Nỗi oan của người phụ nữ gần 30 năm mong gột rửa lời đồn nhẫn tâm bán em gái tâm thần
GiadinhNet - Gần 30 năm kể từ ngày cô em gái “nửa tỉnh nửa mê” bỏ đi biệt tích, cũng là chừng ấy thời gian người phụ nữ nghèo Mai Thị Hòa (59 tuổi, ở thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng) phải gánh chịu những tiếng đời dị nghị.

Bà Mai Thị Hòa kể lại quãng thời gian gần 30 năm chịu tiếng oan ruồng bỏ em gái.
Nhiều người cho rằng, bà Hòa đã ruồng bỏ, thậm chí là lừa bán em gái mình sang Trung Quốc để mong thoát khỏi gánh nặng cuộc đời. Không thể giải thích hay biện minh, bà Hòa chỉ còn biết nén những tiếng nấc nghẹn trong lòng, ngày đêm tựa cửa đợi em gái trở về…
30 năm một nỗi oan tình
Trao đổi với PV báo GĐ&XH Cuối tuần, ông Vũ Ngọc Hồng (Chủ tịch xã Đồng Thái) cho biết: Gia đình bà Hòa thuộc diện hộ nghèo của xã. Bà ấy tuổi cũng đã cao, giờ lại phải chăm sóc người em bị thiểu năng nên cũng gặp không ít khó khăn. Chính quyền xã cũng đã tạo điều kiện để bà Hòa làm chế độ cho bà Nại hưởng trợ cấp hàng tháng. Hiện tại theo yêu cầu của gia đình, bà Hòa xin được tự chăm sóc cho em gái. Nhưng nếu sức khỏe yếu kém và kinh tế khó khăn mà gia đình có nguyện vọng thì chúng tôi cũng sẽ nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ đưa bà Nại đến Trung tâm bảo trợ xã hội.
Những ngày này tại xã Đồng Thái, bà con vẫn chưa hết xôn xao về câu chuyện cổ tích thời hiện đại của bà Mai Thị Nại (thường gọi là Sự) sau gần 30 năm lưu lạc xứ người. Việc bà Sự trở về không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc được đoàn tụ cùng gia đình mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với người chị gái phải chịu nỗi oan gần 30 năm. Trong ngôi nhà nhỏ vừa mới sửa sang lại, bà Hòa không giấu được sự xúc động khi nhắc lại chuyện cũ: “Đói khổ mấy tôi cũng chịu đựng được nhưng không thể chấp nhận mãi sự dè bỉu của thiên hạ, sự khinh ghét của xóm làng. Mặc dù bà ấy (ý nói bà Sự) không được bình thường nhưng dù sao vẫn là em gái tôi, bỏ đi sao đành hả chú? May mà bà ấy trở về, chứ không cả đời này tiếng oan ruồng bỏ em gái sẽ chẳng thể nào gột rửa”.
Đưa mắt nhìn về phía người em gái đang ngồi thơ thẩn ngoài vườn, bà Hòa nén một tiếng thở dài rồi bảo: “Ai cũng nghĩ là bà ấy đã chết bởi một người bị mắc bệnh thiểu năng, thử hỏi làm sao sống được trong môi trường xã hội phức tạp? Thế nhưng ông trời đã phù hộ bà ấy. Sau 30 năm lưu lạc nơi xứ người, Nại trở về dù đã già đi rất nhiều, hoảng loạn và tiều tụy hơn nhưng sự ngây dại vẫn không hề thay đổi”. Theo chia sẻ của bà Hòa, bà Mai Thị Nại (SN 1966) là em út trong gia đình có 4 chị em. Khi mới sinh ra, Nại cũng khỏe mạnh bình thường như bao chị em khác của mình. Nhưng khi vừa tròn 1 tuổi, Nại bị sốt cao dẫn tới co giật. Ngày ấy một phần bệnh viện ở xa, phần khác gia đình lại nghèo khó nên không thể đưa Nại đi bệnh viện: “Nại nó sốt mấy ngày liền mới khỏi. Khi đó nhà tôi nghèo nên mẹ cũng chỉ biết chườm khăn ướt cho em. Mấy hôm sau thấy em đỡ sốt ai cũng mừng. Nào ngờ, sau lần ấy Nại bị bại não, đến khi lớn lên lại trở thành người dở dở, ương ương”.
Về phần bà Hòa, cuộc sống gia đình nghèo khó nên bà sớm được cha mẹ gả cho một người đàn ông cùng làng. Những tưởng cuộc đời bà sẽ yên ổn từ đó. Nào ngờ, năm 1978, mẹ bà lâm trọng bệnh rồi mất. Không lâu sau đó, người cha cũng vì u sầu mà bỏ đàn con thơ dại ra đi. Là chị cả trong nhà và đã yên bề gia thất nhưng nhìn 3 đứa em còn nhỏ dại không người chăm sóc, bà Hòa đành phải dang rộng vòng tay che chở cho các em. “Để lo cho cuộc sống gia đình cùng 3 đứa em thơ dại, tôi làm quần quật tối ngày, chẳng nề hà bất cứ việc gì. Trong khi đó, chồng tôi là thương binh nên chẳng giúp đỡ được gì nhiều. Đám trẻ nhiều lúc đói tranh nhau từng củ khoai, miếng bánh khiến nhà lúc nào cũng inh ỏi. Thế nhưng, dù tôi có phải nhịn đói cũng không để cho các em, các con phải khổ. Ấy thế mà khi Nại mất tích, người trong làng lại nghĩ tôi ruồng bỏ em mình. Có nhiều người ác miệng còn nói, chắc là tôi muốn chiếm phần ruộng của đứa em khờ dại nên mới đuổi em đi…”, bà Hòa bùi ngùi nhớ lại.
Năm 1988, sau 10 năm sống dưới sự chăm sóc và bảo bọc của chị gái, bà Nại bỗng dưng mất tích. Đận ấy, cả làng hay tin đã đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy bà Nại đâu. “Em gái bỏ đi tôi lo lắm nhưng chạy đi tìm khắp nơi vẫn chẳng thấy. Nghe nhiều người nói thấy Nại đi về phía thành phố, tôi cũng muốn lên tìm. Ngặt nỗi trong người không có một đồng lận lưng. Thấy vậy, người làng lại càng tin rằng tôi đuổi em gái đi. Thanh minh mãi chẳng ai tin, tôi chỉ còn biết cắn răng chịu đựng và tự nhủ: “Mình sống sao thấy lòng thanh thản, không làm điều gì trái với đạo đức, trái với lương tâm là được”. Ngày ngày tôi chỉ còn biết cố gắng làm lụng với hy vọng gom góp được chút tiền để đi tìm em gái. Có như vậy, mọi người mới hiểu cho nỗi oan khuất của tôi. Nhưng điều quan trọng hơn đó là tình máu mủ ruột già và trách nhiệm mà tôi phải gánh vác”, bà Hòa ngậm ngùi.

Căn nhà nhỏ bà Hòa sửa sang lại cho em gái.
Ngày về ngập tràn hạnh phúc
Nhớ lại những ngày tháng phải chịu đựng sự gièm pha của dư luận, bà Hòa rưng rưng nước mắt kể lại, khi người em gái bị thiểu năng bỏ đi biệt tích, bà đã khóc rất nhiều. Bà khóc vì đã không hoàn thành trách nhiệm thay cha mẹ chăm lo cho các em và khóc vì không thể chịu đựng được những lời dị nghị của xóm làng. Bà Hòa tâm sự: “Ngày ấy, mỗi bước chân ra khỏi nhà đều nặng như chì, nhấc lên không nổi. Dù đi đâu hay làm bất cứ việc gì, tôi cũng không dám ngẩng mặt lên nhìn bà con chòm xóm. Dù rằng mình không làm gì có lỗi nhưng những ánh mắt soi mói cùng những lời xì xầm, bàn tán vẫn khiến tôi quặn thắt cõi lòng”.
