Hà Nội
23°C / 22-25°C

NSƯT Trọng Thủy: Học toán nhưng trở thành ca sĩ

Thứ sáu, 08:15 04/09/2009 | Giải trí

Giadinh.net - NSƯT Trọng Thủy là một trong những “cây đa, cây đề” của dòng nhạc cách mạng. Đặc biệt, nhiều người rất thích nghe anh hát những bài ca về Bác Hồ. Gặp anh ở Nhà hát Tuổi trẻ trong lúc bộn bề với công việc, nhưng khi tôi đề nghị anh kể về những kỷ niệm hát các bài ca cách mạng hồi ở chiến trường, anh vui hẳn lên.

Hát với tâm thế một người con của dân tộc

- Anh đã từng là người lính cụ Hồ, đã hát giữa chiến trường. Anh có thể chia sẻ một chút cảm xúc của những ngày “tiếng hát át tiếng bom” những kỷ niệm về một thời “không thể nào quên”?

-  Đó là thời gian vô cùng ấn tượng và nhiều kỷ niệm. Tôi biểu diễn phục vụ các chiến sĩ và đồng bào ở biên giới, dọc đường 7 và cả bên nước bạn Lào. Tôi biểu diễn trong mọi hoàn cảnh: Trên chốt, trên đồi, trên thảm cỏ, nhưng luôn hát với hừng hực khí thế, tất cả những lời hát vang lên bằng trái tim, vô tư trong sáng và hết lòng. Thời kỳ đó tôi thường xuyên hát các bài hát như: Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Hành khúc ngày và đêm, Hành quân giữa mùa xuân, Đất nước, Tình ca...

- Là một nghệ sĩ hát khá nhiều bài ca ngợi Bác Hồ, những bài hát nào anh hay biểu diễn và bài nào anh thích nhất?

- Tôi thường xuyên biểu diễn những bài như: Người là niềm tin tất thắng, Tiếng hát mang tên người, Bác Hồ - một tình yêu bao la, Tình Bác sáng đời ta, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người... Nhiều lắm, tôi kể không hết được. Có thể khẳng định tôi thuộc và hát được hết những bài hát về Bác Hồ. Tất cả những bài hát về Bác là những bài hay, tình cảm, xúc động và thành kính.

- Là một người đã hát trong những ngày đạn bom trên chiến trường, còn bây giờ ở thời bình, anh đã hát những bài hát cách mạng bằng tâm cảm của một người đi qua thời chiến tranh để yêu và trân trọng hơn những khoảnh khắc của thời bình?

- Tôi đã vinh dự làm một người lính, trải qua những năm tháng trong quân ngũ, thấy được những hy sinh, gian khổ của người lính. Tôi cũng đã đi biểu diễn khắp mọi miền đất nước. Những bài tôi hát – nhất là về quê hương đất nước có những xúc cảm của một người con đã từng là người lính nên mang những tình cảm rất sâu nặng, thiết tha. Tôi muốn gửi gắm qua những lời ca đến nốt nhạc là sự rưng rưng của một người con của dân tộc.

- Gắn bó với dòng nhạc cách mạng, chắc hẳn anh thường biểu diễn trong những ngày mừng đất nước  độc lập. Anh có thể kể vài kỷ niệm?

- Tôi hát nhân dịp lễ mừng Quốc khánh đất nước thì rất nhiều nhưng lần khiến tôi nhớ mãi đó là những lần được hát tặng các mẹ Việt Nam anh hùng. Nhân dịp Quốc khánh, Đảng và Nhà nước tổ chức chương trình mời các mẹ Việt Nam anh hùng từ khắp mọi miền về Hà Nội thăm Thủ đô. Tôi được tham gia biểu diễn tại cuộc gặp xúc động đó.

Sau khi hát xong, tôi được các mẹ ôm vào lòng, tặng những bó hoa tươi thắm, giang hai tay ôm không hết hoa các mẹ tặng, nhìn các mẹ chan hòa nước mắt, tôi gai người vì xúc động.

Một dịp nữa là năm 1994, tôi được ra thăm và biểu diễn  phục vụ các chiến sĩ Hải quân. Là người lính nên khi  được hát cho người lính luôn khiến tôi rất xúc động. Hơn nữa, được chứng kiến cuộc sống gian khổ và cả sự hồn hậu, vô tư trong sáng của những người của chiến sĩ ở Trường Sa- nơi đầu sóng, ngọn gió thiêng liêng của Tổ quốc đã khiến tôi rất xúc động. Sau buổi biểu diễn chính, tôi ngồi hát thâu đêm với các chiến sĩ, đến khản cổ không nói rõ lời được nữa.

- Được biết khi giành HCB tại liên hoan âm nhạc tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên) tháng 4/2009 vừa rồi, anh đã biểu diễn một bài hát về Bác Hồ?

- Đó là “Liên hoan âm nhạc mùa xuân Bình Nhưỡng”, có 30 nước tham gia nhưng có tới 50 đoàn. Tại liên hoan âm nhạc này, tôi hát 2 bài, một bài ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và một bài về Chủ tịch Kim Jong Il – tôi hát bằng tiếng Triều Tiên.

Sau khi tôi biểu diễn thành công, rất nhiều các nhà báo đã phỏng vấn và trò chuyện, tôi vẫn giữ những bài báo làm kỷ niệm. Tôi đã giành được  cúp bạc ở dòng đơn ca tại liên hoan lần này (chỉ 5 ca sĩ trên hơn 100 ca sĩ được giải).

Toán học giúp vẹn đường công - tư

- Hiện nay anh là đoàn trưởng Đoàn ca múa nhạc thuộc Nhà hát Tuổi trẻ. Thời gian anh dành cho sân khấu dưới vai trò là một nghệ sĩ biểu diễn, được sắp xếp như thế nào?

- Những chương trình nào tôi thấy phù hợp thì tôi vẫn tham gia. Nhất là những chương trình âm nhạc mang tính đối ngoại, biểu diễn ở nước ngoài. Mấy chương trình gần đây như chuyến sang Nhật Bản, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên... tôi đều nằm trong danh sách solist chính.

- Được biết, anh học sư phạm toán tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng anh lại thành danh ở con đường âm nhạc, duyên số làm ca sĩ đã đến với anh như thế nào?

Con gái là vận động viên số 1 của Việt Nam

“Tôi không hướng các con theo nghệ thuật, nhưng cô con gái lớn đã vô tình được một chuyên gia Trung Quốc phát hiện ra trong lúc cháu đang đi theo tôi biểu diễn. Cháu được sang Liên Xô (cũ), Trung Quốc học tập và hiện nay là vận động viên thể dục nghệ thuật số 1 của Việt Nam: Nguyễn Thu Hà. Cháu Hà đã từng được nhiều huy chương quốc tế, trong nước, hiện nay là huấn luyện viên trẻ của Đội tuyển thể dục nghệ thuật Việt Nam, năm ngoái cháu vừa vinh dự là một trong hai sinh viên nhận được giải thưởng Mãi mãi tuổi 20. Nói chung, vợ chồng tôi luôn để các con thoải mái tự bộc lộ, quan điểm của chúng tôi là nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề”.
- Đam mê và tình yêu dành cho âm nhạc đã “dẫn” tôi đi. Tôi tham gia âm nhạc bắt đầu trong môi trường quân đội, sau đó tôi tham gia phong trào âm nhạc của sinh viên khi tôi xuất ngũ về làm sinh viên trường sư phạm. Rồi tôi được Nhà hát Tuổi trẻ nhận về, tôi tốt nghiệp khoa thanh nhạc – Nhạc viện Hà Nội năm 1997. Từ đó tôi gắn bó với nghiệp hát cho đến nay. Nếu cho tôi chọn lại, tôi vẫn chọn con đường đã đi.

- Giọng ca của anh đã từng gắn với dòng nhạc cách mạng, bây giờ gắn bó với nhạc dành cho thanh thiếu nhi nhiều, anh có thấy hơi… khó khăn?

