Nữ sinh 19 tuổi mắc ung thư tuyến giáp chỉ vì thường xuyên làm thói quen này, ai không có xin chúc mừng
GĐXH - Một trong những thói quen xấu dẫn đến ung thư tuyến giáp ở giới trẻ đó là thức khuya. Thức khuya dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, miễn dịch suy giảm... từ đó có thể kéo theo bệnh tuyến giáp.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp liên tục tăng cao và ngày càng trẻ hóa. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay là do ảnh hưởng của lối sống. Các chuyên gia nhấn mạnh, mỗi lần thức khuya đồng nghĩa với việc đang làm suy giảm tuổi thọ tuyến giáp.

Thức khuya ảnh hưởng thế nào đến tuyến giáp?
Trao đổi về vấn đề này, Giáo sư Phó Vĩnh Thanh, Khoa Phẫu thuật Tuyến giáp, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) cho biết, vừa qua các bác sĩ đã điều trị cho một nữ bệnh nhân trẻ tuổi tên Tiểu Linh (19 tuổi), phát hiện mắc ung thư tuyến giáp ngay khi kiểm tra sức khoẻ trước khi vào đại học.
Điều tra bệnh sử, các bác sĩ đã phát hiện thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi thường ngày của nữ sinh này rất thất thường, đó là thường xuyên thức khuya và ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ. Điều may mắn nhất với nữ bệnh nhân này là phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Sau khi được điều trị và phẫu thuật, bệnh đã hồi phục khá tốt.
Bác sĩ giải thích, thức khuya sẽ dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, khả năng miễn dịch cũng bị suy giảm, từ đó có thể kéo theo bệnh tuyến giáp.
Bệnh tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết rất quan trọng trong cơ thể, nằm ở phía trước cổ. Vai trò của tuyến giáp đó là tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều...
Khi nội tiết bị rối loạn sẽ trực tiếp làm tăng áp lực lên chính tuyến giáp. Dẫn đến các triệu chứng như suy giáp, không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Trên thực tế, ung thư tuyến giáp tiến triển tương đối chậm và bệnh nhân thường có tiên lượng tốt. Nếu phát hiện sớm thì bệnh sẽ không gây nhiều nguy hiểm với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao.
Tuy nhiên, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh ung thư tuyến giáp có thể lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đáng chú ý, ung thư tuyến giáp thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh tiến triển, các triệu chứng nổ hạch ở cổ, khó nuốt hoặc khó thở, giảm cân đột ngột hoặc tăng cân, và mệt mỏi mới xuất hiện rõ ràng.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc ung thư tuyến giáp dạng thoái biến, các khối u trong tuyến giáp có thể di căn đến các hạch vùng cổ và trung thất, thậm chí đến gan, phổi và xương thông qua hệ bạch huyết.

Ảnh minh họa
5 nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp
Người ăn uống không khoa học
Những người ăn uống thất thường, ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, đồ ăn chế biến sẵn dễ tiến triển bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, việc ăn thiếu hay thừa I-ốt cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Việc bổ sung I-ốt không hợp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết hormone tuyến giáp.
Người hay thức khuya
Đáng nói, thức khuya ảnh hưởng lớn đến nội tiết. Bản thân tuyến giáp là một tuyến nội tiết, một khi bị rối loạn sẽ trực tiếp làm tăng áp lực lên chính tuyến giáp. Dẫn đến các triệu chứng như suy giáp, không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Người có thể lực kém
Một số người có khả năng miễn dịch tương đối thấp và đây cũng chính là đối tượng mà tế bào ung thư tuyến giáp hay hướng đến. Bởi vì khi có bất cứ mầm bệnh nào xuất hiện, miễn dịch không đủ khỏe để bảo vệ cơ thể, dẫn đến việc phát triển bệnh rất nhanh.
Người thường xuyên dùng thuốc nội tiết tố
Các loại thuốc nội tiết tố, thường là thuốc ăn kiêng và một số loại thuốc làm đẹp có tác dụng thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể, trong quá trình đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hormone của chính tuyến giáp. Sau một thời gian dài sẽ phá hủy sự cân bằng hormone tuyến giáp, từ đó gây ra các bệnh về tuyến giáp, bao gồm cả ung thư.
Người có người thân mắc ung thư tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp có yếu tố di truyền. Nếu một người trong gia đình bạn bị ung thư tuyến giáp, thậm chí có đến 2-3 người mắc cùng một loại ung thư thì bạn nên lập tức nghi ngờ đến xu hướng ung thư di truyền, hãy đi kiểm tra bằng xét nghiệm.
3 thực phẩm không nên ăn để ngừa bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa
Đồ ăn cay
Đối với bệnh nhân tuyến giáp cần phải lưu ý tránh ăn cay nếu không muốn kích thước khối u ngày càng tăng. Bởi vì vị cay sẽ kích thích vị giác, đồng thời sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, thúc đẩy bệnh tuyến giáp và làm bệnh nặng thêm. Vì vậy nếu không muốn khối u tuyến giáp to lên thì không nên ăn các món cay nóng.
Đồ ăn chứa nhiều muối
Đồ ăn mặn có chứa nhiều natri, sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ gây nên tình trạng cao huyết áp, ảnh hưởng nhất định đến tim mạch và mạch máu não. Đồng thời, việc tiêu thụ một lượng lớn natri cũng sẽ không tốt cho tuyến giáp, có thể khiến khối u tuyến giáp to ra.
Nội tạng động vật
Người bệnh tuyến giáp tốt nhất nên tránh nội tạng động vật. Các món giàu chất béo như nội tạng động vật không chỉ gây tăng cholesterol xấu trong máu, mà còn gây béo phì, tạo ra các cục máu đông… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến các u giáp, khiến chúng to ra mà còn làm tăng sinh các khối u ở những bộ phận khác trên cơ thể.

Nước thải điều hòa chớ đổ đi, công dụng của chúng sẽ khiến bạn bất ngờ

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 8 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 18 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.