Phát biểu của Giám đốc VP UNFPA khu vực châu Á – Thái Bình Dương
GiadinhNet - Dưới đây là nội dung bài phát biểu của bà Nobuko Horibe, Giám đốc VP UNFPA khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại hội nghị quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh.
![]() |
Bà Nobuko Horibe. |
Kính thưa Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân
Kính thưa Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế,
Kính thưa Quý vị đại biểu,
Kính thưa quý đồng nghiệp,
Kính thưa toàn thể quý vị,
Cảm ơn quý vị đã có mặt tại đây trong sự kiện rất quan trọng ngày hôm nay.
Thay mặt Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tôi hân hạnh được chào mừng quý vị đến dự Hội thảo quốc tế về mất cân bằng tỷsố giới tính khi sinh. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã cùng UNFPA tổ chức hội thảo này cũng như đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua nhằm khắc phục vấn đề mất cân bằng tỷ số giới tính. Tôi cũng xin cảm ơn Nhóm điều hành Một LHQ tại Việt Nam đã hợp tác với UNFPA tại văn phòng Trụ sở và các văn phòng khu vực và quốc gia để chuẩn bị chu đáo cho hội nghị.
Hiện nay, tính chung, toàn Châu Á đang “thiếu hụt” tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, một trong những hậu quả của tình trạng phân biệt giới.
Châu Á đang ngày càng trở thành một điểm nóng với nhiều tin tức, phóng sự về những hành vi, tập tục gây tổn hại cho trẻ em gái đã tồn tại lâu nay. Vấn đề phân biệt giới làm bùng phát những xu hướng lựa chọn giới tính khi sinh đáng báo động ở các nước Châu Á, từ đó ảnh hưởng đến những thế hệ sau này cũng như gây ra những ảnh hưởng về dân số nói chung trong bối cảnh dân số thế giới đạt ngưỡng 7 tỷ người ngay trong tháng này.
Chúng ta có mặt ở đây hôm nay vì những lo ngại sâu sắc về tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính tăng nhanh ở một số nước Châu Á. Kể từ thập niên 1990 khi lần đầu tiên Amartya Sen đưa vấn đề “thiếu hụt phụ nữ” ở Châu Á ra diễn đàn thế giới, chúng ta đã chứng kiến số con trai được sinh ra ở một số nơi tăng tới 25%, chủ yếu do lựa chọn giới tính trước khi sinh, bắt nguồn từ những tập quán văn hóa có gốc rễ từ xa xưa trong đó coi trọng con trai và hạ thấp giá trị của con gái.
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) chủ yếu ảnh hưởng đến các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, hoạt động của UNFPA tập trung chủ yếu vào những nước này, cũng như gần đây là Việt Nam và Nêpan sau khi phát hiện những dấu hiệu mất cân bằng đầu tiên, với các hỗ trợ kỹ thuật ở cấp khu vực và toàn cầu. Trong quá trình trên, sự cam kết của cả chính phủ và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng. Nhân dịp này, tôi cũng xin hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề trên ngay từ đầu. Nhờ đó, chúng ta đã thấy được nhiều mô hình tốt thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ đối với nghiên cứu và xây dựng chính sách. Mới đây, trước lo ngại về tỷ lệ sinh con trai quá cao, Chính phủ đã có chỉ thị cấm lưu hành trên 30.000 cuốn sách hướng dẫn cách sinh con trai theo ý muốn.
Hiện nay, như chúng ta thấy, ngày càng nhiều nước đang chứng kiến tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính, từ vùng Cápcadơ (Acmênia, Adecbaidan, Gioócgia) tới vùng Bancăng (Anbani, Kôxôvô, Maxêđônia CH Yugôslavơ cũ và Môngtenơgrô). Tỷ lệ lựa chọn giới tính khi sinh đang tăng ở mức đáng báo động khiến UNFPA phải kêu gọi các nước nhìn nhận lại vấn đề ở tầm toàn cầu để có thể đối phó một cách nghiêm túc hơn.
Tâm lý trọng nam phản ánh những ảnh hưởng kinh tế - xã hội và các truyền thống ăn sâu bám rễ, trong đó quy định chỉ con trai là được thừa hưởng tài sản, là người phụng dưỡng cha mẹ khi về già, lo việc ma chay, cúng giỗ và nối dõi tông đường, trong khi con gái bị coi là một gánh nặng vì cha mẹ phải lo chuẩn bị của hồi môn để rồi một khi đã lấy chồng thì con gái coi như không còn giá trị gì cho gia đình nữa.
Những truyền thống thâm căn cố đế này tạo áp lực lớn buộc người phụ nữ phải đẻ cho được con trai, từ đó ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh sản của họ, cũng như tác động đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Thực trạng này cũng đặt người phụ nữ ở vào một vị trí buộc phải chấp nhận vị thế thấp kém do chế độ trọng nam.