- Nhạc trẻ, nhạc thời trang, nhạc thiếu nhi... đều có nền tảng từ nhạc cổ điển, nhạc thính phòng bác học. Thoạt nhìn, cứ tưởng là giữa các thể loại xa nhau nhưng thực ra tất cả các loại hình đều là nghệ thuật, chỉ xếp loại hình do tính chất âm nhạc khác nhau thôi. 

- Người ta có câu “thầy già con hát trẻ” – anh có bí quyết gì để ở tuổi này vẫn hát một cách say mê và hào sảng?

-  Văn ôn võ luyện mà, tôi luyện tập thường xuyên. Nếu có chương trình biểu diễn tôi luyện thanh trước hàng tuần, hàng tháng. Tất nhiên sự đào thải của tuổi tác là vấn đề rất lớn, sản phẩm làm ra chính là hơi thở, chính là xuân sắc của người nghệ sĩ, nên độ chín của nghề phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe, càng có tuổi càng yếu thì hát càng kém đi. Nhưng độ bền của ca sĩ đã được học hành, rèn luyện đến nơi đến chốn và những người hát nhạc thính phòng sẽ có tuổi thọ lâu bền. Nhiều nghệ sĩ dòng nhạc thính phòng đã có tuổi nhưng vẫn hát say mê.

- Trong số các ca sĩ đang theo dòng nhạc cách mạng hiện nay, anh đánh giá cao ai?

- Từ bộ ba Trọng Tấn – Việt Hoàn – Đăng Dương đến Anh Thơ, Tân Nhàn, Lan Anh, Phương Nga, Minh Quang, sau là Lê Anh Dũng, Thành Lê... là những giọng hát tôi yêu mến. Nếu có điều kiện tôi đều mời cộng tác biểu diễn với Nhà hát Tuổi trẻ.


- Anh có bị phân tâm bởi những quãng thời gian khán giả trẻ mải mê chạy theo những dòng nhạc khác?

- Đúng là có một thời, dòng nhạc chính thống như là của quý, của hiếm chỉ được lòng các khán giả lớn tuổi. Tôi và các nghệ sĩ không tránh khỏi buồn lòng thế nhưng rất mừng là những năm gần đây, dấu hiệu rất vui là khán giả đã yêu trở lại. Từ các hội diễn, các chương trình của các bạn trẻ sinh viên, các băng karaoke, cho đến cả quán cà phê và ở các đám cưới, nhạc đỏ rất được yêu chuộng. Vòng quay đi mãi thì cũng quay trở lại với chính gốc của nó – những bài hát đi cùng năm tháng, những nhạc sĩ đã rút gan rút ruột sáng tác bằng cả trái tim và những người nghệ sĩ cũng đã hát bằng tâm huyết đó.

- Có một số ca sĩ nhạc thính phòng đã “mở” thêm sang dòng nhạc dân ca cho phong phú thực đơn, anh thì sao?

- Ngoài những bài hát mang tính thính phòng, cách mạng thì tôi và một số nghệ sĩ có chất giọng trữ tình cũng phát triển mảng dân ca. Tôi cũng hát những ca khúc bất hủ thời kỳ đầu tân nhạc, dòng dân ca với những bài như Cây trúc xinh, Đi tìm câu hát lý thương nhau, Ra ngõ mà trông, Còn duyên Người ở đừng về... Ra nước ngoài biểu diễn chúng tôi thường hát những bài hát dân ca vì là tinh hoa nguồn cội của dân tộc và được các bạn quốc tế rất nồng nhiệt đón nhận.

- Với sự lãng mạn của một nghệ sĩ người ta nghĩ rằng nghệ sĩ khó làm quản lý được, anh có vẻ là người đàn ông kết hợp được giữa lý trí và lãng mạn?

- Tôi trở lại từ vấn đề tôi là thầy giáo dạy Toán – công việc đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong cuộc sống, từ âm nhạc cho đến công tác quản lý. Tôi bận nhiều công việc, nhưng tôi đảm đương được hết, trôi chảy hết là do biết sắp đặt. Có những người nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy sẽ  bối rối và khó xử. Có những người không thành công trong cuộc sống bởi vì họ chưa cắt nghĩa công việc. Tôi có cái may có được những kiến thức toán học nên tôi có những thuận lợi hơn trong việc sắp xếp cuộc sống của chính mình. Nói tôi công thành danh toại cũng được: Nghề nghiệp ổn định, tiền tài không phải lo, cuộc sống gia đình yên ổn, nói chung tôi tạm hài lòng và tạm thấy đủ.

- Gia đình lớn của anh có ai làm nghệ thuật không?

- Hoàn toàn không, bố tôi và các cô các chú đều làm khoa học và làm sư phạm, đến lượt tôi cũng vậy. Thế nhưng máu nghệ thuật đã “chuyển ngành”, sau đó các em theo tôi hết, em trai tôi hiện có một người là ca sĩ quân đội – cũng đang rất thành công với dòng ca cách mạng (Giải Nhất tiếng hát truyền hình Hà Nội), các em sau nữa đều làm thầy giáo dạy nhạc – giảng viên tại các trường Đại học – Cao đẳng.

- Làm một người đàn ông của nghệ thuật, cách anh giữ vững tình yêu và hạnh phúc gia đình sau hơn 30 năm qua là gì?

- Cái chính là lòng tin, chứ mất lòng tin thì khó lắm, vợ tôi tin tôi và điều đó níu giữ bước chân tôi được. Bí quyết của hạnh phúc gia đình nằm ở chính niềm tin của phụ nữ: Niềm tin của người phụ nữ là điểm tựa của người đàn ông. Hơn nữa, tuy tôi là nghệ sĩ nhưng tôi có chất của một nhà giáo, nhà sư phạm, tôi đã sống và xử sự thế nào vợ mới tin tôi chứ. Các đồng nghiệp trong đoàn cũng chưa bao giờ nói được rằng: “Anh Thủy không đứng đắn” (cười) nhưng không phải tôi không lãng mạn, nói chung, tôi có sự chừng mực.

- Anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1997. Anh có đón chờ danh hiệu NSND?

- Đó là danh hiệu hết sức cao quý và tôi đã đủ tiêu chuẩn để xét thưởng, cộng với những năm tháng cống hiến gắn bó với sự nghiệp, cuối năm nay tôi sẽ làm hồ sơ. Tuy nhiên danh hiệu chỉ là một phần, điều quan trọng là tôi đã được sống với nghề, làm nghề bằng tâm huyết bằng đam mê bằng tình yêu và tôi được đón nhận những tình cảm nồng hậu của khán giả. Danh hiệu có thì tốt quá không thì tôi cũng không lấy làm nặng nề.

- Trân trọng cảm ơn anh!
 
 
Mai Trang
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 3 giờ trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 4 giờ trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Minh Tuyết và chồng doanh nhân Việt kiều là cặp đôi nổi tiếng trong làng giải trí bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Giải trí - 5 giờ trước

Những clip nấu ăn ở quê của Huỳnh Anh Tuấn và Khánh Huyền nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Chiều 26/4/2024, Trà My cùng các nghệ sĩ đã tham gia chương trình "Trao yêu thương 3" tại bệnh viện. Ngoài việc mang lời ca tiếng hát, chương trình còn tặng những phần quà ý nghĩa cho người bệnh đang điều trị.

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

Giải trí - 8 giờ trước

NSND Trần Nhượng và NSND Việt Anh đều lận đận trong chuyện tình cảm. Khi về già, họ chọn sống một mình.

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Trương Minh Cường về Việt Nam đóng 'Lật mặt 7: Một điều ước' sau thời gian dài trầm cảm và 12 năm không đóng phim.

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Giải trí - 12 giờ trước

"Tôi đùa thôi, anh Đàm Vĩnh Hưng không ác được" – Mỹ Linh nói.

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Bố 'bé' Xuân Mai, ca sĩ Tuấn Cảnh hiện tại có cuộc sống vất vả, chính bản thân anh cũng nhận mình xơ xác hơn bình thường. Mới đây, anh quyết định rao bán quán phở để mở tiệm nail (làm móng).

Top