau đến cả thế hệ con, cháu của ông. Rót bát nước chè xanh mời khách, ông Khoảnh kể một cách rành rọt về những năm tháng tuổi trẻ ở chiến trường và hoàn cảnh gia đình hiện tại…
Năm 18 tuổi, Mai Đức Khoảnh xung phong vào bộ đội, lên đường đánh Mỹ cứu nước. Ông chiến đấu ở giới tuyến Cửa Tùng, Quảng Trị, 4 năm sau thì chuyển sang Binh trạm 7 ở phía bắc Trường Sơn, thuộc Tiểu đội 6, Trung đoàn 559. Đó là những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, sôi sục căm thù giặc xâm lược và khát khao cống hiến. Với bản tính thật thà, chất phác, chịu khó chịu khổ của người con làng biển Nghệ Tĩnh, ông không ngại bất cứ nhiệm vụ nào, dù có nguy hiểm đến đâu. Ông Mai Đức Khoảnh kể lại: “Có đợt chúng tôi trực tiếp chiến đấu, đồng thời có nhiệm vụ dẫn đoàn quân tiến vào trận. Trèo đèo, lội suối qua khe vất vả lắm. Nhưng tôi là dân biển, quen rồi, cứ đi băng băng. Mấy anh em không biết bơi, thấy nước chảy siết không dám lội qua, tôi bảo: “Bọn bay trèo lên ngồi im trên lưng tau, rồi tau cõng qua được hết”, cứ như vậy hết đứa này đến đứa khác”.
Chưa bao giờ vợ ông Khoảnh hết lo toan cho cuộc sống thường ngày. Ảnh: HH |
Nhưng ám ảnh nhất đối với ông Khoảnh, cho đến tận bây giờ, chính là hình ảnh những cánh rừng cháy đỏ, trụi lá, những con suối nước đóng váng sau khi máy bay dùng những chiếc thùng phuy chứa thứ chất màu trắng phun xuống như sương mù mịt, nước mắt nước mũi cay xè, chóng mặt, không thở được, đêm nằm phải lấy khăn ướt đắp lên.
Năm 1973, trong một lần về phép, Mai Đức Khoảnh quyết định cưới vợ - người con gái đã chung thủy đợi chờ ông suốt 6 năm ở quê nhà. Rồi ông lại vội vàng ra trận. Đất nước thống nhất, trong đoàn quân trở về có một người đàn ông người gầy gò, mặc bộ đồng phục đã úa màu. Người vợ trẻ cùng đứa con trai bé bỏng đón ông bằng tình thương yêu vô bờ. Những tưởng trong căn nhà bé bỏng từ đây cuộc sống sẽ hạnh phúc, dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng nào ngờ... Sau bao nhiêu trông chờ, đứa con gái thứ 2 (SN 1978), rồi thứ 3 (SN 1980) lần lượt ra đời cũng là lúc lòng vợ chồng ông thắt lại khi nhìn con đứa thì dị tật ở mắt, miệng, đứa bị tâm thần, lúc khôn, lúc dại. Hai lần chết lặng, vợ ông trở nên yếu hẳn, đôi vai gầy như trĩu nặng.
Điều ám ảnh nhất với ông Khoảnh, là những cánh rừng cháy trụi... |
Mai Thị Sâm - con gái thứ 2 của ông Khoảnh, ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, bị thần kinh lúc bình thường, lúc ngây dại. Lớn lên lấy chồng thì người chồng cũng tâm thần, thỉnh thoảng lên cơn, hai vợ chồng lại rượt nhau chạy khắp làng trên xóm dưới. Bất hạnh là thế nhưng chẳng hiểu sao, vợ chồng Sâm lại sòn sòn đẻ tới 5 đứa con khiến cuộc cuộc sống vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Nhìn những đứa trẻ nhem nhuốc vô tư cười nói, chẳng hay biết gì đến gia cảnh nhà mình, mới thấy cám cảnh và xót xa… Cô con gái thứ 3, Mai Thị Huệ, bị méo mồm đi làm thuê tận trong Bình Phước. Chỉ có Mai Văn Quế là lành lặn, nhưng sức khoẻ lại yếu, lớn lên theo nghề biển, đi lưới, nhưng làm chẳng đủ ăn nên cũng vào Nam làm thuê kiếm sống.
Căn nhà nhỏ chất đầy những cơn đau, những tiếng thở dài của ông và tiếng nấc của bà trong đêm tối. Trong tiếng ho xé ruột, ông Khoảnh trở mình ngồi dậy rồi lặng lẽ đi ra biển. Ông Khoảnh làm nghề vá lưới thuê, gỡ cá thuê cho các chủ thuyền, rồi xin lại những mớ cá nhỏ, rơi sót lại trên biển về làm thức ăn.
Gần 40 năm đã trôi qua, căn nhà nhỏ ấy chưa bao giờ có được bữa cơm ngon trọn vẹn và không phải lo toan. Chiến tranh đã lùi xa từ lâu nhưng nỗi đau vẫn còn đó...
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.