Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ nhà báo mắc ung thư và hơn 200 ngày xin sữa cho con

Thứ bảy, 08:12 22/06/2019 | Y tế

Gần 10 năm chuyên trách mảng y tế, Hà Thu không lạ gì căn bệnh ung thư. Thế nhưng, tiềm thức của cô chưa bao giờ hình dung có một ngày nó xảy ra với chính mình.

Làm mẹ, ai cũng sẽ yêu con. Thế nhưng, mỗi người một cách. Người thể hiện một cách bản năng, người kín đáo lạnh lùng. Nguyễn Thị Hà Thu (32 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) thuộc kiểu làm mẹ số một. Những ai biết sẽ cảm nhận rất rõ rệt tình cảm, tâm huyết của cô dành cho hai con trai. Cuối năm 2018, cô bỗng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp, lúc này, con trai thứ 2 mới tròn 3 tháng tuổi.

Phải khó khăn lắm, phóng viên mới thuyết phục được Hà Thu chia sẻ câu chuyện của mình. Cô bảo mình không phải là câu chuyện đặc biệt. Cô cũng sẽ như bao người mẹ khác, có thể làm tất cả vì con của mình. “Sau tất cả, không phải là nhà báo, không phải bệnh nhân ung thư, tôi chỉ là một người mẹ mà thôi”, Hà Thu nói.

Nhất ông, nhì bố, ba bà, mẹ là bét

Đó là thứ tự yêu thích của Coca (tên gọi ở nhà của bé Bá Tiến Lực, 11 tháng tuổi, con trai út của vợ chồng Hà Thu). Thấy bố, Coca toét miệng cười, dùng chiếc ghế nhựa làm phương tiện di chuyển, nhanh chóng tiến về phía bố. Hà Thu đứng cạnh với tay vẫy con, cu cậu không thèm nhìn mẹ, chỉ thích vui đùa cùng bố. Thấy ông nội bước vào, cậu bé lại chạy sang tíu tít với ông.

Còn với Bika (tên gọi ở nhà của bé Bá Tiến Lộc, 3 tuổi, con trai đầu của Hà Thu), mẹ vẫn là số một. Mỗi đêm ngủ, cu cậu vẫn đòi được ngủ cùng mẹ.

Hà Thu tự hào vì có thể gửi gắm cả hai con cho ông bà, thế nhưng, nhìn đứa con đang độ tuổi khờ dại chỉ quấn quýt bên bố và ông bà, cô không khỏi chạnh lòng. Trước đây, với đứa con này, cô là người gần gũi nhất. Sau một tháng phải cách ly vì uống Iốt phóng xạ I-131 (một loại phóng xạ dùng điều trị ung thư tuyến giáp) trở về, Coca thậm chí trở nên lạ lẫm với mẹ.

“Mắc ung thư tuyến giáp không phải là điều tồi tệ. Điều kinh khủng nhất của nó là bắt người bệnh phải cách ly người thân, đặc biệt là con nhỏ”, Hà Thu bất chợt trào nước mắt khi nhớ lại.

Khác với các căn bệnh khác, người mắc ung thư tuyến giáp phải dùng Iốt phóng xạ (I-131) để uống. Toàn thân nhiễm phóng xạ khiến họ phải cách ly. Sau khoảng một tuần, họ có thể tiếp xúc với người thân ở mức hạn chế, riêng đối với ba đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai và người già, họ cần cách ly trong thời gian khoảng một tháng.

Tháng 12/2018, Hà Thu phát hiện mắc ung thư. Ba tháng sau, cô bước vào đợt uống Iốt đầu tiên, lúc này, con trai Coca của cô mới 3 tháng tuổi. Cô tuyệt nhiên không được gặp hai con. Nỗi khao khát được hít hà, ôm các con trong vòng tay từng khiến cô “phát điên”. Chính vì vậy, giờ đây, được ngồi bên cạnh các con là điều cô trân quý nhất.