Để mọi người hiểu rằng, sự mất tích của em gái hoàn toàn không phải do mình, bà Hòa đã quyết định, ngày nào chưa tìm thấy em gái thì ngày đó cánh cửa nhà sẽ không bao giờ khóa. “Là hàng xóm lâu năm của bà Hòa nhưng mãi mấy năm gần đây, tôi mới hiểu vì sao cửa nhà bà ấy chẳng khi nào thấy đóng, bất kể ban ngày hay ban đêm, trời mưa hay trời nắng..Thấy lạ tôi có hỏi thì bà ấy cho biết: “Tôi sợ nếu khóa cửa mà em gái trở về không vào được nhà, nó lại bỏ đi thì tội”, bà Nhàn (hàng xóm của bà Hòa) cho biết.
Sau gần 30 năm chịu tiếng đời oan ức khi em gái bỏ nhà ra đi, một ngày đầu năm 2014 bà Hòa nhận được tin báo, người ta tìm thấy bà Nại trong một bệnh viện tâm thần ở Phúc Châu (Trung Quốc). Khi nhận được tin báo, bà Hòa đã khóc lịm đi. Sau bao cay đắng, nhớ mong cuối cùng em gái bà cũng đã được tìm thấy. Kể lại ngày đi đón em gái, bà Hòa bùi ngùi: “Tôi không có tiền đi đón em nên bà con trong xã đã giúp đỡ chút tiền thuê xe. Khi nhìn thấy em ở cửa khẩu Lạng Sơn mà tôi không cầm được nước mắt. Lúc đó Nại trông xanh xao và gầy ốm lắm. Thấy tôi, Nại không nhận ra nhưng vẫn biết động viên, an ủi: “Chị sao lại khóc thế? Khóc như vậy không tốt đâu. Ngồi lại đây với tôi, chút nữa là hết khóc ngay”. Nghe em gái nói vậy, tôi càng khóc to hơn rồi cầm lấy tay bà ấy mà bảo: “Về nhà với chị, đói no chị em có nhau”.
Bà Hòa cho biết thêm, những ngày đầu khi mới về nhà, bà Nại lúc nào cũng trong trạng thái hoảng loạn. Trong giấc ngủ chập chờn, người em gái điên dại vùng vẫy kêu cứu, thậm chí van nài xin tha mạng. Những lúc nghe em gái ú ớ kêu la, bà Hòa không kìm nổi nước mắt. “Những lúc tỉnh táo, bà ấy kể bị nhiều người đàn ông hãm hiếp lắm. Thậm chí nhiều ngày phải chịu đói, chịu rét”. Gần 30 năm lưu lạc xứ người, người đàn bà điên dại Mai Thị Nại đau đớn một thì người chị gái nơi quê nhà tựa cửa đợi em đau đớn mười. Từ ngày em gái trở về, bao nhiêu cay đắng, tủi nhục vì người đời dị nghị cũng đã tan biến. Bà Hòa khẽ cười nói: “Tôi không có 10 cái miệng để đi thanh minh hết với tất cả mọi người. Em gái tôi trở về đã rửa cho tôi nỗi oan suốt gần 30 năm qua. Giờ đây tôi không còn bận tâm nhiều đến chuyện cũ, chỉ biết cố gắng chăm sóc, bù đắp cho đứa em điên dại đến chừng nào có thể. Thế là tôi vui rồi”.
Tuấn Kiệt

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 4 phút trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 8 phút trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 9 phút trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 11 phút trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Trước hiệu lệnh dừng xe của Tổ công tác của Trạm CSGT Quang Trung, tài xế Kiên không chấp hành mà tiếp tục cho phương tiện di chuyển, liên tục đánh lái sang hai bên nhằm không cho cơ quan chức năng vượt, thậm chí còn làm đổ xe của Tổ công tác.

8 khoản tiền này khi chuyển vào tài khoản phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định từ tháng 7/2025
Đời sốngGĐXH - Theo quy định khi nhận tiền vào tài khoản cá nhân mà đó là những khoản thu nhập phải chịu thuế thì cá nhân đó phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là 8 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản phải chịu thuế thu nhập cá nhân.