Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi thống khổ của người đàn bà đẻ một mạch 12 người con

Thứ ba, 08:56 02/06/2015 | Dân số và phát triển

Như người ta tuổi già được vui vầy bên con cháu, đằng này bà vẫn phải dài lưng ra làm để nuôi con khôn lớn.

Có lẽ đến giờ, bà Chang Thị Dua (SN 1958) ở bản Gia Khâu 2, xã Nậm Loỏng, TP. Lai Châu cũng không hiểu tại sao bà có thể “vượt cạn” đến 12 lần trong cuộc đời. Như người ta tuổi già được vui vầy bên con cháu, đằng này bà vẫn phải dài lưng ra làm để nuôi con khôn lớn.

Bản Gia Khâu 2 chỉ cách TP. Lai Châu không mấy xa nhưng cuộc sống của bà con nơi đây còn nghèo khó lắm. Ngôi nhà đất ẩm thấp của bà Dua nằm cạnh đường cái dẫn vào bản. Hôm chúng tôi đến nhà, bà Dua vừa đi làm nương về. Nom người phụ nữ Mông được người dân nơi đây phong cho “danh hiệu” là người đẻ khỏe nhất đất Lai Châu già hơn tôi tưởng.

Bà ngồi buồn so bên cái bếp lạnh ngắt. Bộ quần áo bà mặc trên mình rách lả tả nhiều chỗ. Khuôn mặt bà hằn lên những nếp nhăn khắc khổ. Ánh mắt bà chứa đầy nỗi lo âu. Bà Dua nói tiếng phổ thông câu được, câu chăng, chúng tôi phải nhờ Trưởng bản Gia Khâu 2, ông Chang A Khua, làm người phiên dịch. Vừa xoa xoa đôi bàn tay vào nhau cho đám bùn đất rời khỏi kẽ tay, bà Dua mở đầu câu chuyện của mình bằng một lời nói đầy hoàn cảnh: “Tôi chưa kịp đun nước nên không có nước mời cán bộ”.

Cháu bú bà, em bú chị dâu

Nay đã bước sang tuổi 56, bà Dua đã có con đàn cháu đống nhưng mỗi khi nhớ lại chặng đường đã qua, bà vẫn còn sởn da gà. Bà Dua kể, ngày trước người Mông ở bản Gia Khâu 2 này ở tít trên núi cao. Nơi đó quanh năm mây mù bao phủ, cuộc sống tự cung, tự cấp khi đó khiến con trai, con gái trong bản ít có điều kiện để đi học. Bà Dua cũng vậy, trường lớp đối với bà chỉ lướt qua như cơn gió thoảng. Năm 15 tuổi khi đôi má bắt đầu ửng hồng, bà đã phải lòng ông Sùng A Di – người ở cùng xã. Như bao đôi trai gái người Mông khác, trước khi về ở với nhau, bố mẹ hai bên cũng mổ gà, mổ lợn làm đám cưới.


Người dân tộc miền núi vẫn sinh rất nhiều con.

Ngày ông Di kéo bà về làm vợ, bà còn ngây ngô lắm! Thời gian đầu, thi thoảng dỗi chồng, bà còn bảo: “Tao về ở với bố mẹ đây. Không thích ở với mày đâu”. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” đó bà đã làm dâu nhà người nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Những e thẹn, ngượng ngùng rồi cũng dần trôi qua.

Hai năm sau, cái bụng của bà đã lùm lùm. Nghe các bà, các mẹ trong bản bảo là bà có thai thì bà mới biết là mình đang có một em bé ở trong bụng. Không như phụ nữ nơi khác, phụ nữ người Mông có bầu vẫn đi làm hùng hục trên nương, trên rẫy. Cuối năm 1976, bà Dua sinh hạ được đứa con trai đầu lòng. Bà Dua sinh con tại nhà, bà đỡ là người trong bản. “Lần đầu nghe tiếng khóc của trẻ tôi lạ lắm. Tôi lóng ngóng chẳng biết nuôi con kiểu gì”, bà Dua nhớ lại.

Đứa con trai đầu lòng được vợ chồng bà đặt tên là Sùng A Giàng. Cậu bé Giàng được một tuổi, bà Dua chưa kịp cai sữa thì đã thấy cái bụng của mình lại “sưng” to giống lần trước. Các bà mụ trong bản bảo, bà thuộc diện tốt máu nên lại có thai. Chồng bà biết tin này, vui như bắt được vàng vì nhà có thêm thành viên mới.

Riêng bà Dua lại rơi nước mắt. Bà biết mang nặng đẻ đau nào có sung sướng gì. Ngày ngày bà vẫn đi làm và phải đeo theo 2 đứa con: Đứa lớn đèo sau lưng, trước bụng là một em bé nữa chuẩn bị chào đời. Khi đó, cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn trăm bề, đứa con thứ hai của bà chào đời trong nỗi khốn khó.

Trời phú cho bà Dua sức khỏe, đứa con thứ hai chưa đầy tháng, bà đã cùng chồng đi cày, đi cấy được. Bọn trẻ cũng hồn nhiên như cây cỏ, ăn rồi lớn, chẳng bệnh tật gì. Thời gian thấm thoát trôi nhanh, cuộc đời bà Dua trôi theo một cái mạch, đẻ, chửa và đẻ. Người ta đẻ 6-7 đứa con, có nếp, có tẻ đã là quá nhiều rồi, vậy mà chẳng hiểu sao, bà Dua lại đẻ một mạch dài không dứt. Đứa thứ nhất, thứ hai, thứ ba… rồi đến đứa thứ 10, bà cũng vẫn “mẹ tròn con vuông”.

Lũ trẻ lớn lên nheo nhóc, thiếu cơm ăn, áo mặc. Mùa đông ở trên núi lạnh cắt da cắt thịt, nhìn đàn con co ro bên hiên nhà, bà thương chúng lắm. Đứa lớn, đứa nhỏ bìu ríu, khóc lóc đòi ăn khiến bà rơi nước mắt. Bà tự nhủ lòng mình sẽ không đẻ nữa để có thời gian chăm sóc con cái.

Anh Giàng, con trai cả của bà, sinh năm 1976. Đến năm 18 tuổi, anh này cũng lấy vợ. Đời sống khó khăn nên ông bà cho anh Giàng ở riêng. Bà Dua còn nhớ như in cái ngày bà đẻ đứa con thứ 9 cũng là lúc đứa con dâu cả của bà sinh con. Cả hai mẹ con cùng đẻ khiến bà thêm phần ngượng ngùng.

Chẳng thế mà mỗi khi bà đi nương về muộn, cái Ly, thằng Dao vẫn sang bú sữa nhờ chị dâu. Bà Dua bảo, khi sinh đứa con thứ 10, bà tự dặn lòng dừng lại, thế nhưng chẳng hiểu sao ngoài 40 tuổi rồi bà vẫn cứ mang bầu. Mãi đến năm 2002 bà mới dừng việc chửa đẻ. Đứa con gái út là Sùng Thị Dở (SN 2002) là đứa con cuối cùng của bà, nâng tổng số con của ông bà lên 12 người.

Chưa một ngày sung sướng

Đứa con gái út của bà lên 5 tuổi cũng là khi chồng bà về bên kia thế giới. Bà bảo, khi ấy bầu trời như sụp đổ. Thương chồng bao nhiêu lại thương bầy con nhỏ dại mất đi nơi nương tựa bấy nhiêu.

 

 ​Bà Dua đã vượt cạn 12 lần và mặc dù đông con, nhiều cháu nhưng bà vẫn phải làm quần quật.

 ​Bà Dua đã vượt cạn 12 lần và mặc dù đông con, nhiều cháu nhưng bà vẫn phải làm quần quật.

Từ ngày người ta bắt đầu có tiêu chí đánh giá hộ nghèo đến giờ, nhà bà Dua luôn góp mặt trong danh sách đó. Đến giờ cũng vậy, bà bảo, nhà nghèo vì đông con, đông cháu quá. Bao nhiêu ngô, lúa trên nương, trên rẫy, trâu, bò ngoài vườn… đều tập trung cho chuyện ăn, chuyện mặc của các con mà vẫn túng, vẫn thiếu. Bà chẳng bao giờ tích lũy được lương thực hay tiền nong gì cả. Năm nào nhà bà cũng thiếu ăn đôi ba tháng. Đứa con nào lớn bà lại phải lo dựng vợ, gả chồng rồi cho chúng ở riêng. Hiện giờ, 3 người con đang ở cùng với bà. Cả 3 đứa đã nghỉ học ở nhà giúp mẹ. Vừa rồi đứa con gái út cũng nghỉ nốt rồi, thầy giáo có đến vận động thế nào, cô bé cũng không chịu đến lớp.

Mặt trời nơi miền sơn cước xuống nhanh, bà Dua đành cáo lỗi vị khách một lúc vì phải lo cho đàn lợn ăn, chúng đang kêu inh ỏi ngoài vườn, rồi bà lại tất bật nấu cơm tối. Bà làm mọi việc như một cái máy. Bà Dua thường nói với mọi người rằng, ông giời bắt bà phải đẻ nhiều và giờ lại bắt bà lao động cật lực để nuôi con. “Không làm thì mọi việc vẫn đến tay, chẳng nhờ ai được nên tôi phải cố”, bà Dua tâm sự.

Căn nhà heo hắt ánh lửa của bà Dua chẳng có thứ gì đáng giá. Bộ chăn màn, đám quần áo cũ vắt bên vách nhà đều đã ngả màu ố vàng. Bữa cơm chính của gia đình là rau và mèn mén.

Trong lúc đợi bà nấu cơm, tôi có hỏi: “Trong túi bà hiện giờ có đồng nào không?”. Câu hỏi của tôi như trút thêm nỗi buồn lên bà. “Chẳng có đồng nào đâu. Mỗi khi bán được tí ngô, tí thóc, đi chợ tôi chỉ dám mua ít mỡ, mắm, muối là hết thôi. Giáp Tết, Nhà nước hỗ trợ tiền ăn Tết, tôi mới có tiền đi chợ mua sắm”, bà Dua buồn rầu nói.

Tối sẩm mặt người, 3 đứa con của bà Dua mới đi làm về. Đứa lớn 17 tuổi, đứa nhỏ 12 tuổi. Đứa nào cũng gầy nhom. Chúng ngại tiếp xúc với người ngoài. Dường như chúng tưởng tôi là cán bộ đến vận động đi học. Ông Khua, Trưởng bản Gia Khâu 2, bảo: “Thầy giáo đến là chúng trốn đi nương. Chúng bảo cái bụng còn đói, học con chữ không vào. Chúng ở nhà đi làm giúp mẹ, cho mẹ đỡ khổ”.

Theo Hoàng Lan
Nguoiduatin

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Top