“Khi ở phòng xạ trị, tôi và 4 chị em khác đều có con nhỏ, đều có nhà mà không được về. Cả 5 rủ nhau đi du lịch cho khuây khỏa nhưng rồi đi đến đâu, chúng tôi cũng nhớ nhà, nhớ con da diết. Nhìn chỗ nào tôi cũng chỉ ao ước giá như có cả nhà ở đây. Nằm chăn ấm đệm êm cũng không thể bằng cảm giác được ở nhà” - nỗi ám ảnh đến mức chỉ cần nhắc đến, kể cả đang cười, nước mắt cô cũng dễ dàng chảy ra.

Sau đó, cô quyết định về nhà. Các con được đưa vào nhà bác ở cùng ông bà. Mỗi ngày, cô chỉ biết lấy việc may vá làm thú vui, quên đi nỗi nhớ con. Sau một tháng cách ly, Hà Thu mừng rỡ chạy lại ôm con, nhưng Coca bỗng khóc thét, nhìn mẹ như người xa lạ.

“Lúc đi xa, con chỉ mới chập chững bò, lúc mẹ về, con đã biết ngồi vững, bò khắp nhà. Con không còn theo mẹ, thậm chí, thấy mẹ là gào lên. Chạnh lòng vô cùng. Tôi phải mất một tháng làm quen, cu cậu mới biết mẹ”, Hà Thu kể.

Xin sữa là điều duy nhất mẹ có thể làm cho con

Điều đầu tiên Hà Thu làm khi biết mình trở thành bệnh nhân ung thư là cúi xuống nhìn khuôn mặt con trai đang hau háu ôm trọn bầu vú mẹ. Nước mắt trào ra, cô thương đứa con mới 3 tháng tuổi đang cần mẹ hơn bao giờ hết.

Một tuần chuẩn bị để lên bàn mổ, cô chạy đi khắp nơi, lên khắp các diễn đàn, hỏi thăm bạn bè để xin sữa cho con. Khi chiếc tủ đầy, cô mới yên tâm lên bàn mổ.

Hà Thu chỉ vào chiếc tủ lạnh, kể tên rành rọt từng người đã cho cô xin sữa: “Em Hải Anh, em Vân phòng quốc tế, chị Thu cùng phòng thời sự, chị Nhung VTC 14, cái Hà báo Zing,… nhiều lắm. Ai thừa tôi cũng xin. Có người biết hoàn cảnh, họ gọi đến rồi cho sữa. Có người còn đi xin cho mình. Thế nên, may mắn kể từ lúc cai sữa đến nay, Coca chưa thiếu sữa ngày nào. Giờ con đã được gần 11 tháng rồi”.

“Người ta mổ xong thì đau vết mổ. Nhưng tôi lại đau ngực vì căng sữa. Bác sĩ phải cấp tốc dùng máy hút sữa cho tôi vì sợ áp-xe, ảnh hưởng tới vết mổ. Tôi chỉ muốn mổ xong lại cho con ti tiếp, nhìn ánh mắt cầu cứu của con những ngày đầu không chịu ti bình, gào thét đòi mẹ, tôi không nỡ”, Hà Thu kể. Nhưng, cuối cùng, cô chỉ có thể cho con ti thêm một tháng. Bác sĩ chỉ định xạ trị ngay lập tức để tránh căn bệnh di căn xa. Cô buộc cai sữa cho con.

Bây giờ cô có thể cầm bình cho con ti dễ dàng. Để có ngày hôm nay, cả gia đình cô phải trải qua một cơn khủng hoảng thực sự khi đứa trẻ 3 tháng tuổi đột ngột phải dừng ti mẹ, chống đối khi chưa từng được mẹ tập ti bình. Đó là những đêm trằn trọc, gào thét, là ánh mắt cầu cứu, đòi mẹ. Mẹ thấy con nhưng không được lại gần. Ngực căng vì sữa nhưng không thể cho con ti.

“Con thèm mẹ, nhưng thực sự, mẹ còn thèm được cho con ti hơn. Chỉ cần được cho con ti là hạnh phúc. Lúc đó, tôi thấy bất lực vô cùng. Và xin sữa là điều duy nhất tôi có thể làm cho con”, Hà Thu nói.

Mình chưa chết được đâu

Hà Thu là phóng viên chuyên trách mảng y tế của kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Công việc cho cô nhiều kiến thức về ngành y tế, bệnh học và sức khỏe con người. Bản tin ngày hôm nay do cô làm biên tập có tới 2 nội dung liên quan tới trẻ nhỏ, một là tử vong do tiêm vắc xin, hai là bắt cóc trẻ em. Cô bảo có lẽ do bản năng làm mẹ nên cô nhạy cảm hơn với những tin tiêu cực trẻ em.

Công việc của một nhà báo cũng giúp cô có bản lĩnh khi mắc bệnh. Tháng 12/2018, “Làm chuyển tuyến đi em” - tin nhắn từ bác sĩ Phương - người Hà Thu nhờ đọc kết quả giúp cô hiểu mình chính thức trở thành bệnh nhân ung thư. Đặt con xuống giường, với nghiệp vụ của một nhà báo, cô lục tung các tài liệu, tìm hiểu về căn bệnh nhanh nhất có thể. “OK, không chết được”, cô nói với bản thân sau khi hiểu về căn bệnh của mình. Đây là một thể bệnh nhẹ trong ung thư, có tới 95% có thể chữa khỏi. Cuối cùng, cô lại là người đi trấn an gia đình.

Ngay từ khi chưa lấy chồng, nữ nhà báo có cơ hội làm đề tài về hành trình xin sữa xuyên Việt. Từ đó, cô luôn tâm niệm sữa mẹ là điều quý giá nhất với con. Cô từng chứng kiến một bé sơ sinh phải cấp cứu ngay trong đêm khi trào ngược và nôn ra dịch đen vì bị cho uống sữa công thức quá no.

Con trai đầu của Hà Thu được mẹ cho ti tới tận 2,5 tuổi, thậm chí, ti song song lúc cô đang mang bầu đứa thứ 2. Chính vì vậy, việc phải cai sữa khiến con trai thứ hai của cô thiệt thòi hơn cả.

Trải qua biến cố của cuộc đời, Hà Thu tâm niệm những khoảnh khắc của hiện tại mới thực sự là quý giá nhất. Cô dành nhiều thời gian bên các con. Anh Nguyễn Bá Văn - chồng chị lại là một người hết mực vì vợ con. Từng thấy ánh mắt anh ngấn lệ, giấu không để vợ thấy, Hà Thu càng cảm thấy mình là người may mắn. “Sau tất cả, tôi là một người may mắn. Một người chồng yêu thương, bố mẹ thấu hiểu và được ở bên các con. Tôi không cần gì hơn”, cô nói.

May mắn, việc nuôi con bằng sữa mẹ của Hà Thu được chồng và bố mẹ chồng ủng hệ hết mình. Bà Nguyễn Thị Chưng (60 tuổi, mẹ chồng Hà Thu) cho biết mỗi ngày, Coca ti được một lít sữa mẹ. Dù đã ăn dặm, với cậu, sữa mẹ vẫn là món khoái khẩu nhất.

Hàng ngày, bà Chưng và chồng trông nom hai cháu nội để con trai và con dâu yên tâm công tác. Hà Thu cho biết cô không phải là người cực đoan trong việc nuôi con. Việc xin sữa mẹ cho con cũng vậy.

"Thú thực, tôi chỉ nghĩ đơn giản, mình chỉ biết sữa công thức qua quảng cáo, còn bên trong chất lượng như thế nào, tôi không kiểm soát được, nên thôi sữa mẹ cho an toàn”, Hà Thu nói.

“Xin sữa không phải ai cũng làm được đâu. Bạn cũng cần nguồn sữa an toàn, không nhiễm bệnh, lấy sữa rã đông cho con ti cũng cần đúng cách. Nhiều người ái ngại khi thấy tôi ngược xuôi xin sữa, tôi không cần giải thích cho họ. Tôi chỉ làm hết mức có thể, tìm kiếm điều tốt nhất cho con trai mà thôi”, Hà Thu tâm sự.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top