Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai
GiadinhNet - Không chỉ biến cây tre thành những sản phẩm mỹ nghệ, tạo nguồn kinh tế mà chàng trai trẻ Thái Đăng Tiến (SN 1986, trú xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) còn cưu mang một số nhân công tàn tật của tộc người Đan Lai. Anh luôn tâm niệm phải có cách giúp người Đan Lai đi ra thế giới bên ngoài để tạo dựng cuộc sống mới vững vàng hơn…

Anh Tiến hướng dẫn tỉ mỉ cho anh La Văn Vinh tạo hình sản phẩm tre. Ảnh: Vũ Đồng
Biến tre thành đồ mỹ nghệ
Cuối năm, xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ của anh Tiến ở xã Châu Khê không ngơi nghỉ tiếng máy. Người cưa ống tre, người ngồi máy xử lý thân tre, người tạo hình sản phẩm. Riêng anh Tiến là người phải di chuyển nhiều nhất trong xưởng, bởi anh vừa chọn các phần của tre để công nhân xử lý, rồi lại đứng hướng dẫn cho anh La Văn Vinh (SN 1983, người Đan Lai - một người bị tật nguyền) tạo hình ưng ý nhất cho sản phẩm. Anh Tiến nói: "Muốn có các sản phẩm mỹ nghệ đẹp, mình phải tỉ mỉ. Hỏng một khâu là coi như dây chuyền bị bỏ. Xưởng mới thành lập nên tôi luôn phải hướng dẫn cụ thể từng người một. Nhất là các công nhân người Đan Lai không được lành lặn, lại chưa hề tiếp xúc với máy móc và em Lô Văn Bằng (SN 1996) bị thiểu năng trí tuệ".
Người "thai nghén" cho xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ bằng tre là anh Thái Đăng Dũng (SN 1990, em trai anh Tiến). Cách đây mấy năm, anh Dũng nhận được đơn hàng cung cấp tre, mét làm nguyên liệu cho nhiều sơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ. Nhận biết đây là nghề có thể tạo sản phẩm kinh tế lại tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong bản làng, anh Dũng bàn với anh Tiến: "Quê mình bạt ngàn tre, mét. Lợi thế như vậy sao ta không làm đồ mỹ nghệ? Sao cứ phải nai lưng vác từng cây tre bán giá bèo bọt? Phải tạo ra giá trị mới cho cây tre ở quê hương mình".

Anh Tiến giới thiệu về sản phẩm ấm trà đặc biệt được làm từ gốc tre.
Ý tưởng tạo giá trị mới cho cây tre được hai anh em bàn bạc, thống nhất với mục tiêu biến cây tre, cây mét thành sản phẩm mỹ nghệ. Nhưng cái khó là học việc ở đâu. Các khâu xử lý tre, mét thế nào cho hiệu quả. Không phải đơn giản cứ lấy tre về ngồi làm đồ mỹ nghệ được. Phải xử lý hàng chục khâu để các sản phẩm vừa đẹp, vừa không mối mọt, sử dụng được lâu dài.
Anh Tiến nghĩ thế rồi ra Thanh Hóa tìm một cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ uy tín để học việc. Nhiều tháng học hỏi, anh nắm vững được một số khâu xử lý tre, mét. Tuy nhiên, việc xử lý phía trong ống tre, mét vẫn là bài toán khó với anh. Đây là khâu quan trọng nhất, xử lý rất khó khi phía trong ống tre, mét mềm, nhiều nước. Khâu này các cơ sở sản xuất thường giấu bởi đây bí quyết nghề nghiệp.
Khó nhưng anh Tiến không chịu lùi bước. Anh xách ba lô đến các cơ sở sản xuất khác quyết tâm học hỏi. Rồi anh cũng dần biết được mẹo mực xử lí bài toán khó này. Anh nói: "Một số cơ sở dùng giấy nhám đánh kỹ phía trong ống tre. Việc này khiến người thợ mất rất nhiều thời gian. Tôi nghĩ ra cách dùng máy áp lực thổi cát vào trong các ống tre. Việc này vừa làm khô bên trong ống tre, vừa nhanh, lại hiệu quả, ít chí phí".