Khi quy mô gia đình giảm và các tiến bộ công nghệ mở ra nhiều lựa chọn hơn, hàng chục triệu thai nhi là con gái đã bị loại bỏ trong thế hệ qua. Kết quả là tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh gia tăng đáng kể ở Trung Quốc trong hơn 15 năm qua, cũng như ở Ấn Độ. Vì vậy, nhiều nam giới ở hai quốc gia này sẽ có thể phải đối mặt với một tương lai mà họ không thể tìm được vợ, từ đó làm nảy sinh nguy cơ bất ổn xã hội, bạo hành tình dục và nạn buôn bán phụ nữ ngày càng tăng.
Ngay hiện nay, số lượng người tìm vợ ở nước ngoài đã bắt đầu tăng, cũng như đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng “sức ép kết hôn” sẽ dẫn tới bất ổn xã hội như thế nào, cộng với việc phụ nữ Châu Á ngày càng lấy chồng muộn hơn và ít hơn so với trước.
Tình trạng phân biệt đối với trẻ em gái ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng là một nhức nhối xã hội, là sự vi phạm quyền con người và cần phải được xóa bỏ. Trẻ em gái cũng như trẻ em trai phải được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền lợi bình đẳng như nhau.
Chúng ta phải không ngừng nỗ lực và ưu tiên xây dựng các chương trình, chính sách khuyến khích những chuẩn mực, thái độ “nói không với phân biệt đối xử” bao gồm tâm lý trọng nam khinh nữ và những tập tục trái với đạo lý, như lựa chọn giới tính trước khi sinh.
Giải quyết vấn đề này chính là mục tiêu trọng tâm trong công tác của UNFPA. Trong hơn 20 năm qua, UNFPA đã phá vỡ những hủ tục để đi tiên phong với những chiến dịch chống lại hiện tượng này ngay từ trước Hội nghị quốc tế Cairô về Dân số và Phát triển (ICPD), kim chỉ nam của UNFPA trong công tác hiện nay. Trong những năm qua, UNFPA đã không ngừng cảnh báo về vấn đề trọng nam khinh nữ, cũng như làm việc với một loạt các bên liên quan và hỗ trợ các mạng lưới cộng đồng để vận động xã hội xóa bỏ hành vi lựa chọn giới tính khi sinh. UNFPA cũng không ngừng nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân viên y tế, thanh thiếu niên cũng như các chức sắc tôn giáo, lãnh đạo cộng đồng để thấy được lựa chọn giới tính chính là ủng hộ thái độ phân biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái.
UNFPA cũng đang nỗ lực khắc phục những tồn tại về thiếu hụt dữ liệu, như bằng cách giúp các nước nâng cao năng lực triển khai và phân tích các cuộc tổng điều tra và điều tra y tế nhân khẩu, cũng như xây dựng hệ thống đăng ký khai sinh, khai tử chính xác. Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về mất cân đối SRB, như những khác biệt trong nước và giữa các khu vực, dân tộc, tôn giáo, nhóm thu nhập.
Con đường phía trước
Kính thưa quý vị,
Tăng cường bình đẳng giới và thực thi luật, chính sách quốc gia về cấm lựa chọn giới tính đòi hỏi phải có những biện pháp khẩn cấp và có sự phối hợp của mọi ban ngành và xã hội, coi đây là một vấn đề về quyền con người và vạch rõ quá trình phát triển riêng của từng nước.Việc này đòi hỏi cam kết chính trị cao cũng như các biện pháp đồng bộ cho tới tận cộng đồng, nhằm khuyến khích thay đổi hành vi và khắc phục các vấn đề văn hóa – xã hội phức tạp. Chính vì vậy mà chúng ta có mặt tại đây hôm nay:các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội, học viện và đối tác của LHQ. Bằng cách tập hợp kinh nghiệm và năng lực, chúng ta sẽ thiết lập được các mạng lưới, gây dựng đối tác, các mối quan hệ hợp tác Nam-Nam và ba bên, từ đó đẩy mạnh biện pháp khắc phục tình trạng lựa chọn giới tính.
Hợp tác để đạt được mục tiêu chung này phải được coi là một ưu tiên. Chúng ta phải cùng nhau hành động để bảo đảm xã hội hiểu rõ rằng lựa chọn giới tính chính là phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái, và tình trạng này phải chấm dứt. Mọi người chúng ta đều biết bình đẳng giới chính là trọng tâm của tiến trình phát triển của mỗi nước.
Trong bối cảnh đó, UNFPA, cùng với WHO, UNICEF, OHCHR và cơ quan Phụ nữ LHQ đã cùng nhau lập một bản tuyên bố chung LHQ sẽ được trình bày trong hội nghị. Trong tuyên bố trên, chúng tôi sẽ tái khẳng định cam kết của mình trong việc khuyến khích và hỗ trợ các quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và quốc gia, các tổ chức xã hội và cộng đồng bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái, cũng như đấu tranh chống lại những biểu hiện nhiều mặt của nạn phân biệt giới, trong đó có vấn đề mất cân bằng tỷ số giới tính.
Tôi xin khẳng định một lần nữa cam kết của UNFPA trong việc hợp tác với Việt Nam cũng như hỗ trợ bằng mọi cách có thể ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để góp phần chấm dứt tình trạng này.
Xin cảm ơn quý vị.
PV (ghi)

