Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phải tiêm dự phòng vitamin K, vì sao?

Thứ sáu, 12:31 27/04/2018 | Sống khỏe

Vợ tôi mang thai con đầu lòng tháng thứ 8. Chúng tôi có tìm hiểu các thông tin về việc tiêm phòng cho bé, trong đó có mũi tiêm vitamin K sau sinh.

Tôi chưa hiểu rõ vì sao phải tiêm mũi này. Xin báo giải thích giúp. Tôi xin cảm ơn.

Trần Văn Bản (TP.HCM)

Để giúp bạn hiểu về vitamin K, chúng tôi xin giải thích như sau: Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo, chúng thường được “lưu trữ” trong mô mỡ và gan. Vitamin K là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo các yếu tố đông máu cho cơ thể. Ở trẻ lớn và người lớn, cơ thể được cung cấp vitamin K từ các vi khuẩn đường ruột và thức ăn. Vitamin K có ba loại, gồm: vitamin K1, K2, K3. Trong đó, vitamin K1 là loại vitamin tự nhiên, được bệnh viện sử dụng để tiêm cho trẻ nhiều nhất.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa xuất huyết não - màng não ở trẻ.
Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa xuất huyết não - màng não ở trẻ.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu vitamin K, bởi trẻ khó hấp thu vitamin này từ nhau thai nên lượng dự trữ vitamin K ở trẻ mới sinh rất thấp. Đa số trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ, nhưng hàm lượng vitamin K có trong sữa mẹ thấp, không đủ để bổ sung cho trẻ. Hệ vi khuẩn ở ruột của trẻ chưa phát triển nên chưa tổng hợp được vitamin K dẫn đến nhiều trẻ sinh ra đều có khả năng thiếu loại vitamin này.

Khi trẻ sơ sinh thiếu vitamin K rất dễ bị xuất huyết, bao gồm xuất huyết đường ruột, nội tạng, xuất huyết não... Trong đó thường gặp nhất là xuất huyết não, màng não gây ra tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho trẻ sau này.

Do đó, để hạn chế những biến chứng do thiếu vitamin K ở trẻ, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vitamin K1 khi trẻ mới sinh trong khoảng 6 giờ đầu. Đây cũng là loại vitamin hầu như không gây ra dị ứng, hay biến chứng sau tiêm, tuy nhiên trẻ vẫn cần phải được theo dõi sau tiêm trong vòng 6 tiếng. Trong giai đoạn sơ sinh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi để tiêm nhắc lại vitamin K1 khi có các dấu hiệu chảy máu.

Đây là một biện pháp dự phòng chủ động về xuất huyết cho trẻ. Ngoài ra, vitamin K1 còn có thể tiêm để điều trị cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nếu trẻ bị rối loạn đông máu, xuất huyết trong, xuất huyết tiêu hóa...

Theo BS. Nguyễn Thị Thúy/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Top