Các sản phẩm mỹ nghệ được làm từ tre của miền Trà Lân.
Giải quyết được khâu khó bậc nhất này hai anh em rất vui. Nhưng các khâu khác cũng rất quan trọng. Tre mua về phải luộc với muối 2 ngày để diệt khuẩn, triệt tiêu lượng đường trong cây tre để chống mối mọt. Sau đó đến công đoạn sấy, tạo hình. Khi đã hình thành sản phẩm ưng ý, công nhân phải cho sản phẩm sấy lại để độ ẩm dưới 10% rồi sơn lớp sơn an toàn xong phải sấy lại lần cuói. Từ đó, sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Quá trình sản xuất, anh Tiến cho thấy, những bộ phận của cây tre Trà Lân đều trở thành nguyên liệu tốt cho các sản phẩm đa dạng. Thân tre để làm cốc, ấm, bình đựng hoa, đồ trang trí… cành thì làm tay cầm, vòi nước. Gốc tre sẽ để làm những ấm trà đặc biệt nhưng để khoét lõi đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng bởi chỉ cần lưỡi dao đi chệch một tí thì coi như bỏ. Các sản phẩm chế tác từ phần gốc, rễ của cây tre dù cùng chủng loại cũng không thể giống nhau mà sẽ mang nét riêng biệt.
Tuy vừa mới đi vào sản xuất, nhưng sản phẩm của xưởng mỹ nghệ này đã được một số công ty du lịch đặt hàng. Anh Tiến vui nói: "Nhận được điện thoại đến xem hàng rồi các công ty du lịch đặt vấn đề cung ứng các sản phẩm này cho họ, tôi mừng phát khóc. Anh em công nhân có những ngày phải làm việc suốt đêm để có hang bàn giao cho họ. Bước đầu tuy vất vả nhưng được khách hàng tín nhiệm, đánh giá cao sản phẩm, chúng tôi vui lắm".
Những người thợ Đan Lai

Những người thợ miệt mài tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ từ tre độc đáo.
Một niềm vui nữa đối với anh Tiến là những người thợ Đan Lai không được lành lặn đã dần làm quen với máy móc công nghiệp. Họ đã nói chuyện cởi mở hơn, làm việc thuần thục hơn. Quan trọng nhất là họ có niềm tin vào cuộc sống.
Thắc mắc vì sao xưởng mới thành lập nhưng anh Tiến lại chọn 4 công nhân "đặc biệt" với 3 người Đan Lai không được lành lặn, một người bị thiểu năng trí tuệ. Anh kể: "Một chuyến đi từ thiện vào vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát - nơi có đông tộc người Đan Lai sinh sống, tôi thấy cuộc sống của họ đang còn khốn khó. Tộc người lại sống khép kín nên rất lạc hậu. Lúc đó, tôi để ý thấy 3 người Đan Lai bị dị tật ở chân nhưng đôi bàn tay của họ rất khéo léo đang ngồi đan rổ rá. Tôi liền thuyết phục họ mạnh dạn thoát khỏi "chốn thâm sơn cùng cốc", ra xưởng của tôi làm việc, ra với thế giới văn minh để có cuộc sống tốt hơn. Phải đến 4-5 lần ngồi thuyền máy ngược dòng sông Giăng vào tận bản thuyết phục thì họ mới đồng ý".

Anh La Văn Vinh đã thành thạo sử dụng máy móc trong công việc.
Giờ những người thợ Đan Lai đã dần quen với máy móc, đã tự tay làm được những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Theo anh La Văn Vinh - một thanh niên người Đan Lai: "Nếu cứ ở trong bản, tôi chẳng bao giờ biết đến máy móc, làm ăn kinh tế là gì. Có cái máy thì công việc sẽ nhanh hơn. Tôi đang học việc nhưng mỗi tháng cũng được trả công 3 - 4 triệu đồng. Đây là số tiền rất lớn đối với dân làng chúng tôi. Cứ có dịp về bản là tôi khuyên bà con hãy ra bên ngoài lao động mới thay đổi bản làng".
Điều anh Tiến tự hào nhất là em Lô Văn Bằng dù bị thiểu năng trí tuệ nhưng sau một thời gian làm thợ đã hòa nhập được với mọi người. Trước đây Bằng ít nói, lầm lì ngại tiếp xúc nhưng khi về xưởng thì rất thích nhìn anh Tiến sử dụng máy phun cát bằng áp lực hơi. Bởi vậy, anh Tiến bày luôn cho Bằng sử dụng máy này. "Giờ Bằng đã thành thạo kỹ thuật này. Tôi không ngờ Bằng bị thiểu năng trí tuệ lại là người xử lý khâu quan trọng nhất để hình thành nên sản phẩm mỹ nghệ", anh Tiến vui vẻ kể.
Vũ Đồng

Giá xe ô tô Honda tiếp tục giảm sốc, rẻ không tưởng, cơ hội mua Honda CR-V, Honda Civic giá bèo
Giá cả thị trường - 8 giờ trướcGĐXH - Giá xe ô tô Honda tiếp tục được ưu đãi giảm mạnh tay trong tháng 4 nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.

Người phụ nữ ở Bình Dương kiếm tiền tỷ từ số vốn 31 triệu mua đôi mèo khổng lồ
Xu hướng - 9 giờ trước7 năm qua, người phụ nữ ở Bình Dương đã quen với những đêm thức trắng canh mèo đẻ, chăm sóc mèo con kỹ lưỡng, tỉ mỉ như chăm trẻ sơ sinh.

Loại quả Việt quen thuộc có nhiều công dụng ‘thần kỳ’ với sức khỏe đang vào vụ ngọt nhất trong năm bán đầy chợ giá vài chục nghìn đồng/kg
Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trướcGĐXH - Loại quả nội địa này bán đầy chợ Việt với giá vài chục nghìn/kg, được nhiều người ưa chuộng bởi ăn giòn tan, ngọt mát, lại có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe.

9 tháng năm 2025, Bộ Công thương bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước như thế nào?
Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 4/4, tại buổi họp báo thường kỳ Quý I/2025 của Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ cho biết, trong những tháng tiếp theo, ngành Công thương sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa bằng nhiều giải pháp.

Vụ kẹo rau củ Kera: Xử phạt hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt
Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trướcGĐXH - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan vụ việc kẹo rau củ Kera.

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện
Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trướcGói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện của ABBANK được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các nhà thầu trong việc huy động vốn, từ giai đoạn đấu thầu đến khi quyết toán hợp đồng.

Trà Cascara Thái Công: Siêu phẩm từ bí ẩn đến cơn sốt
Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trướcTrà Cascara – thức uống đặc biệt từ vỏ cà phê – đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng sau khi nhà thiết kế Thái Công chia sẻ đoạn video về loại trà này

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 4/4/2025
Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trướcGĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 4/4/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Chỉ 3 tháng đầu năm 2025, hàng chục tấn thực phẩm bẩn 'suýt' đến tay người tiêu dùng Hà Nội
Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 4/4, Bộ Công thương cho biết, tính từ ngày 16/12/2024 đến ngày 31/3/2025, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra 6.222 vụ, xử lý 5.648 hành vi vi phạm; thu nộp NSNN trên 90 tỷ đồng. Trong đó, hàng chục tấn thực phẩm bẩn, hàng hóa không rõ nguồn gốc đã kịp thời được ngăn chặn.

Ngành đường sắt linh hoạt tăng giảm giá vé, bổ sung thêm nhiều chuyến phục vụ hành khách dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5
Giá cả thị trường - 12 giờ trướcGĐXH - Công ty cổ phần Vận tải đường sắt vừa công bố kế hoạch chạy tàu phục vụ hành khách dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5.

Quýt sim giá siêu rẻ có xuất xứ từ đâu?
Sản phẩm - Dịch vụGĐXH - Theo nhiều tiểu thương, quýt sim đang được rao bán với mức giá siêu rẻ trên thị trường là của Cao Bằng, tuy nhiêu nhiều người sinh sống tại Cao Bằng lại cho rằng nơi đây không hề trồng loại quýt này.