'Bữa cơm tri ân - Ấm áp nghĩa tình'
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Chương trình "Bữa cơm tri ân - Ấm áp nghĩa tình" không chỉ là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, mà còn là dịp để giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân, qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

'Khối hoa hậu' của đoàn diễu binh: Vác kèn nặng gần 20kg, đi 9km giữa trời nắng gắt vẫn xinh như hoa
Đời sống - 7 giờ trướcHình ảnh các nữ quân nhân tham gia Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành tối 19/4 nhận nhiều chú ý trên MXH.

30/4 trong dòng chảy ký ức: Người Việt lưu giữ lịch sử qua từng thời đại
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Ngày 30/4 – biểu tượng của độc lập, hòa bình và đoàn tụ, vừa là một mốc son trong lịch sử dân tộc, vừa là mảnh ghép ký ức sống động trong trái tim của nhiều thế hệ người Việt. Từ đài radio thập niên trước, qua những trang báo in đến mạng xã hội thời nay, cách người Việt ghi nhớ ngày 30/4 không ngừng thay đổi. Dẫu phương tiện khác nhau, cảm xúc về ngày thống nhất vẫn nguyên vẹn qua từng thế hệ.

Chi tiết dự kiến 126 phường, xã mới cùng tên gọi sau sắp xếp ở Hà Nội
Thời sự - 8 giờ trướcHà Nội với 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, dự kiến giảm từ 526 phường, xã xuống còn 126

Vụ phát hiện thi thể nam thanh niên trên đường ở Khánh Hòa: Bị đồng nghiệp sát hại, mục đích gây phẫn nộ
Pháp luật - 8 giờ trướcHoàng và nạn nhân là đồng nghiệp cùng làm việc tại một công ty ở TP.Nha Trang.

Rơi xuống hố nước bể phốt, 2 cháu nhỏ tử vong thương tâm ở Lào Cai
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Hai cháu nhỏ trong lúc chơi gần khu vực đang xây dựng nhà mới của gia đình tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã không may bị rơi xuống hố nước bể phốt, dẫn đến đuối nước, tử vong thương tâm.

Ô tô đỗ trong ngõ ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt
Thời sự - 10 giờ trướcLực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ vụ cháy ô tô xảy ra trong ngõ 42 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội). Vụ cháy cũng khiến một ô tô khác hư hại.

1 người tử vong khi dỡ nhà ở TPHCM, cảnh sát phong tỏa hiện trường
Thời sự - 12 giờ trướcTrong lúc tháo dỡ, bức tượng của ngồi nhà cũ ở TPHCM bất ngờ sập xuống, vùi lấp một người đàn ông khiến nạn nhân tử vong.

Xe ô tô cháy trơ khung khi đang đỗ trong ngõ ở Hà Nội
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Sáng 20/4, chiếc xe ô tô con trong lúc dừng đỗ trong ngõ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Thót tim cảnh người đi xe máy gặp tai nạn nghiêm trọng do trái bóng bé trai vô tình làm rơi
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chơi bóng trên vỉa hè đã vô tình làm lăn bóng xuống đường khiến người đi xe máy cán trúng, gặp tai nạn nghiêm trọng.

Các loại giấy tờ sử dụng đất bắt buộc phải có khi làm sổ đỏ 2025
Đời sốngGĐXH - Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". Khi muốn làm sổ đỏ người dân cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì?