Phân biệt các loại khoai phổ biến tại Việt Nam
Ngoài khoai tây, khoai lang quá quen thuộc, Việt Nam còn nhiều loại khoai khác nữa mà có thể nhiều bạn trẻ không biết cách nhận diện, phân biệt.
Khoai là nguồn lương thực quan trọng, mỗi loại có đặc điểm, hương vị đặc trưng, phù hợp với các công thức chế biến và khẩu vị khác nhau. Sự đa dạng này không chỉ làm phong phú thêm nền ẩm thực Việt mà còn đa dạng hóa nguồn dinh dưỡng.
Phân biệt các loại khoai phổ biến
Ngoài khoai lang và khoai tây, nhiều loại củ khác cũng được người Việt gọi là khoai. Chúng là loại thực phẩm cung cấp lượng tinh bột dồi dào, đồng thời chứa nhiều vi chất dinh dưỡng quý giá, là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon.
Khoai lang
Khoai lang có lớp vỏ mỏng với nhiều màu sắc khác nhau như tím, vàng, đỏ, hoặc trắng. Màu sắc ruột khoai cũng rất phong phú, mọi người thường dựa vào đó để đặt tên giống khoai như khoai lang trắng, khoai lang vàng, khoai lang tím.
Khoai lang thường có vị ngọt bùi, mềm, và thơm. Loại củ này chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, và chất chống ôxy hóa. Khoai lang có thể được nướng, luộc, chiên, hầm hoặc dùng làm bánh.

Khoai lang có nhiều loại với màu sắc khác nhau. (Ảnh: Washington Post)
Khoai tây
Khoai tây có lớp vỏ mỏng, trơn, thịt màu vàng hoặc trắng, tùy loại; kích thước củ đa dạng, có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Khoai tây có vị bùi, ít ngọt hơn so với khoai lang.
Khoai tây là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào và nhiều vitamin C, vitamin B6. Ứng dụng của nó cực kỳ rộng, ngoài chiên, nướng, luộc thì còn được dùng làm món súp, hầm, nghiền, salad, chế biến mỳ, bánh...

Khoai tây là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. (Ảnh: Allrecipes)
Khoai môn
Củ khoai môn có kích thức lớn, vỏ màu nâu, có nhiều đường vân ngang. Dựa vào đặc điểm phần ruột, có thể thấy khoai môn cũng có rất nhiều loại như khoai môn tím, khoai môn trắng, khoai môn sáp vàng.
Khoai môn thường được sử dụng để nấu canh, hầm hoặc làm bánh. Khi nấu lên, khoai môn mềm mịn và có vị bùi bùi. Loại củ này cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6, folate và các khoáng chất như magiê, sắt, kẽm, phốt pho, kali.

Khoai môn có kích thước lớn, quanh vỏ có nhiều đường vân ngang. (Ảnh: Destined247)
Khoai sọ
Khoai sọ có kích thước nhỏ, hình bầu dục hoặc tròn, vỏ mỏng với nhiều vân nâu đen bên ngoài. Thịt bên trong có màu trắng ngà hoặc trắng xanh. Khoai sọ dẻo, có vị bùi, béo và thơm nhẹ đặc trưng. Nó thường được dùng để nấu canh, hầm với thịt hoặc làm bánh khoai.
Ngoài hàm lượng lớn xơ và tinh bột, khoai sọ còn giàu canxi, sắt, mangan, vitamin C, vitamin E…

Khoai sọ thường được dùng để nấu canh hoặc luộc. (Ảnh: Mountain Farmers)
Khoai mỡ
Khoai mỡ có vỏ màu nâu đen, thịt bên trong màu tím nhạt hoặc trắng. Kết cấu của khoai mỡ thường giòn và mềm mịn. Nó có vị ngậy, béo và hơi dẻo, thường không ngọt bằng khoai lang.
Khoai mỡ thường được nấu canh hoặc hầm với thịt, có thể dùng cho món xào hoặc chiên. Loại thực phẩm này cung cấp nhiều natri, kali, vitamin C...

Khoai mỡ có giá trị dinh dưỡng cao. (Ảnh: Vinmec)
Khoai từ (củ từ)
Củ khoai từ có dáng dài, vỏ sần sùi, nhiều lông, phần thịt trắng mịn hơi ngà. Loại củ này có vị ngọt nhẹ, thơm, dẻo, thành phần dinh dưỡng gồm rất nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu rất cần con người như: Vitamin C, vitamin B5, magie, mangan, kali, thiamine, folate...
Khoai từ thường được dùng trong món canh, súp hoặc luộc, nướng, tùy theo sở thích.

Khoai từ. (Ảnh: Pinterest)
Khoai mỳ (củ sắn)
Khoai mỳ có thân dài, vỏ màu nâu thô ráp, ruột trắng. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc chấm đường hoặc hấp với nước cốt dừa. Khoai mỳ cũng được dùng nấu xôi, chè, làm bánh hay xử lý thành bột dùng cho nhiều món ăn khác.

Khoai mì là loại củ quen thuộc với người Việt. (Ảnh: Shutterstock)
Khoai đao (củ dong riềng)
Khoai đao thường được gọi là dong riềng vì có hình dáng giống củ giềng nhưng kích thước lớn hơn. Vỏ khoai màu đỏ tía, phần ruột có màu trắng. Khoai đao có hàm lượng chất xơ lớn nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Nó cung cấp ít calo nên cũng có lợi cho người muốn giảm cân.
Các chất dinh dưỡng khác trong loại củ này gồm vitamin B9, phốt pho kali, sắt...

Củ dong riềng là nguyên liệu để sản xuất miến dong. (Ảnh: Vnras)
Khoai dong trắng (củ dong)
Củ khoai dong trắng thon dài, màu ngà vàng, phần thịt màu trắng và nhiều xơ. Nó có vị ngọt, thanh mát, thường được luộc ăn trực tiếp và sản xuất miến dong.

Củ dong có nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Pinterest)
Khoai sâm (củ sâm đất)
Khoai sâm, đặc sản nổi tiếng của Lào Cai, có hình dáng khá giống với khoai lang, ruột màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Đây là loại củ nhiều nước, lượng tinh bột ít hơn các loại khoai khác, ăn sống sẽ có vị ngọt mát, luộc lên cũng ngọt ngào, dễ ăn. Khoai sâm có nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường...

Củ sâm đất có hình dạng giống củ khoai lang. (Ảnh: Pinterest)

Phương Oanh soạn bàn ăn ở nhà, gây chú ý vì ngỡ nhà hàng 5 sao
Ăn - 3 giờ trướcGĐXH - Mỗi lần Phương Oanh lên vlog đều khiến dân mạng quan tâm về những món đồ mà cô sử dụng.

Cách ngâm dâu tằm để được lâu, không bị nổi váng
Ăn - 3 giờ trướcBiết cách ngâm dâu tằm để được lâu, bạn có thể sử dụng siro dâu tằm trong thời gian lâu mà không bị nổi váng hay lên men chua.

Đây mới là nguồn protein lành mạnh nên ăn để phòng bệnh tiểu đường
Ăn - 3 giờ trướcGĐXH - Một chế độ ăn giàu protein chất lượng cao không chỉ hỗ trợ kiểm soát cân nặng mà còn giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, đặc biệt hữu ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

5 món ngon chế biến ăn hoài không chán từ thực phẩm giá rẻ như cho, đứng đầu giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên
Ăn - 17 giờ trướcGĐXH – Đây là thực phẩm rất rẻ nhưng lại được coi là đứng đầu giúp tăng chiều cao tự nhiên cho trẻ. Thực phẩm này cũng là nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon. Dưới đây, bạn có thể tham khảo 6 món ngon chế biến ăn hoài không chán, giúp tăng chiều cao cho trẻ.

Thực phẩm thay thế cơm dành cho người bị tiểu đường
Ăn - 18 giờ trướcGĐXH - Để thay thế cơm, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và ít đường, cụ thể sẽ có trong bài viết sau đây.

Đặc sản nức tiếng ở Tây Nguyên giá đắt đỏ, ăn béo ngậy, giòn giòn
Ăn - 21 giờ trướcCó vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến không ít thực khách nhìn sợ “xanh mắt” nhưng sâu và nhộng muồng lại được xem như đặc sản nức tiếng ở Tây Nguyên, vị béo ngậy và thơm.

Gan rất thích loại rau này nhưng hầu như mọi người không biết điều đó: Ăn 2 lần/tuần giúp dưỡng gan, thải độc tốt
Ăn - 21 giờ trướcMón ăn nấu từ loại rau này rất tốt cho gan.

MC Mai Ngọc tiết lộ cân nặng ở tháng cuối thai kỳ, tiết lộ thực đơn toàn món đơn giản, dễ làm, dinh dưỡng 'vào con không béo mẹ'
Ăn - 22 giờ trướcGĐXH - MC Mai Ngọc đang đếm ngược từng ngày để đón con đầu lòng, cô chuẩn bị mọi thứ chu đáo để gặp bé Panda. Dẫu vậy cô vẫn giữ được vóc dáng đáng mơ ước. Tất cả là nhờ thực đơn ăn uống được tính toán kỹ để dinh dưỡng vào con mà ít gây béo cho mẹ.

Loại hạt vô cùng quý, cực tốt cho người bị viêm khớp, rất dễ tìm mua vì nhiều nơi bán
Ăn - 22 giờ trướcGĐXH - Viêm khớp là một căn bệnh phổ biến, gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động của nhiều người. Tuy nhiên, một trong những cách giúp giảm bớt cơn đau và cải thiện tình trạng viêm khớp chính là thông qua chế độ ăn uống hợp lý.

30 ngày không lặp món: Cứ nhìn bảng này là biết hôm nay ăn gì!
Ẩm thực 360 - 1 ngày trướcGĐXH - “Hôm nay ăn gì?” không chỉ là câu hỏi cửa miệng, mà còn là nỗi “ám ảnh nhẹ” với hàng triệu người nội trợ hiện đại. Trong guồng quay tất bật, một danh sách món ngon mỗi ngày dễ nấu, đủ chất, tiết kiệm chính là vị cứu tinh giúp mỗi bữa cơm trở thành khoảnh khắc yêu thương trọn vẹn.

Các loại nước uống thanh nhiệt mát gan cực tốt
ĂnGĐXH - Nước uống thanh nhiệt giải độc không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn có những công dụng thanh lọc, hỗ trợ chức năng gan. Dưới đây là tổng hợp một số loại nước uống thanh nhiệt được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm.